TCVN 9210:2012 Tiêu chuẩn quốc gia về Trường dạy nghề - Tiêu chuẩn thiết kế

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 9210:2012
TRƯỜNG DẠY NGHỀ - TIÊU CHUẨN THIẾT KẾ
School of vocational training - Design Standard
Lời nói dầu
TCVN 9210 : 2012 được chuyển đổi từ TCXDVN 60 : 2003 theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm b) khoản 1 Điều 7 Nghị định127/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật
TCVN 9210 : 2012 do Viện Kiến trúc, Quy hoạch Đô thị & Nông thôn- Bộ Xây dựng biên soạn, Bộ Xây dựng đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

TRƯỜNG DẠY NGHỀ - TIÊU CHUẨN THIẾT KẾ
School of vocational training - Design Standard
1. Phạm vi áp dụng
1.1. Tiêu chuẩn này được áp dụng để thiết kế xây dựng mới hoặc cải tạo nhà và công trình của các trường dạy nghề chính quy trong phạm vi cả nước.
1.2. Trường dạy nghề gồm: trường dạy nghề công lập và trường dạy nghề ngoài công lập.
CHÚ THÍCH:
1) Trường dạy nghề ngoài công lập bao gồm : trường dạy nghề bán công, trường dạy nghề dân lập, trường dạy nghề tư thục.
2) Tiêu chuẩn này không áp dụng đối với trường dạy nghề có vốn đầu tư nước ngoài.
3) Trường dạy nghề trong tiêu chuẩn này bao gồm trung tâm dạy nghề, trường trung cấp nghề, trường cao đẳng nghề nhằm đào tạo các trình độ trong dạy nghề: sơ cấp nghề, trung cấp nghề và cao đẳng nghề.
2. Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau là cần thiết khi áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng theo phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 2622Phòng cháy, chống cháy cho nhà và công trình - Yêu cầu thiết kế.
TCVN 4205: 2012 [1])Công trình thể thao - Sân thể thao - Tiêu chuẩn thiết kế.
TCVN 4474Thoát nước bên trong - Tiêu chuẩn thiết kế.
TCVN 4513Cấp nước bên trong - Tiêu chuẩn thiết kế.
TCVN 5674Công tác hoàn thiện trong xây dựng. Tiêu chuẩn thi công nghiệm thu.
TCVN 7447Hệ thống lắp đặt điện hạ áp.
TCVN 7957 : 2008Thoát nước - Mạng lưới và công trình bên ngoài. Tiêu chuẩn thiết kế.
TCVN 7958 : 2008Bảo vệ công trình xây dựng - Phòng chống mối cho công trình xây dựng mới.
TCVN 8052-1 : 2009Tấm lợp bi tum dạng sóng - Phần 1 - Yêu cầu kỹ thuật.
TCVN 8053 : 2009Tấm lợp dạng sóng - Yêu cầu thiết kế và hướng dẫn lắp đặt.
TCVN 9385 : 20121)Chống sét cho công trình xây dựng - Hướng dẫn thiết kế, kiểm tra và bảo trì hệ thống.
TCXD 16 : 1986[2]), Chiếu sáng nhân tạo trong công trình dân dụng.
TCXD 29: 19912)Chiếu sáng tự nhiên trong công trình dân dụng- Tiêu chuẩn thiết kế.
TCXDVN 264: 20022)Nhà và công trình - Nguyên tắc cơ bản xây dựng công trình đảm bảo người tàn tật tiếp cận sử dụng.
3. Quy định chung
3.1. Thiết kế trường dạy nghề phải đáp ứng yêu cầu đào tạo năng lực nghề nghiệp; đảm bảo tính thiết thực và hiện đại, phù hợp với kỹ thuật và công nghệ; kết hợp dạy kiến thức chuyên môn kỹ thuật với rèn luyện kỹ năng thực hành.
3.2. Thiết kế trường dạy nghề phải phù hợp với quy hoạch mạng lưới trường dạy nghề và điều kiện kinh tế- xã hội ở các địa phương. Đảm bảo các yêu cầu về điều kiện đất đai, các chỉ tiêu quy hoạch như quy định về quy hoạch xây dựng [1].
3.3. Quy mô xây dựng trường dạy nghề được xác định trên cơ sở đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất, có đủ các khối công trình phục vụ nhu cầu đào tạo và học tập của trường.
