tháng 7 2015

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 9722:2013
CÀ PHÊ HÒA TAN - XÁC ĐỊNH ĐỘ ẨM - PHƯƠNG PHÁP KARL FISCHER (PHƯƠNG PHÁP CHUẨN)
Instant coffee - Determination of moisture content - Karl Fischer method (Reference method)
Lời nói đầu
TCVN 9722:2013 hoàn toàn tương đương với ISO 20938:2008;
TCVN 9722:2013 do Ban kỹ thuật Tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/F16 Cà phê và sản phẩm cà phêbiên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

CÀ PHÊ HÒA TAN - XÁC ĐỊNH ĐỘ ẨM - PHƯƠNG PHÁP KARL FISCHER (PHƯƠNG PHÁP CHUẨN)
Instant coffee - Determination of moisture content - Karl Fischer method (Reference method)
1. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định độ ẩm trong cà phê hòa tan bằng phương pháp chuẩn độ Karl Fischer, phương pháp này thích hợp để làm phương pháp chuẩn.

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 7045:2013
RƯỢU VANG
Wine
Lời nói đầu
TCVN 7045:2013 thay thế TCVN 7045:2009;
TCVN 7045:2013 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/F9 Đồ uống biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

RƯỢU VANG
Wine
1. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này áp dụng cho các loại rượu vang.
2. Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 7087:2008 (CODEX STAN 1-2005), Ghi nhãn thực phẩm bao gói sẵn
TCVN 8007:2009Rượu – Chuẩn bị mẫu và kiểm tra cảm quan
TCVN 8010:2009Rượu chưng cất – Xác định hàm lượng methanol
AOAC 940.20, Sulfurous acid in wines (Axit sulfurơ trong rượu vang)
AOAC 964.08, Acidity (total volatile) of wines (Độ axit dễ bay hơi trong rượu vang)
AOAC 983.13, Alcohol in wines – Gas chromatographic method (Alcohol trong rượu vang – Phương pháp sắc kí khí)

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 7044:2013
RƯỢU MÙI
Liqueur
Lời nói đầu
TCVN 7044 : 2013 thay thế TCVN 7044 : 2009;
TCVN 7044 : 2013 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/F9 Đồ uống biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

RƯỢU MÙI
Liqueur
1. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này áp dụng cho các loại rượu mùi pha chế.
2. Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 7087:2008 (CODEX STAN 1-2005), Ghi nhãn thực phẩm bao gói sẵn
TCVN 7968:2008 (CODEX STAN 212-1999, Amd 1-2001), Đường
TCVN 8007:2009Rượu - Chuẩn bị mẫu và kiểm tra cảm quan
TCVN 8008:2009, Rượu chưng cất - Xác định độ cồn
TCVN 8009:2009, Rượu chưng cất - Xác định hàm lượng aldehyt
TCVN 8010:2009, Rượu chưng cất - Xác định hàm lượng metanol
TCVN 8011:2009, Rượu chưng cất - Phương pháp xác định rượu bậc cao và etyl axetat bằng sắc ký khí
AOAC 972.07, Esters in distilled liquors. Spectrophotometric method (Este trong rượu chưng cất. Phương pháp quang phổ)

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 7042:2013
BIA HƠI
Draught beer
Lời nói đầu
TCVN 7042:2013 thay thế TCVN 7042:2009;
TCVN 7042:2013 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/F9 Đồ uống biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

BIA HƠI
Draught beer
1. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này áp dụng cho các sản phẩm bia hơi.
Tiêu chuẩn này không áp dụng cho bia đóng hộp.

