TCVN 4529:2012 Tiêu chuẩn quốc gia về Công trình thể thao - Nhà thể thao - Tiêu chuẩn thiết kế

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 4529:2012
CÔNG TRÌNH THỂ THAO - NHÀ THỂ THAO - TIÊU CHUẨN THIẾT KẾ
Sporting facilities - Sport building - Design standard
Lời nói đầu
TCVN 4529 : 2012 thay thế cho TCVN 4529 : 1988.
TCVN 4529 : 2012 được chuyển đổi từ TCXDVN 289 : 2004 theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm b) Khoản 1 Điều 7 Nghị định127/2007/NĐ-CP ngày 01/08/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.
TCVN 4529 : 2012 do Viện Kiến trúc, Quy hoạch Đô thị và Nông thôn biên soạn, Bộ Xây dựng đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

CÔNG TRÌNH THỂ THAO - NHÀ THỂ THAO - TIÊU CHUẨN THIẾT KẾ
Sporting facilities - Sport building - Design standard
1. Phạm vi áp dụng
1.1. Tiêu chuẩn này áp dụng để thiết kế mới hoặc thiết kế cải tạo nhà thể thao (bao gồm nhà giảng dạy, huấn luyện và thi đấu).
1.2. Nhà thể thao được sử dụng cho các môn sau đây: Bóng rổ, bóng chuyền, bóng bàn, bóng ném, thể dục dụng cụ, võ, vật, quần vợt, cầu lông và cầu mây.
2. Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết khi áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn có ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 2622Phòng cháy, chống cháy cho nhà và công trình - Yêu cầu thiết kế.
TCVN 2737Tải trọng và tác động - Tiêu chuẩn thiết kế.
TCVN 4205:2012Công trình thể thao - Sân thể thao - Tiêu chuẩn thiết kế.
TCVN 4474Thoát nước bên trong - Tiêu chuẩn thiết kế.
TCVN 4513Cấp nước bên trong - Tiêu chuẩn thiết kế.
TCVN 7447, Hệ thống lắp đặt điện của các tòa nhà.
TCVN 7958 : 2008Bảo vệ công trình xây dựng. Phòng chống mối cho công trình xây dựng mới.
TCVN 9835 : 20121)Chống sét cho công trình xây dựng - Hướng dẫn thiết kế, kiểm tra và bảo trì hệ thống.
TCXD 16 : 19862)Chiếu sáng nhân tạo trong công trình dân dụng.
TCXD 29 : 19912)Chiếu sáng tự nhiên trong công trình dân dụng - Tiêu chuẩn thiết kế;
TCXDVN 264: 20022)Nhà và công trình - Nguyên tắc cơ bản xây dựng công trình để đảm bảo người tàn tật tiếp cận sử dụng.
3. Quy định chung
3.1. Giải pháp thiết kế nhà thể thao phải đảm bảo dây chuyền hoạt động hợp lý (vận động viên, huấn luyện viên, khán giả, nhân viên phục vụ...), áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và cần tận dụng vật liệu địa phương, tiết kiệm vật liệu quí, hiếm.
3.2. Quy mô của nhà thể thao được xác định theo diện tích đất sử dụng và sức chứa của khán đài, được quy định trong Bảng 1.
Bảng 1 - Diện tích đất sử dụng cho nhà thể thao
Chức năng  công trình
Diện tích đất sử dụng
ha
Sức chứa của khán đài
nghìn chỗ
Có khán đài
Không có khán đài
Lớn
Trung bình
Nhỏ
Lớn
Trung bình
Nhỏ
Lớn
Trung bình
Nhỏ
1. Nhà thể thao tổng hợp
từ 0,8 trở lên
từ 0,6 đến 0,7
từ 0,4 đến 0,5
từ 0,6 đến 0,7
từ 0,4 đến 0,5
0,3
từ 3 đến 4
từ 2 đến 3
từ 1 đến 2
2. Nhà thể thao riêng cho từng môn
từ 0,6 đến 0,7
0,5
từ 0,3 đến 0,4
từ 0,5 đến 0,6
0,4
từ 0,25 đến 0,3
nhỏ hơn 4
nhỏ hơn 3
từ 1 đến 2
CHÚ THÍCH: Đối với nhà thể thao có sức chứa từ 5 000 chỗ trở lên phải do cấp thẩm quyền quy định.
3.3. Nhà thể thao được chia thành 2 loại:
- Nhà thể thao tổng hợp cho nhiều môn;
- Nhà thể thao riêng cho từng môn.
3.4. Nội dung phân loại nhà thể thao được qui định trong Bảng 2.
Bảng 2 - Phân loại nhà thể thao
Công trình
Kích thước sân
m
Chiều cao thông thủy tối thiểu
m
Công suất phục vụ
người/ca
Chiều dài
Chiều rộng
A. Nhà thể thao tổng hợp cho các môn
1. Để tổ chức thi đấu
Loại lớn
60
36
≥12,5
>36
48
24
≥12,5
36
42
24
≥12,5
36
Loại trung bình
36
18
từ 9 đến 11
24
30
18
từ 9 đến 11
24
Loại nhỏ
24
18
từ 7 đến 9
18
18
15
từ 7 đến 9
18
2. Để giảng dạy huấn luyện
Loại lớn
42
24
từ 9 đến 11
42
Loại trung bình
30
18
từ 7 đến 9
32
Loại nhỏ
24
12
từ 6 đến 7
24
B. Nhà thể thao cho từng môn
1. Để tổ chức thi đấu
Loại lớn
60
32
từ 9 đến ≥12,5
>32
42
24
từ 9 đến 12,5
32
Loại trung bình
36
18
từ 7 đến 9
24
Loại nhỏ
24
18
từ 6 đến 7
18
2. Để giảng dạy huấn luyện
Loại lớn
36
18
từ 9 đến 11
36
Loại trung bình
30
18
từ 7 đến 9
24
Loại nhỏ
24
12
từ 5 đến 6
18
C. Nhà thể dục dụng cụ
1. Để tổ chức thi đấu
Loại lớn
60
36