3.4. Trường dạy nghề được thiết kế với cấp công trình như quy định về phân loại, phân cấp công trình dân dụng, công nghiệp và hạ tầng kỹ thuật đô thị [2].
3.5. Trong cùng một trường cho phép thiết kế xây dựng các hạng mục có cấp công trình khác nhau, nhưng ưu tiên cấp công trình cao cho khu học tập - thực hành.
3.6. Số lượng học sinh được đào tạo phụ thuộc vào kế hoạch tuyển sinh của từng trường phù hợp với kế hoạch đào tạo (dài hạn, ngắn hạn) của từng nghề đào tạo, chương trình, nội dung đào tạo nghề và trình độ đào tạo nghề do cơ quan quản lý có thẩm quyền ban hành hoặc phê duyệt theo quy định về phân cấp quản lý.
3.7. Trường dạy nghề có quy mô đào tạo tối thiểu 300 học sinh; trung tâm dạy nghề tối thiểu là 150 học sinh. Lớp học sinh được tổ chức theo nghề đào tạo và theo khóa học. Tùy theo đặc điểm của từng nghề, mỗi lớp không quá 35 học sinh
3.8. Đối với trường cao đẳng nghề quy mô đào tạo tối thiểu là 700 học sinh, sinh viên. Số lượng nghề đào tạo tối thiểu là 3 nghề. Có cơ sở vật chất, trang thiết bị phù hợp với ngành nghề, quy mô và trình độ đào tạo. Đất sử dụng tối thiểu 20.000 m2 đối với khu vực đô thị, 40.000 m2 đối với khu vực ngoài đô thị.
3.9. Đối với trường trung cấp nghề, quy mô đào tạo tối thiểu là 500 học sinh. Số lượng nghề đào tạo tối thiểu là 3 nghề. Có cơ sở vật chất, trang thiết bị phù hợp với quy mô ngành nghề, trình độ đào tạo. Đất sử dụng tối thiểu 10 000 m2 đối với khu vực đô thị, 30 000 m2 đối với khu vực ngoài đô thị.
CHÚ THÍCH:
1. Quy mô trường dạy nghề được tính theo số lượng học sinh nhiều nhất của hệ học chính quy dài hạn
2. Tùy thuộc vào trình độ đào tạo trong dạy nghề để lựa chọn quy mô cho phù hợp.
3.10. Khi thiết kế trường dạy nghề phải tính đến môi trường tiếp cận cho người khuyết tật. Các yêu cầu thiết kế xây dựng công trình đảm bảo người khuyết tật tiếp cận sử dụng phải tuân theo quy định trong TCXDVN 264 : 2002.
4. Yêu cầu về khu đất xây dựng và quy hoạch tổng mặt bằng
4.1. Địa điểm xây dựng trường dạy nghề cần phải đáp ứng các yêu cầu sau:
- Phù hợp với quy hoạch các điểm dân cư và mạng lưới trường dạy nghề;
- Thuận tiện cho việc đi lại, học tập, giảng dạy của người học, giáo viên, cán bộ quản lý và các hoạt động khác của trường;
- Gần các cơ sở sản xuất có ngành nghề mà trường đào tạo như xí nghiệp công nghiệp, công trường xây dựng, nông trường, lâm trường, bến cảng và các công trình, cụm công trình khác có liên quan đến ngành nghề đào tạo.
4.2. Khu đất xây dựng trường dạy nghề cần bảo đảm các yêu cầu sau:
- Yên tĩnh cho việc giảng dạy và học tập;
Giao thông thuận tiện và an toàn;
- Nền đất tốt, không bị úng, ngập, thuận tiện cho việc cung cấp điện, nước;
- Đảm bảo khoảng cách ly vệ sinh đối với các xí nghiệp công nghiệp thải ra chất độc hại theo quy định về quy hoạch xây dựng[1], được nêu trong Bảng 1
Bảng 1. Khoảng cách ly vệ sinh
Cấp độc hại của nhà máy, xí nghiệp, kho tàng
Khoảng cách ly vệ sinh nhỏ nhấtm
Cp I
1.000
Cấp II
500
Cp III
300
Cấp IV
100
Cấp V
50
4.3. Quy hoạch tổng mặt bng phù hợp với công năng và các yêu cầu về giao thông nội bộ, kiến trúc, cảnh quan
4.4. Có đủ khối công trình phục vụ cho nhu cầu đào tạo và các hoạt động của nhà trường trong học tập đào tạo nghề (gồm học và thực hành), giáo dục thể chất và phục vụ sinh hoạt của học sinh học nghề khi ở nội trú.
