TCVN 4602:2012 Tiêu chuẩn quốc gia về Trường trung cấp chuyên nghiệp - Tiêu chuẩn thiết kế

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 4602 : 2012
TRƯỜNG TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP – TIÊU CHUẨN THIẾT KẾ
Specialised College – Design Standard
Lời nói đầu
TCVN 4602 : 2012 thay thế TCVN 4602 : 1988.
TCVN 4602 : 2012 được chuyển đổi từ TCXDVN 275 : 2002 theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm b) khoản 1 Điều 7 Nghị định127/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.
TCVN 4602 : 2012 do Viện Kiến Trúc, Quy hoạch Đô thị & Nông thôn – Bộ Xây dựng biên soạn, Bộ Xây dựng đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

TRƯỜNG TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP – TIÊU CHUẨN THIẾT KẾ
Specialised College – Design Standard
1. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này áp dụng để thiết kế mới hoặc cải tạo các hạng mục công trình của trường trung cấp chuyên nghiệp trong hệ thống giáo dục quốc dân.
CHÚ THÍCH:
1) Trường trung cấp chuyên nghiệp là cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc hệ thống giáo dục quốc dân
2) Trường trung cấp chuyên nghiệp được tổ chức theo các loại hình công lập và tư thục. Trường trung cấp công lập gồm trung cấp chuyên nghiệp trực thuộc Bộ, ngành; trung cấp chuyên nghiệp trực thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Trường trung cấp chuyên nghiệp tư thục do các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức kinh tế hoặc cá nhân thành lập, đầu tư xây dựng
3) Đối với các trường có yêu cầu đặc biệt, khi các cơ quan có thẩm quyền cho phép thì được thiết kế theo yêu cầu nhiệm vụ thiết kế riêng.
2. Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau là cần thiết khi áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng theo phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có)
TCVN 2622Phòng cháy, chống cháy cho nhà và công trình – Yêu cầu thiết kế
TCVN 4205 : 20121)Công trình thể thao – Sân thể thao – Tiêu chuẩn thiết kế.
TCVN 4474Thoát nước bên trong – Tiêu chuẩn thiết kế.
TCVN 4513Cấp nước bên trong – Tiêu chuẩn thiết kế
TCVN 4515Nhà ăn công cộng – Tiêu chuẩn thiết kế
TCVN 5674Công tác hoàn thiện trong xây dựng – Thi công nghiệm thu
TCVN 5687 : 2010Thông gió – Điều hòa không khí – Tiêu chuẩn thiết kế
TCVN 7447Hệ thống lắp đặt điện hạ áp
TCVN 7958 : 2008Bảo vệ công trình xây dựng – Phòng chống mối cho công trình xây dựng mới.
TCVN 8052-1 : 2009Tấm lợp bi tum dạng sóng – Phần 1 – Yêu cầu kỹ thuật
TCVN 8053 : 2009Tấm lợp dạng sóng – Yêu cầu thiết kế và hướng dẫn lắp đặt
TCVN 9385 : 20121)Chống sét cho công trình xây dựng – Hướng dẫn thiết kế, kiểm tra và bảo trì hệ thống.
TCXD 16 : 19862)Chiếu sáng nhân tạo trong công trình dân dụng.
TCXD 29 : 19912)Chiếu sáng tự nhiên trong công trình dân dụng – Tiêu chuẩn thiết kế
