TCVN 9505:2012 Tiêu chuẩn quốc gia về Mặt đường láng nhũ tương nhựa đường axít - Thi công và nghiệm thu

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 9505 : 2012
MẶT ĐƯỜNG LÁNG NHŨ TƯƠNG NHỰA ĐƯỜNG A XÍT - THI CÔNG VÀ NGHIỆM THU
Specitication For Construction And Acceptance Of The Surface Treatments Using The Cationic Emulsified Asphalt
Lời nói đầu
TCVN 9505 : 2012 do Tổng cục Đường bộ Việt Nam biên soạn, Bộ Giao thông vận tải đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
TCVN 9505 : 2012 thay thế 22TCN 250 -1998.

MẶT ĐƯỜNG LÁNG NHŨ TƯƠNG NHỰA ĐƯỜNG A XÍT - THI CÔNG VÀ NGHIỆM THU
Specitication For Construction And Acceptance Of The Surface Treatments Using The Cationic Emulsified Asphalt
1. Phạm vi áp dụng
1.1. Tiêu chuẩn này áp dụng cho việc thi công và nghiệm thu lớp láng nhũ tương nhựa đường axít trên các loại mặt đường làm mới hoặc trên mặt đường cũ cần sửa chữa khôi phục. Tiêu chuẩn này không áp dụng đối với đường cao tốc, đường có vận tốc thiết kế 80 km/h trở lên.
1.2. Lớp láng nhũ tương nhựa đường a xít trên các loại mặt đường không được đưa vào tính toán cường độ mặt đường.
1.3. Láng nhũ tương nhựa đường a xít mặt đường các loại được thi công theo kiểu láng nhựa một lớp, hai lớp hay ba lớp. Sử dụng kiểu nào là do tư vấn thiết kế quy định. Có thể tham khảo Bảng 1 hướng dẫn về các trường hợp sử dụng.
Bảng 1 - Trường hợp sử dụng các kiểu láng nhũ tương nhựa đường a xít
Kiểu láng nhũ tương nhựa đường a xít
Trường hợp sử dụng
Láng nhũ tương nhựa đường a xít một lớp
- Khi lớp láng nhựa cũ bị bào mòn nhiều hoặc hư hỏng
- Khi mặt đường nhựa cũ các loại bị bào mòn, trơn trượt nhưng lưu lượng xe không lớn.
- Bảo dưỡng dự phòng trên các lớp mặt đường nhựa cũ.
Láng nhũ tương nhựa đường a xít hai lớp
- Khi cần tăng thêm độ nhám, phục hồi độ bằng phẳng cho các loại mặt đường khác nhau;
- Khi cần bảo vệ và nâng cao chất lượng khai thác của mặt đường đá dăm, cấp phối đá dăm có hoặc không gia cố với xi măng hoặc với các chất liên kết vô cơ khác.
Láng nhũ tương nhựa đường a xít ba lớp
- Khi cần bảo vệ và nâng cao chất lượng khai thác của mặt đường cấp phối có lưu lượng xe lớn hơn 80 xe/ngày đêm (đã quy đổi ra xe có trục 10 t) mà chưa có điều kiện để làm lớp mặt đường nhựa (thấm nhập nhựa, bê tông nhựa...) lên trên.
2. Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 7572-1÷20 : 2006 Cốt liệu cho bê tông và vữa - Phương pháp thử
TCVN 8817 : 2011 Nhũ tương nhựa đường a xít - Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử
TCVN 8859 : 2011 Lớp móng cấp phối đá dăm trong kết cấu đường ôtô - Vật liệu, thi công và nghiệm thu
TCVN 8864 : 2011 Mặt đường ôtô- Xác định độ bằng phẳng bằng thước dài 3,0 mét
TCVN 8865 : 2011 Mặt đường ô tô -Phương pháp đo và đánh giá xác định độ bằng phẳng theo chỉ số độ gồ ghề quốc tế IRI
3. Thuật ngữ và định nghĩa
Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:
3.1. Láng nhựa một lớp (Single Bituminous Surface Treatment - còn gọi đơn giản là Single Surface Treatment, viết tắt SST)
Thi công bằng cách phun nhũ tương nhựa đường a xít một lần và rải đá nhỏ một lần rồi lu lèn.
3.2. Láng nhựa hai lớp (Double Bituminous Surface Treatment - còn gọi đơn giản là Double Surtace Treatment, viết tắt DST)
Thi công bằng cách lặp lại hai lần qui định tại 3.1 với lượng nhựa, lượng đá, cỡ đá khác nhau.
3.3. Láng nhựa ba lớp (Triple Bituminous Surface Treatment - còn gọi đơn giản là Triple Surface Treatment, viết tắt TST)
Thi công bằng cách lặp lại ba lần qui định tại 3.1 với lượng nhựa, lượng đá, cỡ đá khác nhau.
4. Yêu cầu đối với vật liệu làm lớp láng nhũ tương nhựa đường a xít
4.1. Đá nhỏ
4.1.1. Đá nhỏ dùng trong lớp láng nhũ tương nhựa đường a xít phải được xay ra từ đá tảng, đá núi. Có thể dùng cuội sỏi xay, trong đó phải có trên 85% khối lượng hạt nằm trên sàng 4,75mm có ít nhất hai mặt vỡ và không quá 10% khối lượng là cuội sỏi gốc silic.
4.1.2. Không được dùng đá xay từ đá mác-nơ, sa thạch sét, diệp thạch sét.
4.1.3. Các chỉ tiêu cơ lý của đá nhỏ xay từ các loại đá gốc nói trên phải thoả mãn các quy định ở Bảng 2.
Bảng 2 - Các chỉ tiêu cơ lý quy định cho đá nhỏ dùng trong lớp láng nhũ tương nhựa đường axít
Các chỉ tiêu cơ lý
Mức
Phương pháp thử
1. Độ nén dập của cuội sỏi được xay vỡ, %
≤ 8
TCVN 7572-11 : 2006
2. Độ hao mòn Los Angeles, %
a) Đối với đá mác ma, đá biến chất
b) Đối với đá trầm tích