4.5. Diện tích khu đất xây dựng trường được tính như quy định trong Bảng 2.
Bảng 2. Tiêu chuẩn diện tích khu đất xây dựng
Số lưng học sinh
Toàn trường
m2/hs
Khu học tập
m2/hs
Khu rèn luyện thể chất
m2/hs
Khu phục vụ sinh hoạt học sinh
m2/hs
Đô th
Ngoài đô thị
Đô th
Ngoài đô thị
Đô th
Ngoài đô thị
Đô th
Ngoài đô thị
300 ÷ 500
35 ÷ 40
45 ÷ 62
15 ÷ 20
20 ÷ 30
8
10 ÷ 12
12
15 ÷ 20
600 ÷ 1000
33 ÷ 36
4÷ 52
14 ÷ 16
25
7 ÷ 8
8 ÷ 12
12
13 ÷ 15
1000 ÷ 1500
27 ÷ 30
45 ÷ 47
12 ÷ 14
25
5 ÷ 6
8 ÷ 10
10
12
CHÚ THÍCH:
1. Diện tích khu đt xây dựng ở Bảng 2 chưa k đến diện tích đt xây dựng các cơ sở thực hành hay thí nghiệm lớn như bãi tập lái ô tô, máy kéo, đt trng thí nghiệm, trại chăn nuôi thí nghiệm.
2. Đối với các trường dạy nghề có nhu cầu xây dựng nhà ở cho cán bộ công nhân viên của trường, cho phép tăng thêm giá trị trong Bảng 2 theo nhiệm vụ thiết kế được duyệt.
3. Trường hợp phải xây dựng trên đất nông nghiệp có sản lượng cây trồng cao cho phép giảm diện tích đất trong Bảng từ 15 % đến 20 %.
4. Đất dự trữ phát triển phải tính thêm từ 20 % đến 25 %.
4.6. Chỉ giới xây dựng các công trình của trường dạy nghề phải cách đường đỏ ít nhất là 15 m. Nếu gần trục giao thông chính, khoảng cách đó phải lớn hơn 50 m.
4.7. Mật độ xây dựng từ 20 % đến 40 %, diện tích cây xanh từ 30 % đến 40 % diện tích khu đất xây dựng.
CHÚ THÍCH: Nếu trường dạy nghề xây dựng giáp với rừng núi, vườn cây hoặc giữa cánh đồng thì diện tích xây xanh có thể giảm xuống, nhưng không nhỏ hơn 20 %.
4.8. Khu đất xây dựng các công trình phục vụ sinh hoạt phải được ngăn cách với khu học tập bằng dải cây xanh hoặc sân thể thao và có lối đi riêng biệt.
4.9. Khu đất xây dựng trường phải được bảo vệ bằng hàng rào. Chiều cao của hàng rào không nhỏ hơn 1,5 m. Vật liệu làm hàng rào tùy theo điều kiện của từng địa điểm xây dựng nhưng phải đảm bảo yêu cầu bảo vệ và mỹ quan.
5. Nội dung công trình và các yêu cầu về giải pháp thiết kế
5.1. Trường dạy nghề bao gồm các khu chức năng công trình chủ yếu sau:
- Khu học tập;
- Khu thực hành-lao động;
- Khu phục vụ học tập;
- Khu rèn luyện thể chất (thể dục thể thao);
- Khu hành chính quản trị và phụ trợ;
- Khu phục vụ sinh hoạt (với trường có nội trú).
5.2. Giải pháp thiết kế trường dạy nghề phải phù hợp với dây chuyền công nghệ, điều kiện khí hậu, kinh tế, đất đai; phù hợp với vị trí và tầm quan trọng của công trình trong hệ thống xây dựng ở địa phương (thành phố, thị xã, thị trấn, nông trường, các điểm dân cư tập trung), đồng thời phải phù hợp với mục tiêu đào tạo của trường, bảo đảm mối liên hệ chặt chẽ giữa các công trình nhằm phục vụ tốt cho học tập và sinh hoạt.
5.3. Thành phần, cơ cấu và diện tích các phòng trong các khu chức năng của trường được xác định trên cơ sở quy mô, cơ cấu tổ chức, ngành nghề đào tạo, kế hoạch giảng dạy của mỗi trường dạy nghề.
