TCVN 4470:2012 Tiêu chuẩn quốc gia về Bệnh viện đa khoa - Tiêu chuẩn thiết kế

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 4470 : 2012
BỆNH VIỆN ĐA KHOA - TIÊU CHUẨN THIẾT KẾ
General Hospital - Design Standard
MỤC LỤC
1. Phạm vi áp dụng
2. Tài liệu viện dẫn
3. Thuật ngữ và định nghĩa
4. Quy định chung
5. Yêu cầu về khu đất xây dựng và quy hoạch tổng mặt bằng
5.1. Yêu cầu về khu đất xây dựng
5.2. Yêu cầu về quy hoạch tổng mặt bằng
6. Nội dung công trình và giải pháp thiết kế
6.1. Yêu cầu chung
6.1.1. Nội dung công trình
6.1.2. Yêu cầu về kích thước thông thủy
6.2. Khoa khám bệnh đa khoa và điều trị ngoại trú
6.3. Khu Điều trị ngoại trú
6.3.1. Yêu cầu chung
6.3.2. Khoa Nội
6.3.3. Khoa Lao
6.3.4. Khoa Lão học
6.3.5. Khoa Ngoại
6.3.6. Khoa Phụ sản
6.3.7. Khoa Nha
6.3.8. Khoa Mắt
6.3.9. Khoa Tai - Mũi - Họng
6.3.10. Khoa Răng - Hàm - Mặt
6.3.11. Khoa Truyền nhiễm
6.3.12. Khoa Cấp cứu
6.3.13. Khoa Hồi sức tích cực - chống độc
6.3.14. Khoa Y học cổ truyền
6.3.15. Khoa Vật lý trị liệu - phục hồi chức năng
6.3.16. Khoa Ung bướu và Khoa Y học hạn nhân
6.4. Khu kỹ thuật nghiệp vụ
6.4.1. Khoa Phẫu thuật - gây mê hồi sức
6.4.2. Khoa Chẩn đoán hình ảnh
6.4.3. Các khoa xét nghiệm
6.4.4. Khoa Truyền máu
6.4.5. Khoa Giải phẫu bệnh
6.4.6. Khoa Lọc máu
6.4.7. Khoa Nội soi
6.4.8. Khoa Thăm dò chức năng
6.4.9. Khoa Dược
6.4.10. Khoa Dinh dưỡng
6.4.11. Khoa Quản lý nhiễm khuẩn
6.5. Khu Hành chính quản trị
6.6. Khu Kỹ thuật hậu cần và dịch vụ tổng hợp
7. Yêu cầu thiết kế hệ thống kỹ thuật
7.1. Yêu cầu thiết kế kết cấu
7.2. Yêu cầu thiết kế hệ thống cấp thoát nước
7.2.1. Cấp nước
7.2.2. Thoát nước
7.3. Yêu cầu thiết kế điện - chống sét
7.4. Yêu cầu thiết kế chiếu sáng
7.5. Yêu cầu thiết kế hệ thống thông gió - điều hòa không khí
7.6. Yêu cầu thiết kế hệ thống khu y tế
7.7. Yêu cầu thiết kế hệ thống điện nhẹ
7.8. Yêu cầu thiết kế phòng cháy, chống cháy
7.9. Yêu cầu về thu gom chất thải rắn y tế
7.10. Yêu cầu về hoàn thiện công trình
Phụ lục A (tham khảo) Sơ đồ phân khu chức năng Bệnh viện đa khoa
Phụ lục B (tham khảo) Khoa Khám bệnh đa khoa và điều trị ngoại trú
Phụ lục C (tham khảo) Khu Điều trị nội trú
Phụ lục D (tham khảo) Khu Kỹ thuật nghiệp vụ
Phụ lục E (tham khảo) Khoa Chẩn đoán hình ảnh
Phụ lục G (tham khảo) Các Khoa Xét nghiệm, Truyền máu, Lọc máu, Giải phẫu bệnh
Phụ lục H (tham khảo) Khoa Nội soi, khoa Thăm dò chức năng, khoa Dược
Phụ lục I (tham khảo) Khoa Dinh dưỡng, khoa Quản lý nhiễm khuẩn
Phụ lục K (quy định) Yêu cầu về chiếu sáng tự nhiên
Thư mục tài liệu tham khảo

Lời nói đầu
TCVN 4470 : 2012 thay thế TCVN 4470 : 1996.
TCVN 4470: 2012 được chuyển đổi từ TCXDVN 305 : 2007 theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm b) khoản 1 Điều 7 Nghị định127/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.
TCVN 4470 : 2012 do Viện Kiến trúc, Quy hoạch Đô thị và Nông thôn biên soạn, Bộ Xây dựng đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