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 6538:2013
ISO 6668:2008
CÀ PHÊ NHÂN - CHUẨN BỊ MẪU ĐỂ PHÂN TÍCH CẢM QUAN
Green coffee - Preparation of samples for use in sensory analysis
Lời nói đầu
TCVN 6538:2013 thay thế TCVN 6538:2007;
TCVN 6538:2013 hoàn toàn tương đương với ISO 6668:2008;
TCVN 6538:2013 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/F16 Cà phê và sản phẩm cà phêbiên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

CÀ PHÊ NHÂN - CHUẨN BỊ MẪU ĐỂ PHÂN TÍCH CẢM QUAN
Green coffee - Preparation of samples for use in sensory analysis
1. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp rang cà phê nhân, xay cà phê rang và chuẩn bị nước cà phê từ cà phê bột để phân tích cảm quan.
Việc phân tích cảm quan theo phương pháp chuẩn bị này có thể được dùng để xác định việc chấp nhận hay loại bỏ chuyến hàng cà phê theo thỏa thuận của các bên liên quan. Thông thường, mẫu cần được rang chín nhẹ để đánh giá khuyết tật, rang chín vừa để đánh giá mùi vị và màu sắc.
Nước cà phê được chuẩn bị theo quy định trong tiêu chuẩn này có thể dùng cho mục đích kiểm tra chất lượng và đánh giá so sánh các mẫu khác nhau, trong trường hợp này cần tiến hành theo cùng một quy trình đối với từng mẫu thử (xem Điều 8).

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 6057:2013
BIA HỘP
Canned Beer
Lời nói đầu
TCVN 6057:2013 thay thế TCVN 6057:2009;
TCVN 6057:2013 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/F9 Đồ uống biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

BIA HỘP
Canned Beer
1. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này áp dụng cho các loại bia đóng hộp.
2. Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 5562:2009Bia - Xác định hàm lượng etanol
TCVN 5563:2009Bia - Xác định hàm lượng cacbon dioxit
TCVN 5564:2009Bia - Xác định độ axit
TCVN 5565:1991Bia - Xác định hàm lượng chất hòa tan ban đầu
TCVN 6058:1995Bia - Xác định diaxetyl và các chất diaxeton khác
TCVN 6059:2009Bia - Phương pháp xác định độ đắng
TCVN 6063:1995Bia - Phân tích cảm quan - Phương pháp cho điểm
TCVN 7087:2008 (CODEX STAN 1-2005), Ghi nhãn thực phẩm bao gói sẵn

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 4807 : 2013
ISO 4150 :  2011
CÀ PHÊ NHÂN HOẶC CÀ PHÊ NGUYÊN LIỆU - PHÂN TÍCH CỠ HẠT. PHƯƠNG PHÁP SÀNG MÁY VÀ SÀNG TAY
Green coffee or raw coffee - Size analysis - Manual and machine sieving
Lời nói đầu
TCVN 4807:2013 thay thế TCVN 4807:2001;
TCVN 4807:2013 hoàn toàn tương đương với ISO 4150:2011;
TCVN 4807:2013 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/F16 Cà phê và sản phẩm cà phê  biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

CÀ PHÊ NHÂN HOẶC CÀ PHÊ NGUYÊN LIỆU - PHÂN TÍCH CỠ HẠT. PHƯƠNG PHÁP SÀNG MÁY VÀ SÀNG TAY
Green coffee or raw coffee - Size analysis - Manual and machine sieving
1. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này qui định phương pháp thông dụng để tiến hành phân tích cỡ hạt cà phê nhân bằng sàng máy và sàng tay, sử dụng sàng phòng thử nghiệm.

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 9779:2013
RƯỢU CHƯNG CẤT - PHƯƠNG PHÁP PHÁT HIỆN XYANUA
Distilled liquor - Detection of cyanide
Lời nói đầu
TCVN 9779:2013 được xây dựng trên cơ sở AOAC 973.19 Cyande in Distilled Liquors. Qualitative test.
TCVN 9779:2013 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/F9 Đồ uống biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