CHÚ THÍCH: Thời gian học lý thuyết trên lớp tính bằng tiết; mỗi tiết 45 min; không quá 6 tiết một ngày. Thời gian học thực hành tính bằng giờ; mỗi giờ 60 min ; không quá 8h một ngày.
5.4. Chiều rộng của cầu thang và hành lang trong các nhà học được thiết kế theo quy định sau:
Cầu thang chính: từ 2,1 m đến 2,4 m;
- Chiều rộng hành lang chính: từ 1,8 m đến 2,4 m.
5.5. Chiều cao phòng học và phòng thí nghiệm: không nhỏ hơn 3,6 m.
Khu học tập
5.6. Các phòng học chung hay phòng học các môn chuyên môn cần bố trí theo các nguyên tắc sau:
- Các phòng học của các lớp cùng năm học, cùng khoa, bộ môn đặt gần nhau;
- Các phòng học sử dụng chung cần bố trí ở giữa các nhóm phòng học;
- Ngăn cách với các phòng có nguồn gây tiếng ồn hoặc có mùi vị (xưởng thực hành, phòng thí nghiệm hóa, nhà ăn, nhà bếp ...).
- Phòng học, giảng đường được bố trí theo hướng Bắc- Nam
5.7 Các phòng học không bố trí ở tầng hầm, tầng nửa hầm hay tầng áp mái. Các phòng thí nghiệm có thiết bị nặng có thể bố trí ở tầng dưới cùng. Các phòng phụ, kho và các phòng kỹ thuật khác có thể đặt ở tầng hầm.
Diện tích các phòng trong khối học tập được lấy theo quy định trong Bảng 3.
Bảng 3. Diện tích các phòng học
Tên phòng
Chỉ tiêu diện tích
1- Phòng học các môn khoa học cơ bản và kỹ thuật cơ sở, thí nghiệm và các môn chuyên môn, m2/lớp
48 ÷ 60
2- Phòng học ghép lớp (tính cho 2 lớp), m2/chỗ
1,4 ÷ 1,5
3- Phòng vẽ kỹ thuật (tính cho ½ lớp), m2
42 ÷ 60
4- Phòng chuẩn b cho các phòng học và phòng thí nghiệm (tính cho 2 lp), m2
12 ÷ 18
5- Phòng in và phim đèn chiếu (tính cho toàn trường), m2
18 ÷ 24
5.8. Hệ thống phòng học, giảng đường, thí nghiệm, phòng học chuyên môn cần đáp ứng quy mô đào tạo theo các nghề và trình độ đào tạo. Mỗi chương trình dạy nghề phải có đầy đủ mô đun, môn học theo mẫu định dạng chung.
5.9. Ở mỗi tầng của nhà học, cần có phòng nghỉ cho giáo viên. Diện tích phòng nghỉ từ m2/phòng học đến 3,0 m2/ phòng học, nhưng không nhỏ hơn 15 m2.
5.10. Khoảng cách giữa các thiết bị và cách bố trí trang thiết bị trong phòng học của khối học tập được nêu trong Bảng 4 và Hình 1.
5.11. Các trường dạy nghề có từ 300 học sinh trở lên, có thể tổ chức một phòng học lớn (giảng đường). Quy mô giảng đường được tính căn cứ vào số lượng học sinh, chương trình học tập, mục tiêu đào tạo, khả năng thiết bị và theo nhiệm vụ thiết kế được duyệt. Công suất sử dụng của giảng đường không nhỏ hơn 60 %.
CHÚ DẪN
1. Bàn học sinh
2. Ghế học sinh
3. Bàn giáo viên
4 Ghế giáo viên
5. Bảng đen
6. Bục giảng
Hình 1. Bố trí trang thiết bị trong phòng học
Bảng 4. Khoảng cách giữa các thiết bị trong phòng học
Ký hiệu
Tên gọi các khoảng cách
Kích thước
m
b
Chiều rộng phòng học, không nhỏ hơn:
7,2
n1
Khoảng cách giữa các dãy bàn, không nhỏ hơn:
0,60
n2
Khoảng cách giữa dãy bàn ngoài và tường ngoài, không nhỏ hơn:
0,50
y
Khoảng cách từ dãy bàn cuối đến bảng, không lớn hơn:
10,0
y1
Khoảng cách từ dãy bàn đầu đến bảng, không nhỏ hơn:

1) Với phòng học chuyên ngành
2,0
2) Với phòng học lý thuyết chung
1,6
y2
Khoảng cách giữa hai bàn trong cùng một dãy, không nhỏ hơn:
0,60
y3
Khoảng cách từ dãy bàn cuối tới tường sau, không nhỏ hơn.