TCVN 4470 : 2012
BỆNH VIỆN ĐA KHOA - TIÊU CHUẨN THIẾT KẾ
General hospital - Design standard
1. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này áp dụng để thiết kế mới, thiết kế cải tạo  nâng cấp các Bệnh viện đa khoa trên toàn quốc có quy mô trên 500 giường.
CHÚ THÍCH: Trong trường hợp Bệnh viện đa khoa có những yêu cầu đặc biệt phải ghi rõ trong dự án đầu tư xây dựng công trình và được các cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 2622Phòng cháy, chống cháy cho nhà và công trình - Yêu cầu thiết kế
TCVN 4474, Thoát nước bên trong - Tiêu chuẩn thiết kế:
TCVN 4513Cấp nước bên trong - Tiêu chuẩn thiết kế,
TCVN 5502 : 2003Nước cấp sinh hoạt - Yêu cầu chất lượng;
TCVN 5687 : 2010Thông gió, điều tiết không khí - Tiêu chuẩn thiết kế;
TCVN 6160, Phòng cháy chữa cháy. Nhà cao tầng - Yêu cầu thiết kế;
TCVN 6561, An toàn bức xạ ion hóa tại các cơ sở X quang y tế;
TCVN 6869, An toàn bức xạ. Chiếu xạ y tế. Quy định chung;
TCVN 6772, Chất lượng nước. Chất thải sinh hoạt. Giới hạn ô nhiễm cho phép;
TCVN 7382 : 2004, Chất lượng nước. Nước thải bệnh viện - Tiêu chuẩn thải;
TCVN 9385 : 2012(1)Chống sét cho công trình xây dựng - Hướng dẫn thiết kế, kiểm tra và bảo trì hệ thống.
TCXDVN 264 : 2002(2)Nhà và công trình - Nguyên tắc cơ bản xây dựng công trình để đảm bảo người tàn tật tiếp cận sử dụng
3. Thuật ngữ và định nghĩa
Trong tiêu chuẩn này, sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:
3.1. Bệnh viện đa khoa
Là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho người bệnh, bao gồm một số chuyên khoa, chuyên ngành.
3.2. Khoa Khám bệnh đa khoa và điều trị ngoại trú
Là đơn vị lâm sàng, có nhiệm vụ tiếp đón, khám bệnh, chẩn đoán, phân loại, xử trí ban đầu cho bệnh nhân thuộc phạm vi phụ trách và thực hiện, công tác điều trị ngoại trú, tư vấn chăm sóc sức khỏe.
3.3. Khoa Nội
Là đơn vị lâm sàng, thực hiện các phương pháp không phẫu thuật để chẩn đoán và điều trị bệnh, khoa nội chủ yếu điều trị bệnh nhân bằng thuốc, đôi khi có thể kèm theo thủ thuật.
3.4. Khoa Ngoại
Là đơn vị lâm sàng, thực hiện khám bệnh, chữa bệnh chủ yếu bằng thủ thuật và phẫu thuật.
3.5. Khoa Phụ sản
Là đơn vị lâm sàng, thực hiện nhiệm vụ đỡ đẻ, chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ sơ sinh và khám bệnh, chữa bệnh phụ khoa.
3.6. Khoa Nhi
 đơn vị lâm sàng, điều trị, chăm sóc sức khỏe, khám bệnh, chữa bệnh cho trẻ em t sơ sinh đến 15 tuổi.
3.7. Khoa Truyền nhiễm
Là đơn vị lâm sàng, điều trị các bệnh nhân mắc bệnh truyền nhiễm.
3.8. Khoa Cấp cứu
Là đơn vị lâm sàng, điều trị và chăm sóc tích cực những người bệnh nặng, có chức năng sống đang bị đe dọa cần phải hỗ trợ.
3.9. Khoa Hồi sức tích cực và chống độc
Là đơn vị lâm sàng, tiếp tục điều trị và chăm sóc tích cực những người bệnh của Khoa cấp cứu, phát hiện và điều trị bệnh nhân ngộ độc cấp, phát hiện độc chất qua các xét nghiệm.
3.10. Khoa Y học cổ truyền
Là đơn vị lâm sàng, khám và chữa bệnh bằng phương pháp y học cổ truyền
3.11. Khoa Vật lý trị liệu - phục hồi chức năng
Là đơn vị lâm sàng, thực hiện khám bệnh, chữa bệnh và phục hồi chức năng về mặt y học cho người bị khiếm khuyết, giảm chức năng và khuyết tật. Phục hồi chức năng là sự kết hợp các biện pháp y học và các phương pháp điều trị làm giảm tình trạng khiếm khuyết, giảm chức năng và khuyết tật.
3.12. Khoa Ung bướu