TCXDVN 264 : 20022)Nhà và công trình – Nguyên tắc cơ bản xây dựng công trình đảm bảo người tàn tật tiếp cận sử dụng.
3. Quy định chung
3.1. Trường trung cấp chuyên nghiệp được xây dựng phù hợp với quy hoạch mạng lưới trường trung cấp chuyên nghiệp, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và đất nước.
3.2. Trường trung cấp chuyên nghiệp được tổ chức thành các lớp học theo ngành hoặc chuyên ngành đào tạo và theo khóa học. Mỗi lớp học có không quá 45 người học.
3.3. Trường trung cấp chuyên nghiệp phải có cơ sở vật chất, trang thiết bị theo yêu cầu chuẩn hóa, hiện đại hóa.
3.4. Nhà và công trình của trường trung cấp chuyên nghiệp được thiết kế phù hợp với quy định về phân loại, phân cấp công trình dân dụng, công nghiệp và hạ tầng kỹ thuật đô thị [1].
CHÚ THÍCH: Trong cùng một trường cho phép xây dựng các hạng mục có cấp công trình khác nhau, nhưng phải ưu tiên cấp cao nhất cho khối học tập. Đối với các công trình tạm thời và những công trình phụ trợ của nhà trường cho phép thiết kế công trình cấp IV.
3.5. Quy mô của các trường trung cấp chuyên nghiệp phụ thuộc vào loại trường, số lượng ngành nghề đào tạo và được tính toán theo số người học của năm tuyển sinh lớn nhất nhân với số năm đào tạo của khóa học và được lấy theo quy định trong Bảng 1.
3.6. Khi thiết kế trường trung cấp chuyên nghiệp phải tính đến môi trường tiếp cận cho người khuyết tật. Các yêu cầu thiết kế xây dựng công trình đảm bảo người khuyết tật tiếp cận sử dụng phải tuân theo quy định trong TCXDVN 264 : 2002.
Bảng 1 – Quy mô của trường trung cấp chuyên nghiệp theo loại trường và ngành nghề đào tạo
Loại trường
Quy mô
người học
1. Công nghiệp, công nghệ, kỹ thuật
Từ 1200 đến 2400
2. Nông, Lâm, Ngư nghiệp
Từ 600 đến 1200
3. Sư phạm
Từ 600 đến 2400
4. Sức khỏe (Y, Dược)
Từ 800 đến 2000
5. Kinh doanh, quản lý
Từ 600 đến 1400
6. Văn hóa nghệ thuật
Từ 200 đến 400
7. Thể dục – thể thao
Từ 200 đến 500
CHÚ THÍCH: Đối với các trường công nghiệp, giao thông vận tải, xây dựng và nông, lâm ngư nghiệp cho phép tăng số người học cho trong Bảng trên theo yêu cầu, còn đối với các trường văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao cho phép giảm từ 10% đến 15% số người học quy định ở Bảng trên.
4. Yêu cầu về khu đất xây dựng và quy hoạch tổng mặt bằng
4.1. Địa điểm xây dựng trường phải đảm bảo các yêu cầu của quy hoạch chung đã được duyệt, khả năng phát triển của trường và của địa phương trong tương lai.
4.2. Địa điểm xây dựng trường bảo đảm môi trường giáo dục, an toàn cho người học, người dạy và người lao động.
4.3. Khi xây dựng nhiều trường trên cùng một địa điểm cần tập trung vào một khu hoặc một tổ hợp tạo thành cụm trường để liên kết hỗ trợ lẫn nhau trong học tập và kết hợp sử dụng chung các công trình sinh hoạt công cộng.