RƯỢU CHƯNG CẤT - PHƯƠNG PHÁP PHÁT HIỆN XYANUA
Distilled liquors - Detection of cyanide
1. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp phát hiện sự có mặt của xyanua trong các sản phẩm rượu chưng cất không chứa lưu huỳnh dioxit (SO2).
2. Thuốc thử và vật liệu thử
Chỉ sử dụng các thuốc thử loại tinh khiết phân tích và nước được sử dụng là nước cất hoặc nước có chất lượng tương đương, trừ khi có quy định khác.
2.1. Dung dịch chuẩn kali feroxyanua [K4Fe(CN)6]
2.1.1. Dung dịch chuẩn gốc, KFe(CN).3H­2O 0,01 % (khối lượng/thể tích) trong natri cacbonat (Na2CO3) 0,2% (khối lượng/thể tích).
Bảo quản dung dịch này trong chai màu nâu.
2.1.2. Dung dịch chuẩn làm việc, K4Fe(CN)6.3H2O 0,0001 %
Pha 1,0 ml dung dịch chuẩn gốc (2.1.1) bằng nước đến 100 ml. Mỗi thể tích 27 ml dung dịch này tương đương với 10 mg ion xyanua (CN-).
Chuẩn bị dung dịch này ngay trong ngày sử dụng.
2.2. 4,4'-Methylenebis(N,N-dimethylaniline) (tetrabazơ), ví dụ: Eastman Kodak Co., No. 244 hoặc loại tương đương.
2.3. Đồng bis(etyl axetoaxetato) (đồng etyl axetoaxetat), ví dụ: Fischer Scientific Co., No. 10057 hoặc loại tương đương.
2.4. Thuốc thử màu
Hòa tan 50 mg tetrabazơ (2.2) và 50 mg đồng etyl axetoaxetat (2.3) trong 10 ml cloroform (CHCl3). Bảo quản dung dịch trong chai đậy kín và dung dịch đã chuẩn bị được sử dụng trong một tuần.
2.5. Giấy thử
Sử dụng giấy Whatman số 44 hoặc loại tương đương, cắt thành các dải có kích thước phù hợp với mặt bích thủy tinh (3.5). Thấm vài giọt thuốc thử màu (2.4) ngay trước khi sử dụng. Để cho CHCl3bay hơi hoàn toàn trước khi cho giấy thử vào giữa hai mặt bích.
2.6. Dung dịch axit sulfuric (H2SO4) (1 + 9) (tỉ lệ thể tích).
2.7. Khí nitơ (N2) hoặc khí cacbonic (CO2).
2.8. Chì dioxit (PbO2)
Hòa tan khoảng 40 g chì axetat [Pb(CH3COO)2] trong 200 ml nước bằng cách làm nóng trong nồi cách thủy trong tủ hút. Thêm khoảng 100 ml natri hypoclorit (NaOCl) (chứa khoảng 13% Cl hữu hiệu) cho đến khi gần như hết màu đen. Kết tủa ở giai đoạn này có màu nâu đen. Để yên khoảng 15 min. Lọc qua hai lớp giấy lọc Whatman số 42 trên phễu Buchner.
Rửa kết tủa bằng nước rồi loại bỏ dịch lọc và rửa tiếp kết tủa với khoảng 200 ml dung dịch axit nitric (HNO3) (1 + 9) (tỉ lệ thể tích). Cuối cùng rửa kết tủa bằng nước và sấy khô qua đêm trong 1050C trong tủ sấy.
Kiểm tra mỗi mẻ chì dioxit thu được theo Phụ lục A.
Chì dioxit thu được bằng phương pháp này có dạng hạt và cần được làm nhỏ thành các miếng cỡ 20 mesh (0,841 mm), không nghiền nhỏ hơn.
CHÚ THÍCH: Loại chì dioxit tinh khiết phân tích là không phù hợp vì quá mịn và làm tắc dòng khí nitơ (N2) trên giấy thử (2.5).
2.9. Alcohol, 95% (thể tích).
2.10. Amoniac (NH3)từ 28% đến 30%.
2.11. Axit axetic (CH3COOH), ≥ 99,7%.
3. Thiết bị, dụng cụ
Sử dụng các thiết bị, dụng cụ phòng thử nghiệm thông thường và cụ thể như sau:
3.1. Bình chưng cất, dung tích 500 ml, đáy tròn, ba cổ có khớp nối hình côn chuẩn (A) (xem Hình 1).
3.2. Nhiệt kế, có thể đo được nhiệt độ trong dải từ -100C đến 1100C, có ống nối hình côn chuẩn phù hợp với cổ bên hình côn chuẩn của bình chưng cất (B).
3.3. Ống dẫn khí, có hình côn chuẩn phù hợp với cạnh bên của bình chưng cất (C).