≤ 25 (30)
≤ 35 (40)
TCVN 7572-12 : 2006
3. Hàm lượng cuội sỏi được xay vỡ (có ít nhất 2 mặt vỡ) trong khối lượng cuội sỏi nằm trên sàng 4,75 mm, %
≥ 85
TCVN 7572-18 : 2006
4. Lượng hạt thoi dẹt (hạt trên sàng 4,75mm), %
≤ 15
TCVN 7572-13 : 2006
5. Lượng hạt mềm yếu và phong hóa, %
≤ 5
TCVN 7572-17 : 2006
6. Hàm lượng chung bụi, bùn, sét, %
≤ 1
TCVN 7572-8 : 2006
7. Hàm lượng sét cục, %
≤ 0,25
TCVN 7572-8 : 2006
8. Độ dính bám của cốt liệu đá với nhũ tương nhựa đường
Đạt trở lên
TCVN 8817-15:2011
CHÚ THÍCH: Trị số trong ngoặc ( ) chỉ dùng cho đường có Vthiết kế < 60 km/h
4.1.4. Kích cỡ đá nhỏ dùng trong lớp láng nhũ tương nhựa đường a xít được ghi ở Bảng 3. Mỗi loại kích cỡ đá nhỏ được ký hiệu dmin/Dmax, trong đó dmin là cỡ đá nhỏ nhất danh định và Dmax là cỡ đá lớn nhất danh định (theo lỗ sàng vuông). Tùy theo lớp láng nhũ tương nhựa đường a xít là một lớp, hai lớp hay ba lớp mà chọn loại kích cỡ thích hợp như quy định tại Điều 5.
Bảng 3 - Các loại kích cỡ đá nhỏ (theo lỗ sàng vuông) dùng trong các lớp láng nhũ tương nhựa đường a xít
Kích thước tính bằng milimét
Loại kích cỡ đá nhỏ
Cỡ đá danh định
dmin
Dmax
Cỡ 12,5* / 19**
12,5
19
Cỡ 9,5* / 12,5**
9,5
12,5
Cỡ 4,75* / 9,5**
4,75
9,5
Cỡ 2,36* / 4,75’*
2,36
4,75
(**) Lượng hạt có kích cỡ lớn hơn Dmax danh định không được vượt quá 10% khối lượngvà phải lọt 100% qua sàng lớn hơn Dmax một cỡ.
(*) Lượng hạt có kích cỡ nhỏ hơn dmin danh định không được vượt quá 10% khối lượngvà 100% nằm trên sàng nhỏ hơn dmin một cỡ.
4.1.5. Các viên đá nhỏ phải khô ráo và sạch.
4.2. Nhũ tương nhựa đường a xít
4.2.1. Nhũ tương nhựa đường a xít dùng thi công lớp láng nhựa và lớp dính bám là loại nhũ tương nhựa đường a xít phân tách nhanh mác CRS-1, CRS-2 và phải đạt các yêu cầu kỹ thuật quy định tại TCVN 8817-1 : 2011.
4.2.2. Nhũ tương nhựa đường a xít dùng thi công lớp thấm bám là loại phân tách chậm mác CSS - 1, CSS -1h và phải đạt các yêu cầu kỹ thuật quy định tại TCVN 8817-1 : 2011.
4.2.3. Trước khi sử dụng nhũ tương nhựa đường a xít, phải kiểm tra hồ sơ các chỉ tiêu kỹ thuật của nhũ tương và phải thí nghiệm lại theo qui định của TCVN 8817 : 2011.
4.2.4. Khi thi công, nhiệt độ của nhũ tương nhựa đường tốt nhất nằm trong khoảng 40°C ÷ 60°C để đảm bảo tính linh hoạt khi phun tưới. Không thi công phun tưới nhũ tương nhựa đường khi nhiệt độ không khí dưới 10°C và khi trời mưa hoặc có thể mưa làm trôi nhũ tương.
5. Định mức vật liệu
5.1. Lượng đá nhỏ và lượng nhũ tương nhựa đường a xít yêu cầu tùy theo kiểu láng nhựa và thứ tự lượt rải được quy định theo Bảng 4. Căn cứ kiểu láng nhựa và điều kiện thực tế của mặt đường, chọn một trong ba loại 1A, 1B hoặc 1C đối với láng một lớp; 2A, 2B hoặc 2C đối với láng hai lớp; 3A hoặc 3B đối với láng ba lớp.
Bảng 4 - Định mức lượng đá và lượng nhũ tương nhựa đường a xít để thi công lớp láng nhựa một lớp, hai lớp và ba lớp
Kiểu láng nhũ tương nhựa đường a xít
Ký hiệu
Lượng nhũ tương* CRS-1
kg/m2
Loại kích cỡ đá nhỏ,
mm
Lượng đá rải trên 1m2,
L
Một lớp
1A
1.5 - 1.6
9,5 / 12,5
9 - 10
1B
1.1 - 1.2
4,75 / 9,5
7 - 9
1C
0.8 - 0.9
2,36 / 4,75
5 - 7
Hai lớp
2A