CHÚ THÍCH: Trong một khu đất chỉ nên bố trí xây dựng không quá 3 trường có đào tạo ngành nghề khác nhau nhưng phải đảm bảo sự hoạt động độc lập của từng trường.
4.4. Các trường nên bố trí gắn liền với đô thị hoặc khu công nghiệp, nông trường và phải phù hợp với yêu cầu nội dung đào tạo của trường đó.
Khu đất xây dựng trường phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Yên tĩnh cho việc học tập và thực hành;
- Có hệ thống giao thông thuận tiện, đảm bảo cho công tác xây dựng và đáp ứng yêu cầu hoạt động của trường trong hiện tại và tương lai;
- Thuận lợi cho việc cung cấp điện, nước, thông tin liên lạc và các hệ thống kỹ thuật khác phục vụ cho việc học tập;
- Khu đất phải ở vị trí cao ráo, thoáng mát, ít tốn kém cho biện pháp xử lý đặc biệt về nền móng công trình hoặc thoát nước khu vực;
- Khi tổ chức quy hoạch tổng mặt bằng cần phân khu chức năng rõ ràng, tránh cản trở lẫn nhau, đảm bảo môi trường.
4.5. Những trường xây dựng cạnh đường giao thông chính, xí nghiệp sản xuất hoặc khu công nghiệp phải đảm bảo các yêu cầu về vị trí, khoảng cách cách ly vệ sinh và an toàn đối với từng loại công trình như quy định về quy hoạch xây dựng [2].
4.6. Tổng diện tích mặt bằng đất đai của trường phải phù hợp với quy mô đào tạo. Tiêu chuẩn diện tích không nhỏ hơn 7 m2/người học đối với khu vực thành thị và không nhỏ hơn 10 m2/người học đối với các khu vực khác, nhưng tổng diện tích đất xây dựng trường không nhỏ hơn 2 ha.
CHÚ THÍCH: Ngoài chỉ tiêu về quy mô, đối với các trường như trường nông, lâm, ngư nghiệp và một số trường có các ngành nghề đặc thù khác cần có quy định riêng về chỉ tiêu diện tích cho phù hợp.
4.7. Diện tích xây dựng các xưởng thực hành, thí nghiệm vật liệu xây dựng, trại chăn nuôi, ruộng vườn thí nghiệm, bãi tập lái xe, bãi thực tập khoan, khảo sát địa chất, … không tính vào tiêu chuẩn đất xây dựng. Nếu có yêu cầu cần thiết thì phải lập báo cáo kỹ thuật riêng và được có cấp thẩm quyền cho phép.
4.8. Trường trung cấp chuyên nghiệp gồm các khu chức năng chính sau:
- Khu học tập;
- Khu hành chính;
- Khu sân trường, bãi tập;
- Khu vệ sinh và hệ tống cấp thoát nước;
- Khu để xe;
- Khu phục vụ đào tạo.
CHÚ THÍCH: Các khối công trình trong các khu vực trên phải được trang bị đầy đủ các trang thiết bị và đảm bảo các quy định về bảo vệ môi trường.
4.9. Mặt bằng tổng thể trường phải được nghiên cứu thiết kế hoàn chỉnh, giải quyết tốt mối quan hệ hiện tại và phát triển tương lai giữa các khu chức năng trong trường. Đặc biệt khu học tập phải được bố trí ở vị trí ưu tiên trong mặt bằng tổng thể của trường.
4.10. Mật độ xây dựng các công trình trong khu học tập chiếm từ 20% đến 40% tổng diện tích xây dựng của trường. Diện tích cây xanh bao gồm diện tích các vườn học, vườn hoa, thảm cỏ, dải cây xanh cách ly, cây bảo vệ, cây bóng mát … Tổng diện tích cây xanh phải đảm bảo từ 35% đến 40% tổng diện tích khu đất xây dựng của trường.
