TCVN 4260:2012 Tiêu chuẩn quốc gia về Công trình thể thao - Bể bơi - Tiêu chuẩn thiết kế

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 4260:2012
CÔNG TRÌNH THỂ THAO - BỂ BƠI - TIÊU CHUẨN THIẾT KẾ
Sporting facilities Swimming pools - Design standard
Lời nói đầu
TCVN 4260 : 2012 thay thế TCVN 4260 :1986.
TCVN 4260 : 2012 được chuyển đổi từ TCXDVN 288 : 2004 theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm b) Khoản 1 Điều 7 Nghị định127/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 của Cnh phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.
TCVN 4260 : 2012 do Viện Kiến trúc, Quy hoạch Đô thị và Nông thôn biên soạn, Bộ Xây dựng đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

CÔNG TRÌNH THỂ THAO - BỂ BƠI - TIÊU CHUẨN THIẾT KẾ
Sporting facilities Swimming pools - Design standard
1. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này áp dụng để thiết kế mới, thiết kế cải tạo các bể bơi trong đó bao gồm: bể thi đấu và tập luyện các môn thể thao dưới nước, bể nhảy cầu, bể dạy bơi, bể vầy và bể hỗn hợp.
CHÚ THÍCH: Đối với những bể bơi có yêu cầu đc biệt, có thể tham khảo tiêu chuẩn này và phải được các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
2. Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết khi áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn có ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm c các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 2622Phòng cháy, chống cháy cho nhà và công trình - Yêu cầu thiết kế.
TCVN 4513Cấp nước bên trong - Tiêu chuẩn thiết kế;
TCVN 5502 : 2003Nước cấp sinh hoạt - Yêu cầu chất lượng;
TCVN 7447Hệ thống lắp đặt điện của các tòa nhà.
TCXDVN 33 : 20061) Cấp nước. Mạng lưới đường ống và công trình - Tiêu chuẩn thiết kế;
TCXDVN 264: 20021)Nhà và công trình - Nguyên tắc cơ bn để xây dựng công trình đảm bảo người tàn tật tiếp cận sử dụng
3. Quy định chung
3.1. Bể bơi được phân loại theo chức năng sử dụng bao gồm:
3.1.1. Bể bơi dùng để thi đấu (gọi tắt là bể thi đấu) có 2 loại:
Loại có chiều dài thông thủy là 50 m  loại có chiều dài 25 m. Trường hợp đầu bể bơi có gắn bảng đồng hồ điện tử thì chiều dải bể lấy 50 m + 0,03 m hoặc 25 m + 0,03 m
Bể thi đấu gồm có 8 đường bơi và 10 đường bơi, mỗi đường bơi có chiều rộng 2,5 m.
CHÚ THÍCH:
1) Đi với bể thi đấu các cấp không được phép thiết kế ít hơn 8 đường bơi;
2) Loại bể có chiều rộng 25 m dùng đ tập luyện được thiết kế theo chiều ngang bể;
3) Sai số chiều dài b ch được phép lấy sai số dương (+);
4) Tùy theo yêu cầu có thể thiết kế bể bơi trong nhà và bể bơi ngoài trời.
3.1.2. Bể nhảy cầu có 2 loại:
Loại cầu nhảy cứng có độ cao: 10m; 7,5 m; 5m;
Loại cầu nhảy mềm  độ cao: 3 m và 1 m.
3.1.3. Bể dạy bơi cho bốn lứa tuổi:
Trẻ em dưới 7 tuổi;
Trẻ em từ 7 tuổi đến 10 tuổi;
Trẻ em từ 10 tuổi đến 14 tuổi;
Tr em trên 14 tuổi và người lớn chưa biết bơi.
CHÚ THÍCH:
1) Có thể thiết kế 4 loại bể riêng cho 4 lứa tuổi.
2) B dùng cho trẻ em dưới 7 tuổi gọi là bể vy.
3.1.4. Bể hỗn hợp là loại bể có hai chức năng sử dụng trở lên và dùng đ phục vụ thường xuyên cho quần chúng.
3.2. Trong khu liên hợp các bể bơi, khuyến khích bố trí bể nhảy cầu, bể chơi môn bóng nước, bơi nghệ thuật bên cạnh bể thi đấu. Bể dạy bơi có thể bố trí xa các bể bơi lớn.
CHÚ THÍCH: Có thể xây dựng một b cho cả ba môn: nhảy cầu, bóng nước và bơi nghệ thuật.
3.3. Công suất sử dụng của bể bơi (số người lớn nhất khi luyện tập hay thi đu trong cùng một buổi) được tính như sau:
Bể bơi: 15 người/đường bơi;
Nhảy cầu: 8 người/cầu nhảy;
Bóng nước: 22 người/bể.
3.4. Quy mô công trình được tính theo sức chứa của khán đài trong công trình. Số chỗ trên khán đài được tính theo t lệ từ 5 % đến 7 % dân số của điểm dân cư.
CHÚ THÍCH: Tùy thuộc o cquản lý và chức năng sử dụng công trình để có thể lựa chọn quy mô cho thích hợp.
3.5. Cấp kỹ thuật công trình của bể bơi được quy định trong Bng 1.
Bảng 1 - Cấp kỹ thuật công trình của bể bơi
Cấp I
Cấp II
Cấp III
Đủ tiêu chuẩn để tổ chức huấn luyện, thi đấu trong nước và quốc tế.
Đủ tiêu chuẩn để tổ chức huấn luyện, thi đấu trong nước.
Đủ tiêu chuẩn để tổ chức huấn luyện, thi đấu  địa phương
Có hệ thống xử lý nước, đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật vệ sinh cao, an toàn môi trường sinh thái.
Có hệ thống xử lý nước, đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật vệ sinh, an toàn môi trường sinh thái.
Có hệ thống xử lý nước, đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật vệ sinh tối thiểu, an toàn môi trường sinh thái.
Công trình có độ bền vững trên 100 năm và áp dụng các giải pháp thiết kế tiên tiến.
Công trình có độ bền vững trên 70 năm và áp dụng các giải pháp thiết kế tiên tiến.
Công trình có độ bền vững trên 30 năm và sử dụng các vật liệu sẵn có  địa phương.
Có công trình phục vụ với đầy đủ tiện nghi, chất lượng cao cho vận động viên và khán giả.
Có công trình phục vụ với đầy đ tiện nghi cho vận động viên và khán giả.
Có một số phòng phục vụ đáp ứng yêu cầu tối thiểu của vận động viên.
Bậc chịu lửa bậc I và bậc II.
Bậc chịu lửa bậc II và bậc III.
Bậc chịu lửa bậc III và bậc IV.
Có khán đài, sử dụng vật liệu bền, đẹp, chất lượng cao.
Có khán đài, với quy mô theo yêu cầu của địa phương, sử dụng vật liệu bền vững.
Không có khán đài hoặc có khán đài đơn gin.
Có hành lang kỹ thuật chạy xung quanh bể đ lắp đặt các thiết bị ghi hình
-
-
3.6. Trục dọc của bể bơi ngoài trời phải bố trí theo hướng Bắc - Nam. Trường hợp địa hình không thuận lợi, cho phép bố trí trục bể lệch so với hướng Bắc - Nam không quá 30° (Xem Hình 1).
Cầu nhảy phải được bố trí sao cho khi nhảy, vận động viên quay mặt về phía Bắc hoặc Đông Bắc.
Hình 1 - Góc lệch cho phép không lớn hơn 30° so với hướng Bắc - Nam
3.7. Diện tích khu đất trước lối vào khán đài bể bơi được quy định như sau:
Đối với bể bơi có sức chứa lớn hơn 1 000 người: 0,5 m2/người;
Đối với bể bơi có sức chứa nhỏ hơn 1 000 người: 0,2 m2/người;
Đối với bể bơi ngoài trời, phải bố trí sân khi động với tiêu chuẩn diện tích là 4,5 m2/người.
CHÚ THÍCH: Số người tính toán được tính theo khả năng phục vụ cao nhất của bể
4. Yêu cầu của khu đất xây dựng và tổng mặt bằng
4.1. Khu đất xây dựng bể bơi phải đảm bảo:
Nằm trong khu vực quy hoạch đã được duyệt, có đủ diện tích đất để xây dựng và có hướng dự kiến phát triển cho tương lai;
Cao ráo, dễ thoát nước, giao thông thuận tiện cho người đến xem, thi đấu, học tập, huấn luyện và thoát người an toàn;
Sử dụng đất đai hợp lý, hạn chế sử dụng đất nông nghiệp;
Thuận tiện cho việc cấp điện, cấp nước, thông tin liên lạc.
4.2. Khoảng cách ly vệ sinh nhỏ nhất từ bể bơi đến các đối tượng cách ly phù hợp với quy định có liên quan [1] như đã nêu trong Bảng 2.
4.3. Trong khu đất xây dựng bể bơi, diện tích cây xanh không nhỏ hơn 30 % diện tích khu đất xây dựng. Khi bố trí cây xanh cần chú ý tránh lá rụng vào bể bơi và chọn loại cây ít rụng lá, cây không có nhựa độc.
Tùy theo vị trí khu đất xây dựng, cần phải bố trí dải cây xanh để ngăn ngừa gió, bụi, tiếng ồn. Chiều rộng dải cây xanh không nhỏ hơn 5 m đối với đường giao thông thường và 10 m đối với đường giao thông có mật độ lớn.
Bảng 2 - Khoảng cách ly vệ sinh đối với bể bơi
Kích thước tinh bng mét
Tên công trình
Khoảng cách ly tối thiểu
Bệnh viện
1 000
Nghĩa trang, bãi rác
2 000
Nhà máy cấp độc hại I
1 000
Nhà máy cấp độc hại II
500
Nhà máy cấp độc hại III
300
Nhà máy cấp độc hại IV
100
Nhà máy cấp độc hại V
50
4.4. Đối với bể bơi được xây dựng trong công viên thì diện tích cây xanh không hạn chế và không tính vào diện tích đất xây dựng.
4.5. Các bể bơi ngoài trời cần bố trí cách chỉ giới đường đ ít nhất là 15 m, cách khu nhà ít nhất là 100 m và phải có hàng rào bảo vệ.
4.6. Khu đất xây dựng phải có lối thoát người khi  sự cố. Chiều rộng lối thoát tính theo tiêu chuẩn 1 m cho 500 người. Ít nhất phải  2 lối ra vào cho người đi bộ và 2 lối ra vào cho ôtô, xe máy.
4.7. Giao thông đường phố tại khu vực cổng ra vào bể bơi phải đảm bảo an toàn và không bị tắc nghẽn:
Tránh m cổng chính trực tiếp ra trục đường giao thông chính có đông xe qua lại;
Có diện tích tập kết người và xe trước cng (bãi đỗ xe);
Cổng và hàng rào giáp hai bên cng nên lùi sâu vào ranh giới lô đất ít nhất là 4 m để tạo thành chỗ tập kết hoặc chiều rộng ít nhất phải bằng 4 lần chiều rộng của cổng.
4.8. Trong khu đất xây dựng bể bơi, phải bố trí đường giao thông hợp lý và có bãi để xe. Ch tiêu tính toán diện tích bãi để xe được lấy như sau:
Xe ôtô : 25 m2/xe;
Xe mô tô, xe máy: 3,0 m2/xe;
Xe đạp : 0,9 m2/xe.
4.9. Khi xây dựng một nhóm các bể bơi hoặc khu liên hợp các công trình thể thao trong đó có bể bơi phải bảo đảm phân chia các khu vực hợp lý và thuận tiện cho việc tổ chức các hoạt động th dục thể thao, đồng thời phải thỏa mãn các yêu cầu trong từng khu chức năng như:
Khu giảng dạy, huấn luyện và thi đấu;
Khu phục vụ vận động viên, khu tập luyện phát triển tố chất thể lực (phòng luyện tập bổ trợ) và khu các công trình phục vụ sân bãi (kỹ thuật, trồng c, bảo vệ sân,..);
Khu phục vụ khán giả, bộ phận truyền thông, truyền hình, tường thuật;
Khu vệ sinh, tắm rửa của vận động viên và huấn luyện viên;
Khu quảng trường và khán đài;
Bãi để xe và mạng lưới giao thông trong khu vực bể bơi;
Khu y tế - cấp cứu, thư giãn, nghỉ ngơi.
CHÚ THÍCH: Tại các khu vực phải tính đến nhu cu tiếp cận và sử dụng của người khuyết tật. Yêu cầu thiết kế tuân theo TCXDVN 264: 2002.
4.10. B trí các bể bơi cần tính đến khả năng phối hợp giữa các công trình để tạo thành mạng lưới công trình thể thao của đô thị. Khi đó đất xây dựng sẽ được tính theo tiêu chuẩn của điểm dân cư lớn nhất.
5. Nội dung công trình và giải pháp thiết kế
5.1. Yêu cầu chung
5.1.1. Nội dung thiết kế trong bể bơi gồm các khu chức năng chủ yếu sau:
a) Khu hành chính gồm:
Sảnh;
Nơi gửi quần áo;
Bán vé;
Các phòng làm việc của Ban quản lý bể bơi;
Các phòng kỹ thuật: điện, nước và các bộ môn kỹ thuật khác phục vụ cho người sử dụng;
Các phòng sửa chữa: mộc, nề, sắt  các thiết bị khác của công trình;
Căng tin;
Kho các loại.
b) Khu vận động viên gồm:
Phòng huấn luyện viên;
Phòng học lý thuyết và hội họp báo chí;
Phòng y tế, xoa bóp, sơ cứu;
Phòng thay quần áo của vận động viên (nam, nữ);
Phòng tắm và vệ sinh (nam, nữ);
Phòng nghỉ và thay quần áo của huấn luyện viên, trọng tài (nam, nữ);
Phòng hay sân khởi động;
Phòng tập bổ trợ phát triển tố cht thể lực;
Phòng gọi tên vận động viên chờ xuất phát;
Phòng làm việc của ban kỹ thuật, tổ chức thi đấu (phòng làm việc của FINA);
Phòng thông tin công cộng;
Phòng điều khiển thiết bị bấm giờ;
Phòng đón khách quan trọng;
Hố rửa chân;
Bể bơi.
c) Khu khán giả gồm:
Khán đài;
Hiên hay phòng nghỉ cho khán giả;
Vệ sinh (nam, nữ).
d) Khu để xe: ô tô, mô tô, xe đạp.
e) Khu cây xanh và hàng rào cây xanh để bảo vệ ngăn bụi, chắn gió và cải tạo khí hậu.
f) Mạng lưới giao thông trong công trình.
CHÚ THÍCH:
1) Khu vực giảng dạy, hun luyện hay thi đấu là khu vực chính, cn được bố trí  vị trí thích hợp và nên gần cửa ra vào chính.
2) Mạng lưới giao thông trong công trình cần tránh các luồng đi chồng chéo và quanh co.
3) Các khu vực kể trên cần đảm bảo tính chất riêng biệt của từng khu. nhưng vẫn phải có sự liên hệ chặt chẽ với nhau.
5.1.2. Kích thước và khả năng phục vụ của các loại bể bơi được quy định trong Bảng 3.
Bng 3 - Kích thước bể bơi
Kích thước tính bằng mét
Loại bể
Kích thước thông thủy
Khả năng phục vụ
Chiềudài
Chiều rộng
Độ sâu của nước
Đầu nông
Đầu sâu
1. Bể bơi (dùng để thi đấu)
Loại lớn (có khán đài) 10 đường bơi
50
25
2,0
Từ 2,2 đến 2,3
15 người 1 đường bơi
Loại trung bình