3.4. Bộ sinh hàn, dạng ruột gà Graham, có các khớp nối trong và ngoài hình côn chuẩn, và có đầu hình côn chuẩn khớp với cổ giữa của bình chưng cất (D) (3.1).
3.5. Bộ lắp ráp, gồm có hai mặt bích bằng thủy tinh mài riêng rẽ ở mỗi đầu ống thủy tinh, đường kính 7 mm. Đoạn ống phía dưới (E) dài khoảng 14 mm khớp với đầu côn của đỉnh bộ sinh hàn, khớp hình côn có 2 móc thủy tinh. Phần ống phía trên (F) dài khoảng 5 mm.
3.6. Kẹp ghim, để nối hai mặt bích với nhau (G).
3.7. Lò xo, để nối chặt các chi tiết D, F và H.
Hình 1 - Thiết bị xác định xyanua trong rượu chưng cất
4. Lấy mẫu
Mẫu gửi đến phòng thử nghiệm phải đúng là mẫu đại diện và không bị hư hỏng hoặc biến đổi trong suốt quá trình vận chuyển hoặc bảo quản.
5. Cách tiến hành
5.1. Phép thử kiểm soát
Cho 27 ml dung dịch chuẩn làm việc K4Fe(CN)6.3H2O (2.1.2) vào hỗn hợp gồm 100 ml alcohol (2.9) và 100 ml nước đựng trong bình cầu ba cổ dung tích 500 ml (3.1) có nút đậy và ống dẫn khí (3.3) được nối với khí N2 (hoặc CO2) (2.7) vào một cổ khác.
Lắp phần dưới của ống (E) vào khít phần trên của bộ sinh hàn (3.4), phần cột này dài 10 cm được nhồi bằng khoảng 7 g chì dioxit (2.8), mỗi đầu cột được nhồi bằng nút bông sợi. Nối cổ giữa của bình cầu với bộ sinh hàn (3.4) và đặt bộ lắp ráp (3.5) lên đỉnh bộ sinh hàn, sau đó nối các móc với lò xo (3.7). Chèn giấy thử (2.5) vào giữa hai mặt bích thủy tinh và kẹp hai mặt bích lại. Mở nút bình và thêm 10 ml dung dịch H2SO4 (2.6) rồi đậy nút ngay.
Cho dòng nước lạnh chảy nhanh qua bộ sinh hàn, sau đó đun lượng chứa trong bình chỉ đến điểm sôi. Khi đạt đến nhiệt độ sôi, cho khí nitơ đi qua chất lỏng ở tốc độ sao cho liên tục hình thành từng bọt khí riêng rẽ nhìn thấy được. Kiểm tra để chắc chắn các khớp nối đã kín. Để quá trình chưng cất diễn ra trong 15 min, sau đó lấy giấy thử ra và kiểm tra màu xanh chỉ thị về xyanua. Trên giấy thử phải có vòng tròn màu xanh đậm.
LƯU Ý: Không để hơi của alcohol chạm đến giấy thử.
Phép xác định trắng được thực hiện đồng thời không được có màu.
Có thể phát hiện được 1 mg CN- trong 100 ml phần mẫu thử, tương đương với nồng độ CN- 0,01mg/ml.
5.2. Phần mẫu thử
Cho 100 ml phần mẫu thử vào 100 ml nước đựng trong bình chưng cất ba cổ (3.1) và kiểm tra theo 5.1. Đối với các kết quả dương tính, khẳng định các giấy thử có các vết nghi ngờ hoặc không rõ bằng hai phép thử khẳng định (5.3). Các vết màu xanh bền trong 1 tuần nếu bảo quản tránh ánh sáng.
5.3. Phép thử khẳng định
Để khẳng định rằng các phản ứng dương tính từ các phần mẫu thử chưa rõ nguồn gốc là do CN-, cho giấy thử màu xanh thu được từ 5.2 tiếp xúc với hơi amoniac (2.10). Nếu phần mẫu thử có chứa CN- thì sẽ tạo thành bazơ carbinol không màu, khi tiếp xúc với hơi axit axetic (2.1) thì xuất hiện lại màu xanh.
6. Báo cáo thử nghiệm
Báo cáo thử nghiệm phải ghi rõ:
a) mọi thông tin cần thiết về việc nhận biết đầy đủ mẫu thử;
b) phương pháp lấy mẫu đã sử dụng, nếu biết;
c) phương pháp thử đã sử dụng, viện dẫn tiêu chuẩn này;
d) mọi thao tác không quy định trong tiêu chuẩn này, hoặc tùy chọn và mọi chi tiết bất thường khác có ảnh hưởng tới kết quả;
e) kết quả thử nghiệm thu được.