CHÚ THÍCH: Trong trường hợp khu đất xây dựng trường tiếp giáp với vườn cây, công viên thì cho phép giảm diện tích cây xanh nhưng không được giảm quá 10%.
4.11. Diện tích cây xanh phải có liên hệ mật thiết với quy hoạch tổng thể, tổ hợp hình khối kiến trúc, phân khu chức năng và thiết kế nội, ngoại thất của trường.
CHÚ THÍCH:
1) Phải có quy hoạch trồng cây và bố trí thảm cỏ ở những khoảng đất trống và khoảng đất cách ly nhằm chống nóng, chống ồn, chống bụi, chống ẩm cho công trình.
2) Phải lựa chọn cây xanh thích hợp cho từng loại, từng vị trí khác nhau theo yêu cầu thẩm mỹ và đảm bảo vệ sinh môi trường.
3) Không được phép trồng cây và bụi cây có hoa, lá, quả độc hại trong khu vực trường. Xung quanh khu nghỉ ngơi và khu Thể dục thể thao không được trồng cây ăn quả hoặc cây có gai.
4.12. Chiều rộng của dải cây xanh xung quanh trường không được nhỏ hơn 1,5 m. Ở phía giáp đường phố không được nhỏ hơn 6 m. Khoảng cách từ cây to có tán rộng đến công trình không được nhỏ hơn 10 m, đối với bụi cây thì khoảng cách không được nhỏ hơn 5 m. Những cây được giữ lại ở gần công trình phải là những cây có rễ ăn sâu và ít bị đổ khi có gió mạnh hoặc xảy ra bão.
4.13. Trong khu đất xây dựng trường cần bố trí bãi để xe. Quy mô tính toán dựa vào nhu cầu thực tế của từng trường. Chỉ tiêu diện tích chỗ để xe được quy định như sau:
- Xe ôtô: 25 m2/xe;
- Xe máy: 3,0 m2/xe;
- Xe đạp: 0,9 m2/xe.
4.14. Khu đất xây dựng trường phải có hàng rào bao quanh, đảm bảo yêu cầu bảo vệ và mỹ quan.
4.15. Đối với các trường xây dựng ở vùng xa khu dân cư, được phép xây dựng khu nhà ở cho người học và cán bộ, giáo viên ở ngoài khuôn viên của trường, được cấp có thẩm quyền phê duyệt và phải tuân theo các quy định có liên quan.
CHÚ THÍCH: Đối với các trường mà trong khuôn viên còn quỹ đất, phù hợp với quy hoạch thì cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất để xây dựng nhà ở.
5. Nội dung công trình và yêu cầu giải pháp thiết kế
5.1. Khu học tập
5.1.1. Khu học tập trong trường trung cấp chuyên nghiệp bao gồm: phòng học, phòng thí nghiệm, phòng thực hành, phòng máy tính, thư viện, phòng truyền thống, nhà luyện tập đa năng.
CHÚ THÍCH: Nội dung phân định diện tích tham khảo phụ lục A của tiêu chuẩn này.
5.1.2. Các nhà học được thiết kế phải tuân theo quy hoạch đã được duyệt và có thể được phép xây cao tầng để tăng diện tích cây xanh.
5.1.3. Chiều cao phòng trong các tầng nhà của trường phải phù hợp với chức năng sử dụng, các yêu cầu về bố trí các thiết bị kỹ thuật, thiết bị sử dụng trong nhà và được quy định trong Bảng 2.
Bảng 2 – Chiều cao các phòng học
Loại phòng
Chiều cao phòng
m
1. Các phòng học dưới 75 chỗ, phòng vẽ kỹ thuật, phòng thiết kế, các phòng làm việc v.v…
3,6