Lớp thứ nhất
1.1 -1.2
4,75 / 9,5
9 - 11
Lớp thứ hai
1.5 - 1.6
2,36 / 4,75
3 - 5
2B



Lớp thứ nhất
1.5 - 1.6
9,5 / 12,5
11 - 13
Lớp thứ hai
1.9 - 2.0
2,36 / 4,75
5 - 7
2C



Lớp thứ nhất
1.7 - 1.8
12,5 / 19
14 - 16
Lớp thứ hai
2.3 - 2.4
4,75 / 9,5
7 - 9
Ba lớp
3A



Lớp thứ nhất
1.0 - 1.1
9,5 / 12,5
11 - 13
Lớp thứ hai
1.5 - 1.6
4,75 / 9,5
5 - 7
Lớp thứ ba
1.0 - 1.1
2,36 / 4,75
3 - 5
3B



Lớp thứ nhất
1.3 - 1.4
12,5 / 19
13 - 15
Lớp thứ hai
1.6 - 1 .7
9,5 / 12,5
7 - 9
Lớp thứ ba
1.3 - 1.4
4,75 / 9,5
3 - 5
CHÚ THÍCH:
- Trị số lớn trong Bảng thường dùng cho mặt đường đá dăm nước, cấp phối đá dăm; trị số nhỏ thường dùng cho mặt đường có xử lý nhựa (bê tông nhựa, đá dăm thấm nhập nhựa, láng nhựa...).
- Lượng nhũ tương trong Bảng chưa bao gồm lượng nhũ tương dùng để tưới dính bám hoặc thấm bám.
- Lớp thứ nhất được rải đầu tiên, lớp thứ hai được rải trên lớp thứ nhất, lớp thứ ba được rải trên lớp thứ hai.
(*): Lượng nhũ tương điều chỉnh theo điều kiện thực tế của đường. Nhũ tương CRS-1 trong Bảng là loại có hàm lượng nhựa bằng 60%. Nếu hàm lượng nhựa lớn hơn 60% thì phải triết giảm theo hàm lượng nhựa thực tế có trong nhũ tương.
5.2. Để chính xác hóa lượng vật liệu và để kiểm tra sự hoạt động của thiết bị máy móc, sự phối hợp giữa các khâu tưới nhũ tương nhựa đường, rải đá nhỏ, lu lèn, trước khi thi công đại trà cần tiến hành thi công thử một đoạn tối thiểu 100 m và điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện thực tế trên cơ sở kiểm tra chất lượng đoạn làm thử theo các tiêu chuẩn ở Bảng 5.
Trên tất cả các hình thức láng nhũ tương nhựa đường a xít nêu trên, trong trường hợp có kinh phí, cho phép phun tưới 0,5 kg/m2 nhũ tương nhựa đường phủ đen toàn bộ mặt đường sau khi thi công, cấm thông xe từ 20 đến 30 phút, chờ nhũ tương chuyển từ màu nâu sang đen là cho phép thông xe. Biện pháp này đảm bảo không còn bụi và đá nhỏ rời rạc trên mặt đường sau khi thi công láng nhũ tương nhựa đường, đồng thời mặt đường đen đều có mỹ thuật hơn.
6. Các công việc chuẩn bị trước khi láng nhũ tương nhựa đường a xít
6.1. Công tác chuẩn bị mặt đường trước khi láng nhũ tương nhựa đường a xít.
Tùy theo mặt đường cần láng nhũ tương nhựa đường a xít là loại mặt đường đá dăm mới hay cũ, mặt đường cấp phối đá, mặt đường đá dăm hoặc cấp phối đá gia cố xi măng, mặt đường đất gia cố chất liên kết (xi măng, vôi...), mặt đường nhựa mới hay cũ (bê tông nhựa, thấm nhập nhựa, láng nhựa ...) mà việc chuẩn bị bề mặt trước khi láng nhũ tương nhựa đường a xít có khác nhau. Tuy nhiên yêu cầu chung là trước khi láng nhũ tương nhựa đường a xít, kết cấu mặt đường phải bảo đảm được các yêu cầu về cường độ và các yếu tố hình học như thiết kế đã quy định. Nếu là mặt đường cũ thì phải được sửa chữa để khôi phục hình dạng trắc ngang và độ bằng phẳng.
6.1.1. Chuẩn bị bề mặt lớp cấp phối đá dăm.
6.1.1.1. Trước khi láng nhũ tương nhựa đường, mặt lớp cấp phối đá dăm phải được làm sạch, khô ráo, bằng phẳng, có độ dốc ngang theo đúng yêu cầu thiết kế.
