TCVN 9504:2012 Tiêu chuẩn quốc gia về Lớp kết cấu áo đường đá dăm nước - Thi công và nghiệm thu

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 9504:2012
LỚP KẾT CẤU ÁO ĐƯỜNG ĐÁ DĂM NƯỚC- THI CÔNG VÀ NGHIỆM THU
Specification For Construction And Acceptance Of Water Bound Macadam Layer
Lời nói đầu
TCVN 9504:2012 do Tổng cục Đường bộ Việt Nam biên soạn, Bộ Giao thông vận tải đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
TCVN 9504:2012 thay thế TCVN 22TCN 06-77.

LỚP KẾT CẤU ÁO ĐƯỜNG ĐÁ DĂM NƯỚC- THI CÔNG VÀ NGHIỆM THU
Specification For Construction And Acceptance Of Water Bound Macadam Layer
1. Phạm vi áp dụng
1.1. Tiêu chuẩn này áp dụng cho việc thi công và nghiệm thu lớp kết cấu áo đường đá dăm nước khi dùng để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo và nâng cấp mặt đường ô tô, bến bãi.
1.2. Đá dăm nước được dùng làm lớp móng của các loại mặt đường; làm lớp mặt của mặt đường cấp thấp B1 (trên có lớp hao mòn hoặc lớp bảo vệ).
2. Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năng công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 7572-1+20:2006   Cốt liệu cho bê tông và vữa – Phương pháp thử
TCVN 8864 : 2011          Mặt đường ô tô – Xác định độ bằng phẳng bằng thước dài 3,0 mét
22 TCN 211-06(*)            Áo đường mềm – Các yêu cầu và chỉ dẫn thiết kế
22 TCN 306 – 03 (*)         Tiêu chuẩn kỹ thuật bảo dưỡng thường xuyên đường bộ
Tiêu chuẩn (*): tiêu chuẩn ngành đang được chuyển đổi
3. Thuật ngữ và định nghĩa
Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:
3.1. Lớp kết cấu áo đường đá dăm nước (Water Bound Macadam Layer)
Lớp kết cấu áo đường bằng hỗn hợp đá dăm có cường độ được hình thành theo nguyên lý đá chèn đá. Hỗn hợp cốt liệu thô được cài móc chặt cơ học với nhau bằng cách lu lèn, khe hở giữa các hạt cốt liệu thô được bịt kín bằng vật liệu chèn với sự hỗ trợ của nước.
3.2. Cốt liệu thô (Coarse Aggregate)
Hỗn hợp đá có kích cỡ to theo quy định và không lẫn vật liệu chèn.
3.3. Vật liệu chèn (Screenings)
Hỗn hợp các hạt cốt liệu nhỏ dùng để chèn kín khe hở giữa các hạt cốt liệu thô.
3.4. Độ dày đầm nén (Compacted Thickness)
Độ dày của lớp đá dăm nước sau khi lu lèn đảm bảo độ chặt quy định.
4. Quy định chung về đá dăm nước
4.1. Đá dăm nước được dùng làm lớp móng dưới, lớp móng trên hoặc lớp mặt đường phụ thuộc cấp hạng đường. Trong mỗi trường hợp, đá dăm nước được thi công theo các quy định cụ thể trong tiêu chuẩn này.
4.2. Chỉ được thi công lớp đá dăm nước khi các lớp phía dưới đã được nghiệm thu theo các quy định hiện hành.
4.3. Không được rải lớp đá dăm nước trên mặt đường nhựa nếu mặt đường nhựa không được cào xới tạo nhám hoặc không có các giải pháp thích hợp để gắn kết và thoát nước giữa mặt đường nhựa hiện tại và lớp đá dăm nước.
4.4. Trong mọi trường hợp đều phải có hệ thống rãnh thoát nước cho kết cấu áo đường có lớp đá dăm nước.
5. Yêu cầu đối với vật liệu làm lớp đá dăm nước
5.1. Cốt liệu thô
5.1.1. Cốt liệu thô dùng trong lớp đá dăm nước phải được xay (nghiền) từ đá tảng, đá núi. Không được dùng đá xay từ đá mác-nơ, sa thạch sét, diệp thạch sét. Không được dùng đá xay từ cuội, sỏi sông suối.
5.1.2. Đá phải đồng đều, sắc cạnh, không lẫn các hạt mềm, yếu, phong hóa. Đá phải sạch và không lẫn cỏ rác.
5.1.3. Các chỉ tiêu cơ lý của cốt liệu thô xay từ các loại đá gốc nói trên phải thỏa mãn các quy định ở Bảng 1.
Bảng 1 – Các chỉ tiêu cơ lý quy định cho cốt liệu thô dùng cho lớp đá dăm nước
Các chỉ tiêu cơ lý
Quy định
Phương pháp thử
Lớp mặt
Lớp móng trên
Lớp móng dưới
Cường độ nén của đá gốc, Mpa