Là đơn vị lâm sàng, chuyên chăm sóc, điều trị các bệnh nhân ung thư bằng điều trị hóa chất, xạ trị và phòng bệnh.
3.13. Khoa Y học Hạt nhân
Là đơn vị lâm sàng, dùng kỹ thuật hạt nhân để chẩn đoán  điều trị các bệnh ung thư
3.14. Khoa Phẫu thuật - gây mê hồi sức
 đơn vị lâm sàng, gồm hệ thống các buồng phẫu thuật để thực hiện các thủ thuật, phẫu thuật và gây mê hồi sức.
3.15. Khoa Chẩn đoán hình ảnh
Là đơn vị cận lâm sàng thực hiện các kỹ thuật tạo ảnh y học để chẩn đoán bệnh và theo dõi kết quả điều trị, bằng các thiết bị Xquang, siêu âm, cộng hưởng từ …
3.16. Khoa xét nghiệm
Là đơn vị cận lâm sàng thực hiện các kỹ thuật xét nghiệm về huyết học, hóa sinh, vi sinh phục vụ việc chẩn đoán bệnh và theo dõi kết quả điều trị.
3.17. Khoa Giải phẫu bệnh
Là đơn vị xét nghiệm khảo sát rối loạn cấu trúc mô và chức năng của bệnh tật và mối liên hệ của những thay đổi này với dấu chứng và triệu chứng lâm sàng.
Là đơn vị làm các xét nghiệm sinh thiết, tế bào học, khám nghiệm tử thi và siêu cấu trúc.
3.18. Khoa lọc máu
Là đơn vị tiếp nhận và điều trị cho các bệnh nhân suy thận cấp  mãn, suy đa cơ quan bằng các kỹ thuật lọc màng bụng, thẩm thấu máu, siêu lọc máu, hấp thụ máu, thay máu, thay huyết tương.
3.19. Khoa Nội soi
Là đơn vị tiến hành thực hiện các kỹ thuật, thủ thuật chuyên khoa để chẩn đoán và điều trị bệnh bằng các phương tiện, thiết bị đưa vào bên trong cơ thể người bệnh (nội soi chẩn đoán và điều trị các bệnh lý tiêu hóa trên và dưới, sinh thiết gan, chọc dẫn lưu ổ abces gan, sinh thiết màng bụng, sinh thiết tụy….).
3.20. Khoa Thăm dò chức năng
Là đơn vị cận lâm sàng thực hiện các kỹ thuật bằng các phương tiện, dụng cụ, thiết bị để kiểm tra chức năng các cơ quan trong cơ thể như: điện tim, điện não, điện cơ, lưu huyết não…
3.21. Khoa Dược
Là đơn vị cung cấp và quản lý số lượng, chất lượng thuốc thông thường và thuốc chuyên khoa, pha chế một số thuốc dùng trong bệnh viện, đáp ứng yêu cầu điều trị.
3.22. Khoa dinh dưỡng
Là đơn vị tổ chức thực hiện phục vụ bữa ăn hàng ngày cho tất cả bệnh nhân nằm viện bằng các chế độ ăn thông thường và bệnh lý đã được định chuẩn.
3.23. Khoa Quản lý nhiễm khuẩn
Là đơn vị cận lâm sàng thực hiện công tác kiểm soát nhiễm khuẩn trong bệnh viện, nhằm nâng cao chất lượng săn sóc người bệnh thông qua giảm nguy cơ nhiễm khuẩn trong bệnh viện.
4. Quy định chung
4.1. Bệnh viện phải được thiết kế phù hợp với quy hoạch phát triển mạng lưới khám, chữa bệnh phù hợp quy mô và quy chế quản lý, chuyên môn theo quy định hiện hành [1].
CHÚ THÍCH: Quy mô Bệnh viện được xác định phụ thuộc vào dân số trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý và phù hợp với quy hoạch mạng lưới bệnh viện đã được Bộ Y tế phê duyệt.
4.2. Bệnh viện được thiết kế phù hợp với cấp công trình theo quy định về phân loại và phân cấp công trình dân dụng [2].
4.3. Thiết kế, xây dựng Bệnh viện phải đảm bảo cho người khuyết tật tiếp cận sử dụng, đảm bảo an toàn sinh mạng và sức khỏe cho người sử dụng và cộng đồng [3], [4].
5. Yêu cầu về khu đất xây dựng và quy hoạch tổng mặt bằng
5.1. Yêu cầu về khu đất xây dựng
5.1.1. Vị trí khu đất xây dựng phải phù hợp với quy hoạch được duyệt, giao thông thuận lợi và có tính đến nhu cầu phát triển trong tương lai.
5.1.2. Vệ sinh thông thoáng, yên tĩnh, tránh các khu đất có môi trường bị ô nhiễm.
5.1.3. Phù hợp với phân khu chức năng được xác định trong quy hoạch tổng mặt bằng của đô thị.