0,70
y4
Khoảng cách từ bàn giáo viên đến bảng, không nhỏ hơn:
0,80
α
Góc nhìn từ chỗ ngồi ngoài cùng ở bàn đầu đến mép trong của Bảng, không nhỏ hơn.
30°
5.12. Diện tích giảng đường được lấy theo Bảng 5
Bảng 5. Tiêu chuẩn diện tích trong giảng đường
Số chỗ ngồi trong giảng đường
Diện tích một chỗ ngồi
m2
200 - 350
1,0 ÷ 1,1
120 - 150
1,2
70 - 100
1,3
CHÚ THÍCH:
1. Chiều dài giảng đường không lớn hơn 21 m, chiều rộng tùy theo số chỗ.
2. Giảng đường có chiều dài lớn hơn 10 m phải có bục giảng cao hơn mặt sàn 0.3 m.
3. Trên giảng đường cần bố trí chỗ chiếu phim hay đèn chiếu để phục vụ giảng dạy.
5.13. Tùy theo yêu cầu của ngành nghề đào tạo, có thể xây dựng phòng mô hình, học cụ và phim đèn chiếu phục vụ cho học tập. Yêu cầu kỹ thuật của các phòng này do nhiệm vụ thiết kế quy định.
5.14. Phòng học phải thiết kế ít nhất có hai cửa ra vào, một cửa bố trí ở đầu lớp, một cửa bố trí ở cuối lớp. Cửa phải thiết kế hai cánh và mở ra phía hành lang.
5.15. Trong khu học tập phải thiết kế chỗ để mũ, nón và áo mưa của học sinh ở khu vực sảnh, hành lang.
Khu thực hành
5.16. Xưởng thực hành cần bảo đảm hai nhiệm vụ đào tạo: thực hành cơ bản và thực hành sản xuất.
5.17. Nội dung và quy mô diện tích các xưởng thực hành trong trường dạy nghề được thiết kế tùy theo điều kiện trang bị, máy móc tương ứng với nghề và trình độ được đào tạo (công nghiệp, nông nghiệp, thương nghiệp, lâm nghiệp và các ngành nghề khác)
CHÚ THÍCH:
1. Cần tận dụng các cơ sở sản xuất ở địa phương (nhà máy, công trường, nông trường v.v...) làm nơi thực hành sản xuất cho học sinh.
2. Thiết kế xưởng thực hành cần chú ý sao cho việc sử dụng thiết bị được linh hoạt. Khi cần thay đổi trang thiết bị, máy móc, công trình chỉ phải cải tạo ít nhất.
3. Thiết kế xưởng thực hành tùy theo ngành, nghề đào tạo cần tuân theo các quy định có liên quan.
5.18. Cơ cấu chung các xưởng thực hành gồm có:
- Chỗ làm việc của phụ trách xưởng (hay phân xưởng);
- Chỗ để dụng cụ, đồ nghề, vật liệu (kho);
- Chỗ lên lớp trước khi thực hành;
- Chỗ thay quần áo, tắm rửa, vệ sinh;
- Chỗ đặt máy móc, thiết bị và thực hành;
- Chỗ chuẩn bị phôi liệu cho thực hành;
- Chỗ sửa chữa máy móc và hoàn chỉnh sản phẩm.
CHÚ THÍCH: Diện tích chỗ đặt máy móc, thiết bị tính theo số lượng các chủng loại mà trường được trang bị theo nhiệm vụ thiết kế. Cần bố trí đủ diện tích đi lại và vận chuyển. Trường hợp cần chỗ cho người tham quan và kiến tập, phải quy định trong nhiệm vụ thiết kế.
5.19. Các phân xưởng thực hành cần bố trí thành khu vực riêng, bảo đảm khoảng cách ly cần thiết với các khu vực khác và ở cuối hướng gió chính.
5.20. Các xưởng thực hành nghề cần có đầy đủ nội quy, quy định về an toàn vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ. Các trang thiết bị, dụng cụ thực hành được bố trí ở vị trí hợp lý, an toàn, thuận tiện cho việc đi lại, vận hành, bảo dưỡng và tổ chức thực hiện (theo cả lớp, nhóm và từng cá nhân).
