TCVN 4205:2012 Tiêu chuẩn quốc gia về Công trình thể thao - Sân thể thao - Tiêu chuẩn thiết kế


TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 4205:2012
CÔNG TRÌNH THỂ THAO - SÂN THỂ THAO - TIÊU CHUẨN THIẾT KẾ
Sporting facilities - Stadium - Design standard
Lời nói đầu
TCVN 4205:2012 thay thế TCVN 4205:1986.
TCVN 4205:2012 được chuyển đổi từ TCXDVN 287:2004 theo qui định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm b) Khoản 1 Điều 7 Nghị định 127/2007/NĐ-CPngày 01/8/2007 của Chính phủ qui định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.
TCVN 4205:2012 do Viện Kiến trúc, Quy hoạch Đô thị và Nông thôn biên soạn, Bộ Xây dựng đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn – Đo lường – Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

CÔNG TRÌNH THỂ THAO - SÂN THỂ THAO - TIÊU CHUẨN THIẾT KẾ
Sporting facilities - Stadium - Design standard
1. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này áp dụng để thiết kế xây dựng mới hoặc cải tạo các sân thể thao phẳng (loại không có mái che).
CHÚ THÍCH: Các sân thể thao phẳng (loại không có mái che) trong tiêu chuẩn này được viết tắt là sân thể thao.
2. Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết khi áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn có ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 2622Phòng cháy, chống cháy cho nhà và công trình – Yêu cầu thiết kế.
TCVN 4474Thoát nước bên trong – Tiêu chuẩn thiết kế.
TCVN 4513Cấp nước bên trong – Tiêu chuẩn thiết kế.
TCXD 16:19861)Chiếu sáng nhân tạo trong công trình dân dụng – Tiêu chuẩn thiết kế.
TCXDVN 264:20021)Nhà và công trình – Nguyên tắc cơ bản xây dựng công trình đảm bảo người tàn tật tiếp cận sử dụng;
3. Thuật ngữ và định nghĩa
3.1. Sân thể thao
Công trình để phục vụ luyện tập, huấn luyện và thi đấu các môn thể thao.
Sân thể thao được phân làm hai loại: Sân thể thao riêng cho từng môn; Sân thể thao nhiều môn.
CHÚ THÍCH: Tùy theo mục đích sử dụng mà mỗi sân thể thao có thể có những yêu cầu thiết kế riêng.
3.2. Sân thể thao riêng cho từng môn
Loại sân được thiết kế để đáp ứng nhu cầu hoạt động riêng cho một môn thể thao nhất định.
3.3. Sân thể thao nhiều môn
Loại sân được thiết kế để đáp ứng nhu cầu hoạt động từ hai môn thể thao trở lên.
4. Qui định chung
4.1. Căn cứ vào chất lượng sử dụng và độ bền vững của công trình, sân thể thao được chia làm 4 cấp và được qui định trong Bảng 1. Cấp công trình của sân thể thao phải lớn hơn hoặc bằng cấp của các công trình phục vụ trong sân đó.
Bảng 1 – Cấp sân thể thao
Cấp công trình (sân)
Chất lượng sử dụng
Yêu cầu sử dụng
Độ bền vững công trình
Cấp I
Bậc I
Huấn luyện, thi đấu quy mô lớn trong nước và quốc tế
Theo độ bền vững và niên hạn sử dụng vật liệu xây dựng của từng loại sân.
Cấp II
Bậc II
Huấn luyện, thi đấu trong nước và quốc tế
Cấp III
Bậc III
Giảng dạy, huấn luyện và thi đấu cơ sở
Cấp IV
Bậc IV
Giảng dạy, huấn luyện, thi đấu phổ thông và vui chơi
CHÚ THÍCH:
1) Việc đánh giá chất lượng sử dụng của sân thể thao theo mỗi bậc được qui định trong phụ lục A.
2) Sân thể thao cấp II có yêu cầu chất lượng sử dụng như sân cấp I nhưng cho phép có số đường chạy thẳng và đường chạy vòng ít hơn sân cấp I.
4.2. Khán đài trong sân thể thao được phân làm 4 cấp. Chất lượng sử dụng và bậc chịu lửa của mỗi cấp được qui định trong Bảng 2.
Bảng 2 – Cấp khán đài
Cấp khán đài
Chất lượng sử dụng
Niên hạn sử dụngnăm
Bậc chịu lửa
Cấp I
Bậc I, yêu cầu sử dụng cao
100
Bậc I hoặc bậc II
Cấp II
Bậc II, yêu cầu sử dụng mức độ trung bình
70
Bậc III
Cấp III
Bậc III, yêu cầu sử dụng thấp
20
Bậc IV
Cấp IV
Bậc IV, yêu cầu sử dụng tối thiểu
15
Bậc IV hoặc bậc V
CHÚ THÍCH: Ngoài 4 cấp nêu trên trong bảng, có thể xây dựng khán đài bằng đất nện ốp gạch.
4.3. Cấp kỹ thuật của sân thể thao riêng cho từng môn được phân làm ba cấp. Yêu cầu kỹ thuật của mỗi cấp được qui định trong Bảng 3.
4.4. Cấp kỹ thuật của sân thể thao nhiều môn được lấy theo yêu cầu thiết kế.
Bảng 3 – Cấp kỹ thuật của sân thể thao riêng cho từng môn
Tên sân
Yêu cầu kỹ thuật
Cấp I
Cấp II
Cấp III
A. Sân điền kinh
1. Đường chạy thẳng, chạy vòng, sân phóng lao, ném lựu đạn, (đường chạy lấy đà)
Nền đường được xử lý thoát nước và chịu lực tốt
Nền đường yêu cầu như nền đường của sân cấp I
Nền đường sử dụng mặt đất cứng tự nhiên được san phẳng và đầm kỹ.
Mặt đường phủ một lớp hỗn hợp đặc biệt bảo đảm kỹ thuật cao
Mặt đường phủ một lớp hỗn hợp đặc biệt bảo đảm kỹ thuật cao