5.1.4. Quy mô của Bệnh viện và chỉ tiêu diện tích sàn xây dựng bình quân cho một giường bệnh được quy định trong Bảng 1.
Bảng 1 - Quy mô tối thiểu và chỉ tiêu diện tích đất xây dựng bệnh viện
Số giường bệnh
giường
Diện tích sàn xây dựng bình quân
m2/giường bệnh
Diện tích đất
ha
trên 500
từ 80 đến 90
4,0
CHÚ THÍCH:
1) Diện tích khu đất xây dựng quy định ở trên, không tính cho các công trình nhà ở và phúc lợi công cộng phục vụ cho đời sống cán bộ công nhân viên. Các công trình này được xây dựng ngoài khu đất xây dựng bệnh viện.
2) Trường hợp diện tích đất xây dựng các bệnh viện trong đô thị không đảm bảo được quy định nêu trên, khuyến khích thiết kế bệnh viện hợp khối, cao tầng nhưng phải tuân thủ và đảm bảo dây chuyền hoạt động của bệnh viện.
5.2. Yêu cầu về quy hoạch tổng mặt bằng
5.2.1. Giải pháp bố cục mặt bằng Bệnh viện phải đảm bảo yêu cầu sau:
- Hợp lí, không chồng chéo giữa các bộ phận và trong từng bộ phận;
- Điều kiện vệ sinh và phòng bệnh tốt nhất cho Khu điều trị nội trú, khu Khám bệnh đa khoa và điều trị ngoại trú;
- Đáp ứng nhu cầu phát triển của bệnh viện trong tương lai.
5.2.2. Tổ chức không gian của các tòa nhà, từng bộ phận của các khối trong Bệnh viện phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Có lối đi riêng biệt cho vận chuyển thuốc men, thức ăn, đồ dùng sạch và đồ vật bẩn - nhiễm khuẩn, tử thi, rác…;
- Giữa các thao tác thủ thuật vô khuẩn và hữu khuẩn phải được ngăn riêng biệt;
- Có biện pháp cách ly hợp lý giữa khoa Truyền nhiễm với các khoa khác, với các bộ phận khác nhau trong khoa Truyền nhiễm.
5.2.3. Hệ thống giao thông nội bộ trong bệnh viện phải đảm bảo các yêu cầu sau:
5.2.3.1. Các luồng giao thông không chồng chéo.
5.2.3.2. Thuận tiện cho hoạt động của nhân viên, khách, bệnh nhân, dịch vụ hậu cần, vận chuyển rác và tử thi. Phải có ít nhất hai cổng ra vào:
- Cổng chính dành cho bệnh nhân, cán bộ nhân viên và khách. Bố trí đường riêng cho cấp cứu 24 giờ/ngày;
- Cổng phụ dành cho cung ứng vật tư, vận chuyển chất thải, kỹ thuật phụ trợ và phục vụ tang lễ.
CHÚ THÍCH: Nên bố trí cổng riêng cho cấp cứu  cổng riêng cho khu tang lễ.
5.2.3.3. Hệ thống hành lang, đường dốc, hành lang cầu phải được thiết kế có mái che và đảm bảo liên hệ thuận tiện giữa các khối công trình, đảm bảo tiếp cận cho người khuyết tật, xe đẩy cáng, xe lăn.
5.2.3.4. Đường giao thông nội bộ phải đảm bảo xe chữa cháy có thể tới được tất cả các khu vực trong bệnh viện.
5.2.4. Mật độ xây dựng tối đa và mật độ cây xanh tối thiểu phải tuân thủ quy định về quy hoạch xây dựng [5].
5.2.5. Khoảng cách giới hạn cho phép từ đường đỏ đến:
a) Mặt ngoài tường của mặt nhà:
- Nhà bệnh nhân, nhà khám bệnh và khối kỹ thuật nghiệp vụ: không nhỏ hơn 15 m;
- Nhà hành chính quản trị và phục vụ: không nhỏ hơn 12 m.
b) Mặt ngoài tường đầu hồi:
- Nhà bệnh nhân, nhà khám bệnh và khối kỹ thuật nghiệp vụ: Không nhỏ hơn 12 m;
- Nhà hành chính quản trị và phục vụ: không nhỏ hơn 9 m.
5.2.6. Khoảng cách ly vệ sinh, an toàn nhỏ nhất giữa nhà và công trình bố trí riêng biệt đối với nhà bệnh nhân, được quy định trong Bảng 2.


TCVN 4470:2012, TCVN 4470:2012 Tiêu chuẩn quốc gia, về Bệnh viện đa khoa - Tiêu chuẩn thiết kế, tcvn miễn phí

Nhãn:

Đăng nhận xét

[blogger]

Author Name

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.