2. Phòng học trên 75 chỗ, phòng thí nghiệm có các thiết bị cỡ lớn, kho sách 2 tầng, xưởng trường v.v…
Từ 4,2 trở lên
CHÚ THÍCH: Chiều cao phòng tính từ mặt sàn tầng dưới đến mặt sàn tầng trên.
5.1.4. Hệ thống phòng học, giảng đường có đủ chỗ ngồi cho người học, đáp ứng các yêu cầu về diện tích, ánh sáng, âm thanh; có phòng thí nghiệm, phòng học chuyên môn đáp ứng yêu cầu đào tạo.
5.1.5. Phòng học, phòng thí nghiệm, giảng đường phải được bố trí ở các tầng trên mặt đất (nếu có yêu cầu đặt thiết bị ở dưới đất thì mới bố trí ở tầng hầm).
5.1.6. Cho phép thiết kế các nhà cầu nối liền các nhà học riêng biệt với nhau.
5.1.7. Chiều cao từ mặt sàn đến mép dưới cửa sổ tường bao quanh các phòng học không thấp hơn 1, 10 m; phòng làm việc, thí nghiệm và các phòng phục vụ học tập khác không thấp hơn 0,80 m.
5.1.8. Những phòng thí nghiệm có yêu cầu đặc biệt về môi trường học tập cần bố trí các thiết bị như tủ hút khử hơi độc, tủ quần áo trang bị đặc biệt, hệ thống thoát hơi, thoát nước, buồng tắm …
5.1.9. Phòng chuẩn bị cạnh giảng đường và phòng học cần thiết kế ít nhất 2 cửa đi: một cửa thông với giảng đường và một cửa mở ra hành lang.
5.1.10. Chỉ tiêu tính toán diện tích tối thiểu cho các loại phòng học – giảng đường được quy định trong Bảng 3.
Bảng 3 – Chỉ tiêu tính toán diện tích tối thiểu giảng đường, phòng học
Loại giảng đường – phòng học
Chỉ tiêu diện tích tối thiểu
m2/chỗ
1. Giảng đường từ 200 đến 300 chỗ
1,10
2. Giảng đường 150 chỗ
1,20
3. Giảng đường 100 chỗ
1,30
4. Phòng học từ 30 chỗ đến 45 chỗ
1,50
5. Phòng học từ 25 chỗ đến 30 chỗ
2,20
6. Phòng học từ 15 chỗ đến 25 chỗ với các thiết bị dạy và kiểm tra
3,00
7. Giảng đường nghệ thuật, sân khấu từ 200 chỗ đến 300 chỗ
1,80
8. Phòng thí nghiệm
2,50
9. Phòng học tin học, kỹ thuật tính toán lớp máy tính
6,0
CHÚ THÍCH: Đối với các trường có tính đặc thù cho phép điều chỉnh các trị số cho Bảng trên nhưng phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
5.1.11. Các giảng đường từ 100 chỗ trở lên phải thiết kế sàn có độ dốc để bảo đảm tầm nhìn của sinh viên ngồi hàng ghế sau. Yêu cầu nâng độ cao tia nhìn tại mỗi hàng ghế tối thiểu là 12 cm hoặc độ dốc của sàn giảng đường tối đa là 12%. Các hàng ghế trong phòng học, giảng đường, hội trường phải được liên kết cố định vào sàn nhà.
5.1.12. Chỉ tiêu diện tích tối thiểu cho các phòng học chuyên môn được quy định trong Bảng 4.
5.1.13. Các phòng làm đồ án tốt nghiệp phải tính toán để có thể phục vụ cùng một lúc 50% tổng số người học tốt nghiệp. Mỗi phòng được thiết kế cho từ 12 người học đến 45 người học sử dụng cùng một lúc.
Bảng 4 – Chỉ tiêu tính toán diện tích tối thiểu phòng học chuyên môn
Loại phòng
Chỉ tiêu diện tích
1. Phòng học có đặt các thiết bị, m2/chỗ
2,2
2. Các phòng vẽ kỹ thuật, phòng làm bài tập, đồ án môn học và đồ án tốt nghiệp, m2/chỗ:

- Trong các trường chuyên ngành như kiến trúc, mỹ thuật âm nhạc, sân khấu và diễn tập
6,0
- Trong các trường khác
3,6
3. Phòng lưu trữ phục vụ phòng thiết kế bài tập đồ án môn học và thiết kế tốt nghiệp, m2/phòng:

- Trong các trường kiến trúc, nghệ thuật
36,0
- Trong các trường khác
18,0
4. Phòng thiết kế sản xuất mô hình phục vụ phòng vẽ kỹ thuật và phòng thiết kế tốt nghiệp, m2/phòng:

- Trong các trường kỹ thuật
36,0
- Trong các trường kiến trúc, xây dựng, mỹ thuật
72,0
CHÚ THÍCH: Đối với các trường có tính đặc thù cho phép điều chỉnh các trị số cho trong Bảng trên theo nhiệm vụ thiết kế nhưng phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
5.1.14. Diện tích các phòng chuẩn bị của giảng đường quy định trong Bảng 5.
Bảng 5 – Diện tích các phòng chuẩn bị
Loại phòng
Diện tích
1. Phòng chuẩn bị cho giảng đường từ 200 đến 300 chỗ
48
2. Phòng chuẩn bị cho các giảng đường từ 100 đến 150 chỗ
36
3. Phòng chuẩn bị cho các phòng học chuyên môn, các phòng thí nghiệm và các phòng vẽ kỹ thuật
18
5.1.15. Khoảng cách giữa các lưng tựa của ghế trong giảng đường, lớp học phụ thuộc vào số chỗ trong mỗi hàng ghế và số lối thoát người, quy định trong Bảng 6.
Bảng 6 - Khoảng cách giữa các lưng tựa của ghế
Số chỗ ngồi cho hàng ghế có lối thoát
Khoảng cách nhỏ nhất giữa các lưng tựa ghế
m
Một phía
Hai phía
Mặt ghế lật
Mặt ghế cố định
6
12
0,85
0,9
12
24
0,90
0,9
5.1.16. Trong các giảng đường không được phép thiết kế các lối vào và các bậc lên xuống cản trở đến hướng nhìn tới bảng.
5.1.17. Kích thước ghế tựa có bàn viết (tính cho một chỗ ngồi) cần bảo đảm chiều rộng 0,55 m, chiều cao chỗ ngồi 0,40 m, chiều cao của mặt bàn viết tới sàn 0,70 m (nếu bàn dốc thì tính từ nơi thấp nhất của mặt bàn). Kích thước cho mỗi chỗ ở giảng đường và phòng học cần bảo đảm chiều rộng 0,50 m; chiều dài 0,60 m; chiều cao 0,70 m. Mỗi bàn học chỉ nên bố trí 2 chỗ ngồi.
5.1.18. Khoảng cách giữa các thiết bị trong giảng đường, phòng học và khoảng cách tầm nhìn được quy định trong Hình 1 và Bảng 7.
5.1.19. Bục giảng phải cao hơn so với mặt sàn 0,35 m (nếu không có bàn thao tác đặt trước bảng). Chiều rộng của bục giảng lớn hơn hoặc bằng 1,2 m. Mặt sàn từ bảng đến hàng ghế thứ 2 không được làm dốc.
5.1.20. Tất cả các cửa của các phòng học, giảng đường đều phải mở ra phía hành lang.
5.1.21. Chỉ tiêu tính toán diện tích của phòng học chuyên ngành đặc biệt với các phương tiện dạy học bằng máy tính được quy định trong Bảng 8.
Hình 1 – Khoảng cách giữa các thiết bị trong giảng đường, phòng học và khoảng cách tầm nhìn
Bảng 7 – Mức cho phép giữa các thiết bị trong giảng đường, phòng học và khoảng cách tầm nhìn
Kí hiệu
Khoảng cách giữa các thiết bị
Mức
A
Khoảng cách từ bàn thao tác đến bảng, m
1,00
B
Khoảng cách từ bàn thao tác đến bàn hoặc hàng ghế đầu, m:
- Dưới 100 chỗ
- Trên 100 chỗ