8 đường bơi
50
từ 21 đến 25
từ 1,2 đến 1,8
Từ 1,8 đến 2,05
15 người 1 đường bơi
8 đường bơi
25
từ 21 đến 25
từ 1,0 đến 1,1
Từ 1,8 đến 2,05
2. Bể nhảy cầu
Loại lớn
33
25
Độ cao nhảy cầu lấy phù hợp với quy định tại 3.1.2 và độ sâu lấy như đối với bể bơi
8 người 1 cầu nhảy

25
22

20
20
Loại nh
18
16

16
16
3. Bể dạy bơi
Loại trên 14 tuổi và người lớn
12,5
6
0,9
không lớn hơn 1,25
5 m2 mặt nước cho một người tập
Loại từ 10 tuổi đến 14 tuổi
12,5
6
0,8
không lớn hơn 1,15
4 m2 mặt nước cho một người tập
Loại từ 7 tuổi đến 10 tuổi
10
6
0,6
0,85
3 m2 mặt nước cho một người tập
4. Bể vầy
Không quy định kích thước
Không lớn hơn 0,8
5 m2 mặt nước cho một trẻ em
5. Bể hỗn hợp
Không quy định kích thước
Tùy theo nhiệm vụ của từng bể bơi
Theo công suất từng loại có trong bể hỗn hợp
CHÚ THÍCH:
1) Sai số cho phép đo giữa hai đầu thành bể ở tất cả mọi điểm trên mặt nước là +0,3m và dưới mặt nước là +0,8 m.
2) Đối với bể bơi dùng cho thi đấu quốc tế phải có 8 đường bơi, dài 50 m, rộng 25 m, độ sâu tối thiểu 2,0 m.
3) Bệ xuất phát được đặt ở đầu sâu của bể.
4) Trường hợp đặc biệt có thể thiết kế loại bể bơi có vách ngăn di động với chiều dài 50 m + 2,5 m, chiều rộng 25 m, độ sâu không nhỏ hơn 2 m để có thể chia bể ra các phần theo ý muốn.
5) Khi thiết kế bể nhảy cầu chung với bể bóng nước cho phép đầu sâu của bể từ 4,5 m đến 5 m.
6) Bể bơi loại nhỏ có 4 đến 6 đường bơi có thể dùng để dạy bơi hoặc tập luyện.
5.1.3. Thành phần và tiêu chuẩn diện tích các phòng phục vụ bể bơi, tùy thuộc vào loại bể  công suất của bể được quy định trong Bảng 4.
Bảng 4 - Diện tích các phòng phục vụ bể bơi
Tên phòng
Diện tích
Chiều cao thông thủy tối thiểu
m
Ghi chú
1. Sảnh
Vận động viên
0,45 m2/người, tính với 200 % công suất phục vụ của bể
2,7

Khán giả
0,15 m2/người, tính với 100 % số chỗ ngồi
2,7

2. Phòng gửi mũ áo
Vận động viên
0,07 m2/người, tính với 300 % công suất phục vụ của bể
2,1

Khán giả
0,07 m2/người, tính với 100 % số chỗ ngồi
2,1
Chỉ nên có ở các bể cấp I
3. Phòng bán vé
1,5 m2/cửa bán vé phục vụ 150 khán giả
2,1

4. Phòng thay quần áo
Cho tập thể
1,0 m2/người, tính với 200 % công suất phục vụ củabể
2,7
Theo yêu cầu cụ thể của công trình
Cho một đội
lớn nhất 24 m2