2. Sân nhảy xa, nhảy ba bước
Đường chạy đà có cấu tạo như đường chạy của sân điền kinh cấp I (độ cứng cần lớn hơn).
Đường chạy đà có cấu tạo như đường chạy của sân điều kinh cấp I
Đường chạy đà có cấu tạo như đường chạy của sân điền kinh cấp III
3. Sân nhảy cao
Sân lấy đà yêu cầu thoát nước tốt. Mặt sân phủ một lớp hỗn hợp đặc biệt.
Sân lấy đà có yêu cầu kỹ thuật như đường chạy của sân điền kinh cấp I.
Sân lấy đà có yêu cầu kỹ thuật như đường chạy của sân điều kinh cấp III.
Khu vực rơi xếp đệm mút
Khu vực rơi xếp đệm mút.
Hố để rơi đổ cát mịn dày 0,5 m.
4. Sân nhảy sào
Đường chạy đà có yêu cầu kỹ thuật như đường chạy của sân điền kinh cấp I
Đường chạy đà có yêu cầu kỹ thuật như đường chạy của sân điền kinh cấp I
Đường chạy đà có yêu cầu kỹ thuật như đường chạy của sân điền kinh cấp III
Khu vực rơi xếp đệm mút dày 1,50 m.
Khu vực rơi xếp đệm mút dày 1,50 m.
Khu vực rơi xếp đệm mút dày 1,50m.
5. Sân đẩy tạ
Mặt nền vòng lấy đà bằng bê tông, khu vực tạ rơi yêu cầu thoát nước nhanh và dễ dàng.
Mặt nền vòng lấy đà bằng bê tông gạch vỡ láng ximăng.
Mặt nền vòng lấy đà là đất tự nhiên đầm chắc, vòng giới hạn bằng vạch vôi.
Khu vực tạ rơi phủ một lớp hỗn hợp đặc biệt dày từ 5 cm đến 8 cm.
Khu vực tạ rơi nên bằng đất, thoát nước nhanh và dễ dàng, sạch cỏ.

6. Sân ném đĩa và lăng tạ xích
Mặt nền vòng lấy đà bằng bê tông có lưới sắt bảo vệ xung quanh.
Không có
Không có
B. Sân dành cho các môn bóng
1. Sân bóng đá
Nền sân có hệ thống cống ngầm để thoát nước thẩm thấu qua mặt sân.
Nền sân có hệ thống cống ngầm để thoát nước thẩm thấu qua mặt sân
Mặt đất tự nhiên được san phẳng và có độ dốc thoát nước mưa trên mặt.
Cỏ đúng tiêu chuẩn quy định.
Cỏ đúng tiêu chuẩn qui định. Tận dụng cỏ sẵn có ở địa phương.

