TCVN 7087:2008 Tiêu chuẩn Việt Nam về Ghi nhãn thực phẩm bao gói sẵn

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 7087 : 2008
CODEX STAN 1-2005
GHI NHÃN THỰC PHẨM BAO GÓI SẴN
Labelling of prepackaged foods
Lời nói đầu
TCVN 7087 : 2008 thay thế TCVN 7087 : 2002;
TCVN 7087 : 2008 hoàn toàn tương đương với CODEX STAN 1-2005 (CODEX STAN 1 ban hành năm 1981, được soát xét vào các năm 1985, 1991 và được sửa đổi bổ sung vào các năm 1999, 2001, 2003 và 2005).
TCVN 7087 : 2008 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC/F5 Vệ sinh thực phẩm và chiếu xạ biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

GHI NHÃN THỰC PHẨM BAO GÓI SẴN
Labelling of prepackaged foods
1. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này áp dụng cho việc ghi nhãn thực phẩm bao gói sẵn để bán cho người tiêu dùng hoặc dùng cho các mục đích sử dụng trực tiếp và các vấn đề liên quan đến việc giới thiệu chúng.
2. Thuật ngữ và định nghĩa
Trong tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau đây:
“Thông báo” (claim)
Sự giới thiệu mang tính chất gợi ý hoặc ngụ ý rằng một thực phẩm có những đặc tính chất lượng liên quan đến bản chất, nguồn gốc, đặc tính dinh dưỡng, quá trình chế biến, thành phần cấu tạo hoặc chỉ tiêu chất lượng bất kỳ khác của thực phẩm đó.
“Người tiêu dùng” (consumer)
Người mua hoặc gia đình mua và nhận thực phẩm để thỏa mãn nhu cầu của họ.
“Bao bì” (container)
Vật chứa thực phẩm dùng để phân phối ở dạng đơn vị riêng lẻ, gồm cả loại bao phủ kín hoàn toàn hoặc một phần thực phẩm và vật liệu bao bọc bên ngoài. Một bao bì thực phẩm cung cấp cho người tiêu dùng có thể bao gồm một số đơn vị bao gói hoặc một số dạng bao gói.
Các thuật ngữ sau đây áp dụng để ghi thời hạn đối với thực phẩm bao gói sẵn.
“Ngày sản xuất” (date of manufacture)
Ngày mà thực phẩm trở thành sản phẩm như đã mô tả.
“Ngày đóng gói” (date of packaging)
Ngày mà thực phẩm được cho vào bao bì cuối cùng để bán.
“Thời hạn bán” (sell-by-date)
Ngày cuối cùng bán cho người tiêu dùng, sau đó là thời hạn bảo quản cho phép còn lại của thực phẩm trong điều kiện bảo quản của người tiêu dùng.
“Thời hạn sử dụng tối thiểu/tốt nhất trước” (date of minimum durability/best before)
Thời hạn mà trong đó thực phẩm, dưới các điều kiện bảo quản xác định, vẫn duy trì đầy đủ các đặc trưng chất lượng vốn có, đồng thời vẫn hoàn toàn đảm bảo chất lượng thương phẩm như đã công bố hoặc theo thỏa thuận chung. Tuy nhiên, khi vượt quá giới hạn này, thực phẩm vẫn có thể đảm bảo được các đặc tính chất lượng.
“Ngày hết hạn sử dụng” (use-by date/Recommended Last Consumption Date, Expiration date)
Ngày kết thúc thời hạn dự tính mà sau đó thực phẩm, dưới các điều kiện bảo quản xác định, có thể không còn đầy đủ các đặc tính chất lượng vốn có của nó theo mong muốn thông thường của người tiêu dùng. Sau ngày hết hạn sử dụng, thực phẩm không được bán nữa.
“Thực phẩm” (food)