1,10
2,50
C
Khoảng cách từ tia nhìn nhỏ nhất của người ngồi phía sau phải vượt tia nhìn của người ngồi trước, m:


- Đối với tia nhìn hướng tới mép dưới bảng (trong các phòng học không có bàn thao tác)
0,05

- Đối với tia nhìn hướng tới mép dưới màn ảnh
0,05
D
Khoảng cách từ màn ảnh tới lưng tựa của hàng ghế đầu, m
3,0
E
Khoảng cách từ sàn I tới mép dưới bảng đen, m
0,90
G
Khoảng cách từ mặt sàn bậc trên cùng (kiểu sàn bậc thang) tới mép dưới của kết cấu trên, m
≥ 2,50
H
Khoảng cách từ sàn đến mép màn ảnh, m
1,80
K
Khoảng cách từ bảng đến hàng ghế cuối, m
- Trên 75 chỗ
- Dưới 75 chỗ

Không lớn hơn 20
Không lớn hơn 10
L
Chiều rộng của bảng đối với phòng, m
- Dưới 100 chỗ
- Trên 100 chỗ

≥ 4,0
≥ 5,0
M
Khoảng cách từ mép trên của bảng đến sàn, m
≤ 2,5
N
Chiều cao tính toán của người ngồi lấy từ sàn đến tầm mắt, m
1,10
P
Khoảng cách giữa các dãy bàn khi phòng học không quá 45 chỗ, m
≥ 0,60
P1
Khoảng cách từ dãy bàn ngoài cùng tới mép tường hoặc tủ, m
≥ 0,50
Q
Khoảng cách từ bàn cuối cùng đến tường sau hoặc tủ, m
≥ 0,90
T
Khoảng cách giữa các dãy bàn trong cùng kể cả chỗ ghế ngồi, m
≥ 0,70
V
Chiều rộng phòng học, m
≥ 7,2
a
Góc đứng tạo bởi tia nhìn của người ngồi hàng ghế đầu tới mép trên màn ảnh, độ
≥ 45
j
Góc nghiêng của tia quang học máy chiếu tới chính giữa màn ảnh, độ:


- Đối với mặt phẳng nằm ngang
+ Đối với mặt phẳng thẳng đứng:
- Hướng lên trên
- Hướng xuống dưới
≤ 6

≤ 3
≤ 10
b
Góc ngang hợp bởi tia nhìn tới mép thẳng đứng xa nhất của bảng ngang tầm mắt của người học ở hàng ghế đầu cho ngoài và trong cùng
≥ 300
Bảng 8 – Diện tích các phòng học chuyên ngành
Loại phòng
Diện tích
1. Phòng học chuyên ngành đặc biệt với các phương tiện kỹ thuật giảng dạy theo chương trình, m2/chỗ

- Lớp có thiết bị phục vụ giảng dạy và kiểm tra
2,2
- Lớp có thiết bị phục vụ giảng dạy và kiểm tra với hệ thống thông tin kiểm tra
3,0
2. Phòng kỹ thuật máy tính:

- Diện tích đặt máy vi tính, m2/ máy
3,0
- Diện tích đặt các máy khác (phụ thuộc vào từng loại máy, thí dụ: máy in, máy vẽ, máy quét Scaner, máy chiếu Sline, …), m2/máy
từ 6 đến 7,4
- Buồng lập chương trình, m2/máy
2,2
- Phòng phụ đạo kỹ thuật, m2/phòng
36
- Phòng phục vụ cho các phòng kỹ thuật máy tính, m2/phòng
18
3. Phòng học ngoại ngữ