Mặt sân có độ dốc thoát nước tốt
Mặt sân có độ dốc thoát nước tốt

2. Sân bóng chuyền, cầu lông.
Nền sân được xử lý thoát nước và chịu lực tốt.
Nền sân có yêu cầu như sân cấp I
Sân đất tự nhiên san phẳng và có độ dốc thoát nước mặt sân
Mặt sân phủ một lớp hỗn hợp đặc biệt, thẩm thấu và đàn hồi
Mặt sân phủ một lớp hỗn hợp đặc biệt.

3. Sân bóng rổ
Nền được xử lý thoát nước và chịu lực tốt. Mặt sân được phủ một lớp hỗn hợp đặc biệt.
Nền sân bằng bê tông gạch vỡ, láng vữa ximăng cát vàng.
Sân đất tự nhiên được san phẳng và có độ dốc thoát nước mặt sân.
Bảng rổ bằng gỗ, cột bảng được lấy theo tiêu chuẩn liên quan, có thể làm bằng sắt tròn.
Bảng rổ bằng gỗ, cột bảng bằng sắt hoặc bằng gỗ.
Bảng rổ và cột bảng bằng gỗ.
4. Sân quần vợt
Nền bằng bê tông được xử lý thoát nước và chịu lực tốt.
Nền sân được xử lý thoát nước và chịu lực tốt.
Không có
Mặt sân phủ một lớp sơn hoặc một lớp hỗn hợp đặc biệt.
Mặt sân phủ một lớp sơn hoặc một lớp hỗn hợp đặc biệt.

Quanh sân có lưới sắt chắn bóng.
Quanh sân có lưới sắt chắn bóng.

5. Sân bóng ném
Nền sân gồm nhiều lớp, thẩm thấu và thoát nước tốt.
Nền sân bằng bê tông gạch vỡ láng vữa ximăng.
Sân đất tự nhiên được xử lý bằng phẳng, đầm kỹ, thoát nước tốt
Mặt sân phủ một lớp hỗn hợp đặc biệt (bề mặt nhẵn).
Mặt sân nhẵn, không cứng.
Mặt sân nhẵn, không cứng.
CHÚ THÍCH: Cấu tạo nền và mặt đường chạy các sân thể thao cấp I có thể tham khảo trong phụ lục B của tiêu chuẩn này.
4.5. Sân thể thao được xác định theo công suất sử dụng trong cùng một lúc của toàn bộ các sân thể thao riêng từng môn nằm trong phạm vi sân đó và được qui định trong Bảng 4.
Bảng 4 – Công suất sử dụng sân thể thao
Tên sân
Số người tối đa trong một buổi tập
người
Chú thích
A. Sân của các môn điền kinh
1. Đường chạy thẳng, đường chạy vòng 400 m, 330 m và 200 m
6

2. Sân nhảy xa, nhảy ba bước, nhảy cao, nhảy sào và sân đẩy tạ
8
Trong trường hợp bố trí chung đường chạy đà cho nhảy xa và nhảy ba bước thì công suất tính bằng 1,5 lần
3. Sân ném đĩa, lăng tạ xích, phóng lao, ném lựu đạn
7

B. Sân của các môn bóng
1. Sân bóng đá
30

2. Sân bóng chuyền
24

3. Sân cầu lông
8

4. Sân quần vợt
14

4.6. Tiêu chuẩn diện tích đất cho sân thể thao nhiều môn được xác định trên cơ sở sức chứa của khán đài và được qui định trong Bảng 5.
Bảng 5 – Diện tích đất cho sân thể thao nhiều môn
Tên sân
Diện tích đất
ha
Sức chứa của khán đài
ngàn người
Loại nhỏ
Loại trung bình
Loại lớn
Loại nhỏ
Loại trung bình
Loại lớn
1. Sân tập luyện
0,3
0,6
0,9
-
-
-
2. Sân thể thao cho từng môn
1,5
1,7
2,0