Cho trọng tài, huấn luyện viên
lớn nhất 24 m2


5. Phòng nghỉ của vận động viên
1,5 m2/người, tính với 200 % công suất phục vụ củabể
3,0
Nam/ nữ riêng biệt
6. Chỗ ngh dành cho khán giả
0,4 m²/người (khi khán đài dưới 500 chỗ ngồi)
2,7
Nếu khán đài dưới 500 chỗ, nên kết hợp với snh và được phép tăng 15 % diện tích sảnh

0,35 m²/người (khi khán đài đến 1 000 chỗ ngồi)



0,3 m²/người (khi khán đài trên 1 000 chỗ ngồi)


7. Phòng vệ sinh khán giả
Quy định trong Bảng 7
2,1

8. Phòng y tế, sơ cứu
từ 16 m² đến 20 m²
2,7

9. Phòng xoa bóp
16 m²
2,7
Chỉ có  bể bơi cấp I, II
10. Phòng huấn luyện viên
9 m²
2,7

11. Phòng tập bổ trợ phát triển tố chất thể lực
từ 24 m² đến 36 m²
2,7

12. Phòng học lý thuyết và hội họp báo chí
30 m²
2,7
Số phòng tùy thuộc yêu cầu cụ thể
13. Phòng vệ sinh cho vận động viên, huấn luyện viên, trọng tài và nhân viên phục vụ
Tính theo quy định trong Bảng 7


14. Phòng làm việc của ban kỹ thuật và tổ chức thi đấu
từ 12 m² đến 15 m²
2,7
Có thể dùng làm phòng trực ban quan sát
15. Phòng quản lý bể bơi
từ 12 m² đến 15 m²
2,7

16. Phòng nghỉ của nhân viên phục vụ
6 m²
2,7
Nam/ nữ riêng biệt
17. Kho dụng cụ các loại
24 m²
2,1
Dùng để đựng dụng cụ học tập kể cả đặt máy khí nén cho bình lặn
18. Kho hành chính
từ 9 m² đến 12 m²
2,1
Tùy thuộc vào kích thước của thiết bị, máy móc và dụng cụ được trang bị
19. Phòng sửa chữa đồ mộc, sắt
từ 15 m² đến 20 m²
2,7

20. Phòng kỹ thuật điện nước
từ 20 m² đến 24 m²
2,7

21. Phòng clo
24 m²
2,7
Tùy theo yêu cầu cụ thể, có thể bố trí thành kho clo, phòng đệm, phòng điều tiết
22. Phòng lễ tân, tiếp khách
từ 18 m² đến 24 m²
2,7

23. Phòng căng tin
từ 15 m² đến 20 m²
2,7
Có thể bố trí kết hợp trong một khu
24. Phòng đặt máy bơm lọc nước tuần hoàn
từ 18 m² đến 20 m²
2,7