Loại trung bình
42 (48)
24


Loại nhỏ
36
18


2. Để giảng dạy, huấn luyện
48
24


CHÚ THÍCH:
1) Trong nhà thể thao tổng hợp dùng để tổ chức thi đấu:
- Loại lớn: dùng cho hầu hết các môn thể thao chơi trong nhà;
- Loại trung bình: không dùng cho môn bóng chuyền, bóng ném, đá bóng trong nhà;
- Loại nhỏ: chỉ dùng cho các môn cầu lông, bóng bàn.
2) Đối với nhà thể dục dụng cụ:
- Loại lớn: thi đấu cùng một lúc cho cả nam và nữ, xếp 2 bộ dụng cụ (1 bộ cho nam 6 dụng cụ, 1 bộ cho nữ 4 dụng cụ), có bục cao 1,2m;
- Loại trung bình: thi đấu nam riêng, nữ riêng, xếp 1 bộ dụng cụ, có bục cao 1,2 m;
- Loại nhỏ: thi đấu thể dục nghệ thuật, thể dục nhịp điệu, nhào lộn, thể dục nghệ thuật 2 thảm.
3.5. Số lượng sân tập và thi đấu bố trí trong nhà thể thao được quy định trong Bảng 3.
Bảng 3 - Số lượng sân tập và thi đấu trong nhà thể thao
Kích thước tính bằng mét
Quy mô nhà thể thao
Môn thể thao
Số lượng sân
Kích thước sử dụng sân
(dài x rộng)
Kích thước xây dựng
tập luyện
thi đấu
dài
rộng
Loại lớn
(42 x 24)
Bóng chuyền
2
1
18 x 9
24
15
Bóng rổ
2
1
28 x 15
32
19
Bóng bàn
20
9
tập: 15 x 8
thi đấu: 15 x 8
(14 x 7)
15
8
Thể dục dụng cụ
1
2
42 x 24
42
24
Cầu lông
6
4
13,4 x 5,18
(sân đơn)
16
9



13,4 x 6,1
(sân đôi)


Quần vợt
3
1
23,77 x 8,23
(sân đơn)
35
19



23,77 x 10,97
(sân đôi)


Võ vật
3
3
12 x 12
12
12
Bóng ném
1
1
40 x 20
44
22
Loại trung bình: 36 x 18
Bóng chuyền
1
1
18 x 9
24
15
Bóng rổ
1
1
28 x 15
32
19
Bóng bàn
12
4
tập: 8 x 5
thi đấu 14 x 7
14
7
Thể dục dụng cụ
1
1
36 x 18
48
24
Cầu lông
4
3
13,4 x 5,18
(sân đơn)
16
9



13,4 x 6,1
(sân đôi)


Quần vợt
1
2
23,77 x 8,23
(sân đơn)
35
19



23,77 x 10,97
(sân đôi)


Võ vật
3
2
12 x 12
12
12
Bóng ném
1
1
40 x 20
44
22
Loại nhỏ: 24m x 12m
Bóng bàn
4
1
tập: 15 x 8
thi đấu 14 x 7
15
8
Cầu lông
1
1
13,4 x 6,1
(sân đôi)
16
9
Thể dục nghệ thuật, thể dục nhịp điệu, nhào lộn
1
1
kích thước phụ thuộc vào thảm tập