3,0
3. Sân vận động
Từ 2,5 đến 3,0
3,5
Từ 4,5 đến 5,0
Từ 5 đến 10
Từ 15 đến 25
Từ 30 đến 60
CHÚ THÍCH: Tùy thuộc vào điều kiện đất đai của từng địa phương cho phép tăng chỉ tiêu diện tích cho ở bảng trên từ 1% đến 10%.
5. Yêu cầu về khu đất xây dựng và quy hoạch tổng mặt bằng
5.1. Khu đất xây dựng sân thể thao phải bảo đảm:
- Nằm trong khu vực đã được quy hoạch, có đủ diện tích đất để xây dựng và có hướng dự kiến cho phát triển tương lai;
- Khô ráo, thoát nước nhanh và dễ dàng, giao thông thuận tiện cho người đến xem, thi đấu, học tập, huấn luyện và thoát người an toàn;
- Sử dụng đất đai hợp lý, hạn chế sử dụng đất nông nghiệp;
- Thuận tiện cho việc cấp điện, cấp nước, thông tin liên lạc.
5.2. Diện tích tối thiểu đất xây dựng sân thể thao nhiều môn được qui định trong Bảng 6.
5.3. Khoảng cách ly vệ sinh phải phù hợp với qui định có liên quan [1] như đã nêu trong Bảng 7.
5.4. Khu đất xây dựng sân thể thao cần phải bố trí dải cây xanh để ngăn ngừa gió, bụi. Chiều rộng dải cây xanh không nhỏ hơn 5 m đối với đường giao thông thường và 10 m đối với đường giao thông có mật độ lớn.
5.5. Giữa hai sân thể thao bố trí gần nhau phải có dải cây xanh cách ly, chiều rộng của dải cây không nhỏ hơn 3m.
Bảng 6 – Diện tích đất xây dựng sân thể thao nhiều môn
Loại sân thể thao
Địa điểm xây dựng
Tiêu chuẩn diện tích đất
m2/người
ha/công trình
1. Sân tập luyện
Khu dân cư
0,5 đến 1,0
0,3 đến 0,9
2. Sân thể thao cơ bản
Đô thị loại III, IV
0,6 đến 1,0
1,5 đến 2,0
3. Sân vận động
Đô thị loại II, III
0,8 đến 1,0
3,0 đến 5,0
4. Khu liên hợp thể thao
Đô thị loại I, II
0,8 đến 1,0
Không nhỏ hơn 6
Bảng 7 – Khoảng cách ly vệ sinh đối với sân thể thao
Đơn vị tính bằng mét
Tên công trình
Khoảng cách li tối thiểu
1. Bệnh viện
1 000
2. Nghĩa trang, bãi rác
2 000
3. Nhà máy cấp độc hại I
1 000
4. Nhà máy cấp độc hại II
500
5. Nhà máy cấp độc hại III
300
6. Nhà máy cấp độc hại IV
100
7. Nhà máy cấp độc hại V
50
5.6. Diện tích trồng cây xanh trong sân thể thao không được nhỏ hơn 30% diện tích khu đất xây dựng.
CHÚ THÍCH:
1) Diện tích trồng cây xanh bao gồm diện tích dải cây chắn gió, bụi và thảm cỏ.
2) Trường hợp sân thể thao nằm trong công viên thì diện tích cây xanh không hạn chế và không tính vào diện tích đất xây dựng.
5.7. Trong sân thể thao nên có diện tích trồng cỏ dự trữ và được tính bằng 15% diện tích sân có lớp phủ cỏ. Trường hợp bố trí nhiều sân trên cùng một khu đất thì diện tích trồng cỏ dự trữ lấy bằng 10% tổng diện tích các sân có lớp phủ cỏ.
5.8. Trên khu đất xây dựng sân thể thao nhiều môn phải có lối thoát người khi có sự cố, chiều rộng lối thoát tính theo tiêu chuẩn 1 m cho 500 người.
5.9. Tại khu vực cổng ra vào sân thể thao phải có giải pháp đảm bảo giao thông an toàn và không bị tắc ngẽn:
- Ít nhất phải có 2 lối ra vào cho người đi bộ và 2 lối ra vào cho ô tô, xe máy.
- Tránh mở cổng chính trực tiếp ra trục đường giao thông chính có đông xe qua lại;
- Trước lối vào chính của sân thể thao cần có quảng đường. Diện tích quảng đường được tính theo tiêu chuẩn 0,5 m2/người.