- Đá mác ma, biến chất
- Đá trầm tích
≥ 100
≥ 80
≥ 80
≥ 60
≥ 80
≥ 60
TCVN 7572-10:2006(Căn cứ chứng chỉ thí nghiệm của nơi sản xuất đá dăm)
Độ hao mòn khi va đập trong máy Los Angeles, %
≤ 28
≤ 35
≤ 40
TCVN 7572-12:2006
Lượng hạt thoi dẹt,  %
≤ 15
≤ 15
≤ 20
TCVN 7572-13:2006
Hàm lượng hạt mềm yếu, phong hóa, %
≤ 10
≤ 15
≤ 15
TCVN 7572-17:2006
Hàm lượng chung bụi, bùn sét, %
≤ 2
≤ 2
≤ 2
TCVN 7572-8:2006
5.1.4. Cốt liệu thô dùng cho lớp đá dăm nước được phân làm 3 loại có kích cỡ và phạm vi sử dụng được quy định trong Bảng 2. Cốt liệu thô loại 1 chỉ dùng làm lớp móng dưới.
Bảng 2 – Phân loại, phạm vi sử dụng và yêu cầu về kích cỡ cốt liệu thô dùng cho lớp đá dăm nước
Số hiệu phân loại
Kích cỡ đá, mm
Độ dày đầm nén một lớp, cm
Kích thước lỗ sàng vuông, mm
Phần trăm lọt sàn theo khối lượng, %
Phạm vi sử dụng
Loại 1
90 đến 63
15 (18)
100
100
Chỉ dùng làm lớp móng dưới
90
90 – 100
75
35 – 70
63
0 – 15
37,5
0 – 5
Loại 2
63 đến 37,5
12 (15)
75
100
Dùng làm lớp mặt, lớp móng trên hoặc lớp móng dưới
63
90 – 100
50
35 – 70
37,5
0 – 15
19
0 – 5
Loại 3
50 đến 25
10 (12)
63
100
Dùng làm lớp mặt, lớp móng trên hoặc lớp móng dưới
50
90 – 100
37,5
35 – 70
25
0 – 15
12,5
0 - 5
CHÚ THÍCH: Độ dày đầm nén trong ngoặc () chỉ được thi công khi có trách nhiệm lu lèn phù hợp
5.1.5. Độ dày đầm nén một lần thi công đối với mỗi loại kích cỡ cốt liệu thô được ghi trong Bảng 2. Nếu thiết kế với chiều dày lớn hơn thì phải chia thành 2 hoặc nhiều lớp có độ dày như nhau để thi công.
5.2. Vật liệu chèn
5.2.1. Vật liệu chèn dùng để lấp kín khe hở giữa các loại hạt cốt liệu thô. Vật liệu chèn thường được xay từ cùng loại đá với cốt liệu thô. Vật liệu chèn cũng có thể được xay từ cuội, sỏi sông suối. Vật liệu chèn phải có giới hạn chảy nhỏ hơn 20, chỉ số dẻo nhỏ hơn 6 và các hạt lọt qua sàng 0,075mm không lớn hơn 10%.
5.2.2. Thành phần hạt của vật liệu chèn phải phù hợp với quy định tại Bảng 3
Bảng 3 – Yêu cầu về kích cỡ và thành phần hạt của vật liệu chèn dùng để thi công lớp đá dăm nước
Phân loại vật liệu chèn
Kích cỡ vật liệu chèn, mm
Kích thước lỗ sàng vuông, mm
Phần trăm lọt sàn theo khối lượng, %
Loại A
9,5
12,5
100
9,5
85 – 100
4,75
10 – 30
0,15
0 – 10
Loại B
4,75
9,5
100
4,75
85 – 100
0,15
10 – 30
0,075
< 10
5.2.3. Vật liệu chèn loại A được sử dụng kết hợp với cốt liệu thô loại 1, vật liệu chèn loại B được sử dụng kết hợp với cốt liệu thô loại 3. Cốt liệu thô loại 2 có thể dùng kết hợp với vật liệu chèn loại A hoặc loại B.
5.3. Vật liệu dính kết
5.3.1. Bột khoáng được sử dụng làm vật liệu dính kết cho đá dăm nước khi dùng đá dăm nước làm lớp mặt đường. Bộ khoáng được sử dụng như vật liệu bịt khe hở, có thành phần gồm các hạt mịn lọt 100% qua sàng 0,425 mm và có chỉ số dẻo từ 4 đến 8. Bột khoáng là sản phẩm được nghiền từ đá các bô nát (đá vôi can xit, đolomit …), có cường độ nén của đá gốc lớn hơn 20 MPA, từ xỉ bazơ của lò luyện kim hoặc là xi măng.
5.3.2. Không cần thiết dùng vật liệu dính kết nếu vật liệu chèn được xay từ cuội, sỏi. Trong trường hợp dùng đá dăm nước làm lớp mặt đường và vật liệu chèn có chỉ số dẻo nhỏ hơn 4, nên sử dụng một khối lượng nhỏ bột khoáng cho lớp trên cùng. Khối lượng vật liệu chèn được giảm tương ứng với khối lượng bột khoáng sử dụng.
5.4. Nước

TCVN 9504:2012, TCVN 9504:2012 Tiêu chuẩn quốc gia về Lớp kết cấu áo đường đá dăm nước - Thi công và nghiệm thu, tcvn miễn phí, tiêu chuẩn việt nam

Nhãn:

Đăng nhận xét

[blogger]

Author Name

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.