Tất cả các chất đã chế biến, sơ chế hoặc chưa chế biến nhằm sử dụng cho con người bao gồm đồ ăn, uống, nhai, ngậm và tất cả các chất được sử dụng để xử lý, chế biến hoặc xử lý “thực phẩm”, không bao gồm mỹ phẩm hoặc thuốc lá hoặc các chất được dùng làm dược phẩm.
“Phụ gia thực phẩm” (food additive)
Tất cả các chất mà bản thân nó không được tiêu dùng một cách thông thường như một thực phẩm hoặc như một thành phần đặc trưng của thực phẩm, cho dù nó có hoặc không có giá trị dinh dưỡng. Những chất này được bổ sung một cách có chủ định vào thực phẩm vì mục đích công nghệ (kể cả nhằm cải thiện tính chất cảm quan) trong quá trình sản xuất, chế biến, xử lý, bao gói, vận chuyển hoặc bảo quản (trực tiếp hoặc gián tiếp) tạo ra kết quả mong muốn cho thực phẩm hay các sản phẩm phụ và chúng sẽ trở thành một thành phần của thực phẩm hoặc tác động đến những đặc tính nhất định của thực phẩm đó. Thuật ngữ này không bao gồm “chất nhiễm bẩn” hoặc chất được thêm vào thực phẩm để duy trì hay cải thiên chất lượng dinh dưỡng của thực phẩm.
“Thành phần” (ingredient)
Các chất có trong thực phẩm, bao gồm cả phụ gia thực phẩm, được sử dụng trong quá trình sản xuất, chế biến thực phẩm và có mặt trong thành phẩm cho dù chúng có thể ở dạng đã chuyển hóa.
“Nhãn” (label)
Thẻ, nhãn hiệu, mác, hình ảnh, hoặc các hình thức mô tả khác được viết, in, ghi, khắc nổi, khắc chìm một cách trực tiếp hoặc gắn vào bao bì thực phẩm.
“Ghi nhãn” (labelling)
Việc sử dụng các hình thức thể hiện như in, viết, vẽ, tạo hình, kỹ thuật đồ họa để trình bày trên nhãn đi kèm hoặc đính gần thực phẩm để cung cấp thông tin về thực phẩm đó, kể cả với mục đích tăng cường tiêu thụ hoặc bán hàng.
“Lô hàng” (lot)
Một lượng nhất định của hàng hóa được sản xuất trong các điều kiện cơ bản giống nhau.
“Bao gói sẵn” (prepackaged)
Việc bao gói hoặc trang trí trước thực phẩm trong một bao bì nhằm sẵn sàng cung cấp cho người tiêu dùng hoặc dùng cho mục đích sử dụng trực tiếp.
“Chất phụ trợ trong quá trình chế biến” (peocessing aid)
Chất hay vật liệu, không bao gồm các dụng cụ hoặc thiết bị, mà bản thân nó không được tiêu dùng như một thành phần của thực phẩm nhưng được sử dụng một cách có chủ định trong quá trình xử lý, chế biến nguyên liệu, thực phẩm hay các thành phần của thực phẩm để hoàn thiện một mục đích công nghệ nhất định. Các chất hay các vật liệu này cũng có thể được tạo ra một cách không có chủ định nhưng không thể tránh được sự tồn dư phát sinh của chúng trong thành phẩm.
“Thực phẩm dùng cho mục đích sử dụng trực tiếp” (foods for catering purposes)
Thực phẩm dùng trong các nhà hàng, khác sạn, căng tin, trường học, bệnh viện hay những tổ chức tương tự, những nơi mà thực phẩm được cung cấp để sử dụng ngay.
3. Nguyên tắc chung
3.1. Không được mô tả, trình bày hoặc ghi nhãn thực phẩm bao gói sẵn một cách sai lệch, gây hiểu nhầm, lừa dối hoặc theo cách mà có thể tạo ra nhận thức, ấn tượng không đúng về đặc tính của thực phẩm trên mọi phương diện 1.