- Cổng và tường rào giáp 2 bên cổng phải lùi sâu vào ranh giới lô đất ít nhất là 4 m để tạo thành chỗ tập kết cho khán giả hoặc chiều rộng không nhỏ hơn 4 lần chiều rộng của cổng.
5.10. Phải bố trí đường giao thông hợp lý, không bố trí lối đi của vận động viên chồng chéo với lối đi của khán giả. Đường giao thông cho khu vực kho tàng và bãi để xe phải được bố trí riêng biệt. Chỉ tiêu tính toán diện tích bãi để xe được lấy như sau:
- Xe ô tô: 25 m2/xe;
- Xe mô tô, xe máy: 3,0 m2/xe;
- Xe đạp: 0,9 m2/xe.
5.11. Thiết kế mặt bằng tổng thể các sân thể thao cần phải bảo đảm phân chia các khu vực hợp lý, thuận tiện cho việc tổ chức các hoạt động thể dục thể thao.
a) Đối với sân vận động, cần phân chia các khu vực như sau:
- Khu giảng dậy, huấn luyện và thi đấu;
- Khu phục vụ vận động viên, khu tập luyện phát triển tố chất thể lực (phòng luyện tập bổ trợ) và khu các công trình phục vụ sân bãi (kĩ thuật, trồng cỏ, bảo vệ sân,…);
- Khu phục vụ khán giả, bộ phận truyền thông, truyền hình, tường thuật;
- Khu vệ sinh, tắm rửa của vận động viên và huấn luyện viên;
- Khu quảng trường và khán đài;
- Bãi để xe và mạng lưới giao thông trong sân vận động;
- Khu cây xanh, hàng rào cây xanh để ngăn bụi, chắn gió và cải tạo vi khí hậu môi trường;
- Khu y tế - cấp cứu, thư giãn, nghỉ ngơi.
b) Đối với các sân tập luyện và sân thể thao cơ bản, không yêu cầu phân chia khu vực.
c) Có thể bố trí chỗ rửa, chỗ vệ sinh ở gần sân thể thao riêng cho từng môn để phục vụ cho người tập, xung quanh sân cần có hàng rào cây xanh với chiều rộng không quá 3 m.
CHÚ THÍCH:
1) Sân vận động được hiểu là sân tổng hợp của nhiều môn thể thao như bóng đá, điền kinh, bóng chuyền, bóng rổ….
2) Tại các khu vực phải tính đến nhu cầu tiếp cận và sử dụng của người khuyết tật. Yêu cầu thiết kế tuân theo TCXDVN 264:2002.
Khi bố trí các sân thể thao cần tính đến khả năng phối hợp giữa các sân để tạo thành mạng lưới công trình thể thao của đô thị, đất xây dựng sẽ được tính theo tiêu chuẩn của điểm dân cư lớn nhất.
5.12. Hướng của sân thể thao được qui định như sau:
- Bố trí trục dọc theo hướng Bắc – Nam (không được phép lệch quá 15o đến 20o) (Xem Hình 1);
- Nếu có nhiều sân bố trí trong cùng một khu đất xây dựng, cho phép không quá 1/3 số sân không theo hướng qui định trên.
Hình 1 - Hướng của sân thể thao
5.13. Phải có biện pháp phòng chống cháy nổ cho các sân thể thao, đảm bảo giao thông thuận tiện cho các phương tiện chữa cháy, có lối thoát an toàn và kịp thời khi xảy ra sự cố và đảm bảo an toàn cháy cho nhà và công trình [2].
6. Nội dung công trình và giải pháp thiết kế
6.1. Yêu cầu chung
6.1.1. Khi thiết kế các sân thể thao cần phải đảm bảo các yêu cầu về kích thước, qui định kỹ thuật của từng loại sân theo đúng Luật thi đấu của từng môn thể thao.
CHÚ THÍCH: Khi thiết kế sân thể thao phải chú ý tới yêu cầu sử dụng của những người khuyết tật. Yêu cầu thiết kế phải tuân thủ các qui định TCXDVN 264:2002.

TCVN 4205:2012, Tiêu chuẩn quốc gia về Công trình thể thao - Sân thể thao - Tiêu chuẩn thiết kế, tcvn miễn phí, Công trình thể thao, Sân thể thao, Tiêu chuẩn thiết kế

Nhãn:

Đăng nhận xét

[blogger]

Author Name

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.