CHÚ THÍCH: Tiêu chuẩn, định mức cơ sở vật chất, trang thiết bị ứng với từng nghề đào tạo do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định.
5.21. Đối với trung tâm dạy nghề cần có đủ phòng học lý thuyết, cơ sở thực hành, phù hợp với quy mô đào tạo. Tiêu chuẩn diện tích thực hành từ 4 m2/học sinh đến 6 m2/học sinh; có đủ thiết bị, phương tiện để bảo đảm giảng dạy lý thuyết, thực hành; đảm bảo các điều kiện về an toàn và vệ sinh lao động.
Khu phục vụ học tập
5.22. Các bộ phận hỗ trợ, tham gia và phục vụ cho hoạt động dạy nghề bao gồm thư viện, trung tâm ứng dụng công nghệ và lao động sản xuất, cơ sở thể thao văn hóa, ký túc xá... Việc tổ chức và quản lý hoạt động của các bộ phận này do Hiệu trưởng quy định phù hợp với pháp luật.
5.23. Hội trường của trường dạy nghề phải bảo đảm phục vụ được các cuộc hội họp, hoạt động văn hóa, xem phim và học chính trị tập trung. Quy mô của hội trường được tính như sau:
- Đối với các trường ở vùng đồng bằng: từ 20 % đến 30 % số học sinh toàn trường;
- Đối với trường ở vùng trung du, miền núi: từ 30 % đến 50 % số học sinh toàn trường.
CHÚ THÍCH: Trường dạy nghề quy mô nhỏ và vừa có thể sử dụng phòng học lớn (giảng đường) làm hội trường.
5.24. Diện tích các phòng trong hội trường tính theo quy định trong Bảng 6.
Bảng 6. Tiêu chuẩn diện tích các phòng trong hội trường
Tên phòng
Tiêu chuẩn diện tích
1- Phòng khán giả, m2/chỗ
0,80
2- Kho thiết bị, dụng cụ, m2/chỗ
0,02
3- Khu vệ sinh chung
Theo tiêu chuẩn vệ sinh chung
4- Sân khấu, m2/chỗ
0,2 ÷ 0,25
5- Phòng truyền thanh, hình ảnh, m2/phòng
15 ÷ 18
6- Kho (dụng cụ) sân khấu, m2/phòng
12 ÷ 15
7- Phòng Chủ tịch đoàn; phòng diễn viên, m2/phòng
24 ÷ 36
8- Khu vệ sinh, m2/phòng
2 ÷ 4
9- Sảnh, hành lang kết hợp nghỉ, m2/chỗ
0,20 ÷ 0,25
5.25. Tường ngăn và các trang bị trong hội trường cần thiết kế linh hoạt để phù hợp với nhu cầu hoạt động của các chức năng khác nhau.
5.26. Tùy thuộc vào trình độ đào tạo nghề, thư viện trong trường dạy nghề được quy định như sau:
a) Đối với trung tâm dạy nghề:
- Thư viện có đủ thiết bị, giáo trình, sách báo, tạp chí phù hợp với các nghề đào tạo.
- Tất cả các nghề đào tạo tại trung tâm dạy nghề đều có sách chuyên môn hoặc báo, tạp chí chuyên ngành.
b) Đối với trường trung cấp nghề:
- Thư viện có đủ số lượng, giáo trình, tài liệu, sách báo, tạp chí phù hợp với các nghề đào tạo, trung bình có từ 5 đến 10 đầu sách/người.
- Phòng đọc thư viện có chỗ ngồi đọc đáp ứng tối thiểu 10 % học sinh và 20 % cán bộ, giáo viên. Chỉ tiêu diện tích được lấy theo quy định trong Bảng 7.
c) Đối với trường cao đẳng nghề:
- Thư viện có đủ số lượng, giáo trình, tài liệu, sách báo, tạp chí phù hợp với các nghề đào tạo, trung bình có từ 5 đến 10 đầu sách/người.
- Phòng đọc thư viện có chỗ ngồi đọc đáp ứng tối thiểu 15 % học sinh và 25 % cán bộ, giáo viên. Chỉ tiêu diện tích được lấy theo quy định trong Bảng 7.


TCVN 9210:2012, Tiêu chuẩn quốc gia về Trường dạy nghề - Tiêu chuẩn thiết kế, tiêu chuẩn trường dạy nghề, tcvn miễn phí

Nhãn:

Đăng nhận xét

[blogger]

Author Name

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.