Võ vật
2
1
12 x 12
12
12
CHÚ THÍCH: Đối với một số môn thể thao khác, khi có nhu cầu tập luyện hoặc thi đấu trong nhà có thể lựa chọn cho phù hợp và tương ứng với các môn thể thao được quy định trong bảng này.
3.6. Phân cấp nhà thể thao được quy định trong Bảng 4.
Bảng 4 - Cấp công trình nhà thể thao
Cấp I
Cấp II
Cấp III
Sử dụng để huấn luyện, giảng dạy và tổ chức thi đấu quốc tế.
Sử dụng để huấn luyện, giảng dạy và tổ chức thi đấu quốc gia.
Sử dụng để huấn luyện, giảng dạy và tổ chức thi đấu trong nước từ cấp tỉnh trở xuống.
Sàn tập bằng chất liệu cao su tổng hợp, gỗ ghép cao cấp.
Sàn tập bằng gỗ thép, chất liệu tổng hợp.
Sàn tập bằng cấp phối.
Trang thiết bị sử dụng đạt tiêu chuẩn quốc tế.
Trang thiết bị sử dụng đạt tiêu chuẩn quốc tế.
Trang thiết bị sử dụng yêu cầu kiểm tra phổ thông.
Chất lượng sử dụng đạt loại cao, niên hạn sử dụng trên 100 năm, bậc chịu lửa l hoặc ll.
Chất lượng sử dụng đạt loại khá, niên hạn sử dụng từ 50 năm đến 100 năm, bậc chịu lửa lll.
Chất lượng sử dụng đạt loại trung bình, niên hạn sử dụng từ 20 năm đến 50 năm, bậc chịu lửa lV.
CHÚ THÍCH:
1) Đối với nhà thể thao cấp l, cho phép sử dụng sàn tập bằng gỗ nhưng phải bảo đảm các yêu cầu kỹ thuật cho thi đấu quốc tế.
2) Bậc chịu lửa được tính toán theo bậc chịu lửa của bộ phận kết cấu nhà thể thao quy định trong Bảng 5.
3) Ưu tiên thiết kế cấp công trình cao cho nhà thể thao.
Bảng 5 - Bậc chịu lửa của bộ phận kết cấu nhà thể thao
Bộ phận kết cấu
Thời hạn chịu lửa của bộ phận kết cấu (min) với bậc chịu lửa của ngôi nhà là:
l
ll
llI
lV
V
1. Cột, tường chịu lực, tường buồng thang
150
120
120
30
-
2. Cấu kiện chịu lực của sàn
60
45
45
15
-
3. Cấu kiện chịu lực của mái
30
15
-
-
-
4. Tường bao che, tường ngăn
30
15
15
15
-
5. Cầu thang
60
60
60
15
-
4. Yêu cầu về khu đất xây dựng và quy hoạch tổng mặt bằng
4.1. Khu đất xây dựng nhà thể thao phải đảm bảo:
- Phù hợp với quy hoạch được duyệt, có đủ diện tích để xây dựng và có dự kiến khả năng mở rộng trong tương lai;
- Sử dụng đất đai và không gian đô thị hợp lý;
- Cao ráo, dễ thoát nước, giao thông thuận tiện cho tổ chức các hoạt động thể dục thể thao và thoát người an toàn;
- Thuận tiện cho việc cấp nước và cung cấp điện.
4.2. Bán kính phục vụ của nhà thể thao được lấy như sau:
- Đối với các đơn vị ở của đô thị (hay các xã): ≤ 500 m;
- Đối với các khu ở (quận, huyện trong đô thị): ≤ 1 200 m;
- Đối với các thành phố, thị xã: ≤ 2 000 m.
CHÚ THÍCH: Bán kính phục vụ là khoảng cách từ nơi người ở xa nhất trong khu dân cư đến công trình thể thao.
4.3. Nên bố trí nhà thể thao gần các công trình thể thao khác và tính tới khả năng phối hợp giữa các công trình để tạo thành các tổ hợp thể thao của đô thị. Khi đó đất xây dựng sẽ được tính theo tiêu chuẩn của điểm dân cư lớn nhất.
4.4. Khoảng cách ly vệ sinh nhỏ nhất cho nhà thể thao phải phù hợp với quy định về quy hoạch xây dựng [1] như đã nêu trong Bảng 6.


TCVN 4529:2012, Tiêu chuẩn quốc gia về Công trình thể thao - Nhà thể thao - Tiêu chuẩn thiết kế, tcvn miễn phí,

Nhãn:

Đăng nhận xét

[blogger]

Author Name

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.