Nếu là mặt đường cấp phối đá dăm mới thì phải được nghiệm thu theo các quy định của tiêu chuẩnTCVN 8859 : 2011.
Nếu là mặt đường cấp phối đá dăm cũ thì các công việc sửa chữa chỗ lồi lõm, vá ổ gà, bù vênh... phải được hoàn thành trước đó ít nhất là 2 ngày.
6.1.1.2. Quét chải, thổi (bằng hơi ép) sạch mặt đường cấp phối đá dăm. Khi dùng xe chải quét đường cần thận trọng không để làm bong bật các cốt liệu nằm ở phần trên của mặt đường. Nếu mặt đường có nhiều bụi bẩn, bùn thì phải dùng nước để tẩy rửa. Những vị trí bề mặt có quá nhiều hạt nhỏ thì phải dùng dụng cụ thích hợp để loại bỏ. Phạm vi làm sạch mặt đường phải rộng hơn phạm vi sẽ tưới nhũ tương nhựa đường là 0,20m dọc theo hai mép.
6.1.1.3. Trên mặt cấp phối đá dăm đã sạch và khô, tưới nhũ tương nhựa đường thấm bám qui định tại 4.2.2 với một lượng từ 1,3 kg/m2 đến 1,6 kg/m2. Lượng nhũ tương nhựa đường thấm bám này vừa đủ để thấm sâu vào lớp cấp phối đá dăm từ 5 mm đến 10 mm và bọc các hạt bụi còn lại trên bề mặt lớp cấp phối để tạo dính bám tốt với lớp láng nhũ tương nhựa đường; tuy nhiên không được để lại những vệt nhựa hay màng nhựa dày trên mặt lớp cấp phối đá dăm sẽ làm trượt lớp láng mặt sau này.
Lượng nhũ tương nhựa đường thấm bám được tưới trước khi làm lớp láng nhũ tương khoảng 1 ngày và ít nhất là 4 giờ, do tư vấn giám sát quyết định.
6.1.2. Đối với mặt đường cấp phối đá dăm gia cố xi măng, mặt đường đất gia cố xi măng hay các chất liên kết vô cơ khác, công việc chuẩn bị lớp mặt trước khi láng nhũ tương nhựa đường a xít được tiến hành như ở Điều 6.1.1. Trên mặt đường đã sạch, tưới nhũ tương nhựa đường dính bám qui định tại 4.2.1 với một lượng từ 1,0 kg/m2 đến 1,2 kg/m2 tùy tình trạng mặt đường kín nhiều hoặc ít.
6.1.3. Đối với mặt đường đá dăm nước làm mới thì sau khi rải và lu lèn vật liệu chèn phải để khô hoàn toàn và không cho phép thông xe để chuẩn bị láng nhũ tương nhựa đường a xít.
6.1.4. Đối với mặt đường đá dăm cũ, cần vá ổ gà, sửa mui luyện phục hồi trắc ngang và độ bằng phẳng ít nhất 2 ngày trước khi láng nhũ tương nhựa đường a xít. Quét sạch bụi bẩn, tưới nhũ tương nhựa đường thấm bám qui định tại 4.2.2 với một lượng từ 0,7 kg/m2 đến 1,0 kg/m2 ít nhất là 4 h trước khi làm lớp láng nhũ tương nhựa đường a xít.
Phạm vi quét chải, thổi sạch phải rộng hơn phạm vi sẽ tưới nhũ tương nhựa đường là 0,20m dọc theo hai mép đường.
6.1.5. Đối với mặt đường đã có xử lý nhựa (bê tông nhựa, đá dăm thấm nhập nhựa, láng nhựa...) cũ thì cần vá ổ gà, trám các khe nứt, bù vênh phục hồi trắc ngang và độ bằng phẳng của mặt đường trước khi láng nhũ tương nhựa đường ít nhất từ 2 đến 3 ngày. Làm sạch mặt đường bằng chổi quét, thổi hơi ép trước khi láng nhũ tương nhựa đường không quá lâu để tránh bị bẩn lại. Không cần tưới nhũ tương nhựa đường dính bám.

TCVN 9505:2012, tcvn miễn phí, TCVN 9505:2012 Tiêu chuẩn quốc gia về Mặt đường láng nhũ tương nhựa đường axít - Thi công và nghiệm thu, tcvn miễn phí, tiêu chuẩn việt nam

Nhãn:

Đăng nhận xét

[blogger]

Author Name

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.