PHỤ LỤC A
(Quy định)
Phép thử kiểm soát chì dioxit
Cho 27 ml dung dịch chuẩn làm việc K4Fe(CN)6.3H2O (2.1.2) vào 100 ml nước có chứa nồng độ CN- 10 mg/ml và nồng độ SO2 [tính theo natri bisulfit (NaHSO3)] 500 mg/ml, đựng trong bình cầu ba cổ dung tích 500 ml (3.1), có nhiệt kế (3.2) được chèn vào cổ bên và ống dẫn khí được nối với khí N2 (hoặc CO2) (2.7) vào một cổ khác.
Lắp phần dưới của ống (E) vào khít phần trên của bộ sinh hàn (3.4), phần cột này dài 10 cm được nhồi bằng khoảng 7 g chì dioxit thu được từ 2.8, mỗi đầu cột được nhồi bằng nút bông sợi. Nối cổ giữa của bình cầu với bộ sinh hàn (3.4) và đặt bộ lắp ráp (3.5) lên đỉnh bộ sinh hàn, sau đó nối các móc với lò xo (3.7). Chèn giấy thử (2.5) vào giữa hai mặt bích thủy tinh và kẹp hai mặt bích lại. Tháo nhiệt kế ra và thêm ngay 10 ml dung dịch axit sulfuric (H2SO4) (2.6) và 10 mg bột đồng (I) clorua (Cu2Cl2) sau đó lắp ngay nhiệt kế vào.
Tiến hành theo 5.1, ngoài ra duy trì lượng chứa trong bình ở 900C trong thời gian thử nghiệm và gia nhiệt 30 min. (Có thể cần thiết mở khí nitơ trước khi đạt 900C để tránh "thổi trở lại").
So sánh màu thu được trên giấy thử với màu chuẩn.


TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 9778:2013
CAC/GL 61-2007, SỬA ĐỔI 2009
HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG CÁC NGUYÊN TẮC CHUNG VỀ VỆ SINH THỰC PHẨM ĐỂ KIỂM SOÁT LISTERIA ONOCYTOGENES TRONG THỰC PHẨM
Guidelines on the Application of General Principles of Food Hygiene to the Control of Listeria monocytogenes Foods
Lời nói đầu
TCVN 9778:2013 hoàn toàn tương đương với CAC/GL 61-2007, sửa đổi, bổ sung năm 2009;
TCVN 9778:2013 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/F3 Nguyên tắc chung về vệ sinh thực phẩm biên soạn, Tổng Cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 7043:2013
RƯỢU TRẮNG
White spirit
Lời nói đầu
TCVN 7043:2013 thay thế TCVN 7043:2009;
TCVN 7043:2013 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/F9 Đồ uống biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

RƯỢU TRẮNG
White spirit
1. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này áp dụng cho các loại rượu trắng chưng cất và rượu trắng pha chế.

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 9669 : 2013
THỊT VAI LỢN ƯỚP MUỐI CÓ XỬ LÝ NHIỆT
Cooked cured pork shoulder
Lời nói đầu:
TCVN 9669:2013 tương đương có sửa đổi với CODEX STAN 97-1981, Rev.1-1991;
TCVN 9669:2013 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/F8 Thịt và sản phẩm thịt biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

THỊT VAI LỢN ƯỚP MUỐI CÓ XỬ LÝ NHIỆT
Cooked cured pork shoulder
1 Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này áp dụng cho các sản phẩm thịt vai lợn ướp muối có xử lí nhiệt được bao gói trong các bao bì bằng vật liệu thích hợp như mô tả trong 6.4 và 6.5 dưới đây.
Tiêu chuẩn này không áp dụng cho các sản phẩm thịt vai lợn có xử lí nhiệt có các đặc tính về thành phần khác với quy định trong tiêu chuẩn này. Các sản phẩm này phải được xác định rõ tên gọi mô tả đúng bản chất sao cho không làm người tiêu dùng hiểu lầm và không gây nhầm lẫn với sản phẩm được đề cập trong tiêu chuẩn này.



TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 9668:2013
THỊT BÒ ƯỚP MUỐI CÓ XỬ LÝ NHIỆT
Corned beef
Lời nói đầu
TCVN 9668:2013 tương đương có sửa đổi với CODEX STAN 88-1981, Rev.1-1991;
TCVN 9668:2013 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/F8 Thịt và sản phẩm thịtbiên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

THỊT BÒ ƯỚP MUỐI CÓ XỬ LÝ NHIỆT
Corned beef
1. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này áp dụng cho các sản phẩm thịt bò ướp muối được đóng trong bao bì kín rồi xử lí nhiệt để kéo dài thời gian sử dụng sản phẩm.
Tiêu chuẩn này không áp dụng cho các sản phẩm thịt bò ướp muối có các đặc tính về thành phần khác với quy định trong tiêu chuẩn này. Các sản phẩm này phải được xác định rõ tên gọi mô tả đúng bản chất sao cho không làm người tiêu dùng hiểu lầm và không gây nhầm lẫn với sản phẩm được đề cập trong tiêu chuẩn này.

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 9667:2013
ISO 4134:1999
THỊT VÀ SẢN PHẨM THỊT - XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG AXIT-(+)-GLUTAMIC - PHƯƠNG PHÁP CHUẨN
Meat and meat products - Determination of L-(+)-glutamic acid content - Reference method
Lời nói đầu
TCVN 9667:2013 hoàn toàn tương đương với ISO 4134:1999.
TCVN 9667:2013 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/F8
Thịt và sản phẩm thịt biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

THỊT VÀ SẢN PHẨM THỊT - XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG AXIT-(+)-GLUTAMIC - PHƯƠNG PHÁP CHUẨN
Meat and meat products - Determination of L-(+)-glutamic acid content - Reference method
1. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp chuẩn để xác định hàm lượng axit L-(+)-glutamic trong tất cả các loại thịt và sản phẩm thịt, kể cả thịt gia cầm.

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 9666 : 2013
ISO 13965:1999
THỊT VÀ SẢN PHẨM THỊT - XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG TINH BỘT VÀ GLUCOSE - PHƯƠNG PHÁP ENZYM
Meat and meat products - Determination of starch and glucose content - Enzymatic method
Lời nói đầu
TCVN 9666:2013 hoàn toàn tương đương với ISO 13965:1998;
TCVN 9666:2013 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/F8 Thịt và sản phẩm thịtbiên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

THỊT VÀ SẢN PHẨM THỊT - XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG TINH BỘT VÀ GLUCOSE - PHƯƠNG PHÁP ENZYM
Meat and meat products - Determination of starch and glucose content - Enzymatic method
1. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp enzym để xác định hàm lượng tinh bột không chứa nước và hàm lượng glucose trong tất cả các loại thịt và sản phẩm thịt, kể cả thịt gia cầm.
Phương pháp này thích hợp cho việc xác định hàm lượng tinh bột và glucose đến 0,30% (khối lượng).
Phương pháp này không áp dụng cho tinh bột biến tính bằng phương pháp hóa học hoặc các dẫn xuất của chúng.

Author Name

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.