25. Phòng gọi tên vận động viên chờ xuất phát
từ 12 m² đến 15 m²
2,7

26. Phòng thông tin công cộng
từ 6 m² đến 9 m²
2,7

27. Sân hoặc phòng khởi động
0,5 m²/người
2,7

28. Phòng thường trực
6

Nếu bố trí trực đêm thì tính với 6 m²/nhân viên.
CHÚ THÍCH:
1) Ngoài các phòng đã quy định trong Bảng trên, có thể bố trí thêm một số phòng khác theo yêu cầu hoạt động của bể bơi và được duyệt trong dự án khả thi.
2) Đối với bể bơi trong nhà có khán đài trên 500 chỗ và bể bơi ngoài trời có khán đài trên 1 000 chỗ thì cần bố trí khu vệ sinh dành riêng cho phóng viên, nhiếp ảnh, quay phim, vô tuyến truyền hình.
5.1.4. Khi thiết kế các loại bể bơi hoặc một cụm các bể bơi, phải đảm bảo đúng dây chuyền hoạt động của người đến bơi theo trình tự sau: sảnh (có phòng đăng ký hoặc bán vé) - phòng thay quần áo - sân hoặc phòng khi động - phòng vệ sinh và tắm - hố rửa chân - sân bể bơi. Đường giao thông của vận động viên và khán giả phải đảm bảo riêng biệt, không ảnh hưởng lẫn nhau (Xem Hình 2).
Hình 2 - Sơ đồ minh họa dây chuyền hoạt động trong khu vực bể bơi
5.1.5. Trong bể thi đấu  bể dạy bơi phải thiết kế bục xuất phát cho bơi sấp và tay nắm để xuất phát khi bơi ngửa (Xem Hình 3). Hai hệ thống bục xuất phát được bố trí  hai thành bể. Yêu cầu kỹ thuật và chất lượng của bục xuất phát phải đảm bảo các yêu cầu sau:
Độ cao mặt bục cách mặt nước từ 0,5 m đến 0,75 m;
Kích thước mặt bục 0,5 m x 0,5 m, dốc nghiêng về phía trong bể không lớn hơn 10°;
Các dóng tay nắm để xuất phát khi bơi ngửa phải đặt trên mặt nước từ 0,3 m đến 0,6 m và song song với thành bể, không được nhô ra ngoài thành bể;
Bục phải chắc chắn. Mặt trên và mép phủ phải bằng vật liệu chống trơn.
Kích thước tính bằng milimét
Hình 3 - Quy cách bục xuất phát
5.1.6. Các bậc thang lên xuống phải bố trí lẩn vào hai thành bể bơi hoặc nằm ngoài vùng an toàn của đường bơi (Xem Hình 4). Các tay vịn của thang phải có chênh lệch độ cao. Các bậc thang lên xuống  thể bằng kim loại hoặc xây gạch và không được trơn trượt.
Kích thước tính bằng milimét
Hình 4 - Cấu tạo thang lên trong bể bơi
5.1.7. Số lượng thang lên xuống và đứng nghỉ ở mỗi thành bên của bể phải đảm bảo:
Đối với bể dài 50 m: 3 thang;
Bể nhảy cầu: 2 thang;
5.1.8. Đối với bể bơi có độ sâu nhỏ hơn hoặc bằng 1,2 m không cần thiết kế bậc đứng ngh chân. Đối với bể bơi có độ sâu lớn hơn 1,2 m phải thiết kế bậc đứng ngh chân  hai bên thành dọc bể tại độ sâu 1,2 m (Xem Hình 5).
Kích thước tính bằng milimét
Hình 5 - Bậc đứng ngh chân
5.1.9. Thành và đáy bể phải bền vững, chống thấm tốt, chống được sự ăn mòn của các chhóa học trong nước. Khi thiết kế thành và đáy bể phải chú ý tránh các dạng phá hủykết cấu công trình.
Bể dạy bơi: 1 thang;
Bể hỗn hợp và bể vầy: bố trí theo từng trường hợp cụ thể.
5.1.10. Trên thành và đáy bể thi đấu đến chân bục xuất phát phải bố trí các vạch chuẩn (đường chỉ dẫn) màu sm tương phản với thành bể để đánh dấu trục đường bơi. Vạch chuẩn có chiều rộng từ 0,2 m đến 0,3 m, chiều dài 46 m đối với bể dài 50 m và chiều dài 21 m đối với bể dài 25 m (Xem Hình 6).
5.1.11. Bề mặt của đáy và thành bể phải bằng phng, không trơn, ốp gạch men kính có màu sáng. Phần tiếp giáp giữa thành và đáy bể được phép làm vát, góc vát không lớn hơn 30° so với đáy bể. Đáy bể phải dốc về phía hố thu nước, độ dốc phải đảm bảo từ 0,01 đến 0,03.
5.1.12. Bể bơi để phục vụ môn bóng nước phải đánh dấu kích thước và thiết kế các chi tiết như quy định trong Hình 7.


TCVN 4260:2012, Tiêu chuẩn quốc gia về Công trình thể thao - Bể bơi - Tiêu chuẩn thiết kế, tcvn miễn phí, tiêu chuẩn bể bơi

Nhãn:

Đăng nhận xét

[blogger]

Author Name

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.