- Phòng ghi âm, m2/phòng
3,0
- Buồng ngữ âm (kiểu ca bin học ngoại ngữ), m2/ca bin
1,8
- Phòng chuẩn bị, m2/phòng
18
- Phòng đặt các thiết bị cho máy ghi âm, m2/phòng
36
5.1.22. Khu thực hành, bao gồm các cơ sở phục vụ đào tạo bên trong và bên ngoài nhà trường, được quy hoạch riêng biệt; được xây dựng kiên cố, có đủ các điều kiện về điện, nước, ánh sáng; có diện tích phù hợp với quy mô đào tạo theo quy định; định kỳ được cải thiện, đầu tư mới.
5.1.23. Phòng (xưởng) thực hành phải được thiết kế theo quy định của các ngành học có liên quan và được áp dụng theo tiêu chuẩn trường dạy nghề.
CHÚ THÍCH:
1) Các xưởng phải thiết kế phù hợp với yêu cầu dây chuyền công nghệ của thiết bị và có thể sử dụng linh hoạt.
2) Các xưởng có thiết bị lớn phải có cửa ra vào riêng. Chiều rộng cửa phải lớn hơn kích thước thiết bị. Không bố trí xưởng gần phòng học, giảng đường.
5.1.24. Thành phần, diện tích các xưởng trường, phòng thí nghiệm, khoảng cách giữa thiết bị với tường, cột phải tuân theo các tiêu chuẩn thiết kế hiện hành có liên quan. Trong trường hợp đặt thiết bị trên bàn thì lối đi trong các phòng thí nghiệm được quy định theo các kích thước tối thiểu sau đây:
- Khoảng cách giữa các dãy bàn là 0,7 m;
- Khoảng cách giữa bàn và tường là 0,5 m;
- Khoảng cách giữa bàn trên và bàn dưới khi làm việc một hàng là 0,8 m; khi làm việc hai hàng là 1,6 m.
5.1.25. Thư viện của trường phải có đủ tài liệu, sách báo, tạp chí để học tập và tham khảo theo yêu cầu của chương trình đào tạo, đáp ứng nhu cầu sử dụng của giáo viên, cán bộ, nhân viên và người học.
5.1.26. Thư viện của trường được thiết kế cho 50% số lượng người học tính toán và 50% số lượng cán bộ giáo viên giảng dạy và cán bộ khoa học.
CHÚ THÍCH: Có thể nghiên cứu thiết kế thư viện sử dụng chung cho một cụm trường.
5.1.27. Số lượng sách của thư viện được tính toán như sau:
- Trong các trường y khoa, dược khoa, văn hóa, nghệ thuật, sư phạm, tính 80 đầu sách cho một người học;
- Trong các trường kỹ thuật, kinh tế, nông nghiệp tính 50 đầu sách cho một người học;
- Số lượng sách ít sử dụng và sách lưu trữ được bảo quản không được chiếm quá 20% tổng số sách của thư viện.
5.1.28. Số chỗ trong các phòng đọc của thư viện lấy theo số phần trăm của tổng số người đọc như sau:
- Đối với các trường sư phạm, y khoa, dược khoa và nghệ thuật là 15%;
- Đối với các trường kỹ thuật, kinh tế, nông nghiệp là 12%;
- Đối với các trường văn hóa là 20%.
5.1.29. Trong thư viện nếu có phòng diễn giảng thì nên ghép phòng diễn giảng với khu giảng đường từ 75 chỗ đến 100 chỗ.
5.1.30. Thư viện phải có các lối vào riêng và phải liên hệ với nội bộ các nhóm phòng phục vụ của thư viện. Không cho phép thiết kế các lối đi xuyên qua thư viện để tới các phòng khác của trường.
5.1.31. Diện tích các phòng trong thư viện và yêu cầu về khoảng cách giữa các thiết bị được quy định trong phụ lục B và phụ lục C của tiêu chuẩn này.
5.1.32. Hội trường phải thiết kế và trang bị công nghệ trang âm, ánh sáng, thông gió, hút ẩm và các thiết bị khác đảm bảo sử dụng đa năng cho việc hội họp, biểu diễn nghệ thuật, chiếu phim, các lớp văn hóa giáo dục và câu lạc bộ.
5.1.33. Trong các cụm trường thì hội trường cần được thiết kế để sử dụng chung mà vẫn đảm bảo thuận tiện, hợp lý.
5.1.34. Số chỗ trong hội trường phụ thuộc vào số lượng người học tính toán và được quy định trong Bảng 9.


TCVN 4602:2012, Tiêu chuẩn quốc gia về Trường trung cấp chuyên nghiệp - Tiêu chuẩn thiết kế, TIÊU CHUẨN TRƯỜNG TRUNG CẤP, TCVN MIỄN PHÍ

Nhãn:

Đăng nhận xét

[blogger]

Author Name

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.