3.2. Khi trình bày nhãn hoặc mô tả thực phẩm bao gói sẵn, không được dùng những từ ngữ, hình ành hay các hình thức thể hiện khác để đề cập hay gợi ý trực tiếp hoặc gián tiếp về bất cứ một sản phẩm nào khác, mà sản phẩm đó có thể gây nhầm lẫn với thực phẩm bao gói sẵn, hoặc nhằm lừa dối hay làm cho người tiêu dùng tin rằng thực phẩm bao gói sẵn có liên quan đến sản phẩm đó.
4. Ghi nhãn bắt buộc đối với thực phẩm bao gói sẵn
Ngoại trừ các trường hợp đã được qui định rõ trong các tiêu chuẩn tương ứng, các thông tin sau đây phải được ghi trên nhãn của thực phẩm bao gói sẵn củng như có thể áp dụng khi ghi nhãn thực phẩm:
4.1. Tên của thực phẩm
4.1.1. Tên gọi của thực phẩm bao gói sẵn phải thể hiện đúng bản chất xác thực của nó và thường phải cụ thể và không được trừu tượng:
4.1.1.1. Trong trường hợp một thực phẩm cụ thể có một hay nhiều tên gọi đã được xác định trong các tiêu chuẩn tương ứng, thì phải sử dụng ít nhất một trong các tên đó.
4.1.1.2. Trong các trường hợp khác, phải sử dụng tên gọi do cơ quan có thẩm quyền của quốc gia quy định.
4.1.1.3. Trường hợp tên gọi chưa xác định hoặc chưa được quy định, thì có thể sử dụng tên thông dụng kèm theo thuật ngữ mô tả thích hợp để không gây hiểu nhầm hoặc lừa dối người tiêu dùng.
4.1.1.4. Có thể sử dụng “tên tự đặt”, “tên trừu tượng”, “tên thông dụng” hay “thương hiệu”, miễn là phải kèm theo tên gọi như đã quy định trong các điều từ 4.1.1.1 đến 4.1.1.3 của tiêu chuẩn này.
4.1.2. Phải ghi bên cạnh tên gọi của thực phẩm những từ hoặc cụm từ bổ sung cần thiết nhằm xác định về bản chất thực và tình trạng vật lý của thực phẩm, kể cả môi trường bao gói, loại, phương pháp và điều kiện xử lý thực phẩm (như sấy khô, cô đặc, hoàn nguyên, xông khói …) để tránh gây hiểu nhầm hoặc lừa dối người tiêu dùng.
4.2. Liệt kê thành phần
4.2.1. Phải liệt kê các thành phần của thực phẩm trên nhãn, trừ khi thực phẩm chỉ có một thành phần.
4.2.1.1. Danh mục các thành phần phải được đưa lên phần đầu hoặc phía trước bằng một tiêu đề thích hợp bao hàm thuật ngữ “thành phần”.
4.2.1.2. Tất cả các thành phần phải được liệt kê theo thứ tự giảm dần theo tỷ lệ khối lượng (m/m) tại thời điểm sản xuất thực phẩm đó.
4.2.1.3. Khi công bố một thành phần “phức tạp” mà bản thân nó gồm hai hoặc nhiều “thành phần cấu thành” thì cần ghi kèm theo các “thành phần cấu thành” đó, đặt trong dấu ngoặc đơn và ở sát ngay với thành phần “phức hợp” tương ứng, theo thứ tự giảm dần về tỷ lệ khối lượng. Trường hợp thành phần “phức hợp” có tên gọi xác định (trong một tiêu chuẩn tương ứng hay một văn bản pháp quy khác) nhưng chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ hơn 5% khối lượng thực phẩm thì không


1 Mẫu mô tả hoặc trình bày mà nguyên tắc chung đề cập đến được nêu trong các hướng dẫn chung của Codex.


TCVN 7087:2013, GHI NHÃN THỰC PHẨM BAO GÓI SẴN, TCVN 7087 : 2002, CODEX STAN 1-2005, Labelling of prepackaged foods, tcvn miễn phí, tiêu chuẩn miễn phí

Đăng nhận xét

[blogger]

Author Name

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.