TCVN 9154:2012 Tiêu chuẩn quốc gia về Công trình thủy lợi - Quy trình tính toán đường hầm thủy lợi

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 9154:2012
CÔNG TRÌNH THỦY LỢI - QUY TRÌNH TÍNH TOÁN ĐƯỜNG HẦM THỦY LỢI
Hydraulic structures - Calculation Process of Hydraulic Tunnel
Lời nói đầu
TCVN 9154:2012 được chuyển đổi từ 14TCN 32 - 85 (HDTL-C-3-77) của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1 Điều 7 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.
TCVN 9154:2012 do Viện Thủy điện và Năng lượng tái tạo, Viện khoa học thủy lợi Việt Nam biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

CÔNG TRÌNH THỦY LỢI - QUY TRÌNH TÍNH TOÁN ĐƯỜNG HẦM THỦY LỢI
Hydraulic structures - Calculation Process of Hydraulic Tunnel
1 Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này được dùng trong thiết kế mới và sửa chữa đường hầm các công trình thủy lợi, thủy điện.
Khi thiết kế các công trình ngầm khác có chức năng tương tự, cho phép sử dụng các yêu cầu của Tiêu chuẩn này nếu có luận chứng thích đáng.
Khi thiết kế đường hầm thủy lợi ở trong điều kiện đặc biệt (trong vùng có động đất) cần phải tuân thủ các yêu cầu bổ sung khác được qui định trong những tài liệu qui phạm tương ứng đặt ra cho các đường hầm này.
Khi thiết kế đường hầm dạng giếng, tháp điều áp và đoạn có các gương hầm giao nhau, hầm rẽ nhánh, đoạn hầm có độ dốc nghiêng lớn cần có những tính toán theo bài toán không gian phù hợp với sự làm việc của đá tại các vùng này.
2 Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau đây rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn đã được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì áp dụng phiên bản mới nhất. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố và chưa chuyển đổi thì áp dụng phiên bản được nêu:
TCVN 2737:1995 Tải trọng và tác động - Tiêu chuẩn thiết kế.
TCVN 4116:1985 Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép thủy công - Tiêu chuẩn thiết kế.
TCVN 4118:2012 Công trình thủy lợi - Hệ thống kênh tưới - Yêu cầu thiết kế.
TCVN 8636:2011 Công trình thủy lợi - Đường ống áp lực bằng thép - Yêu cầu kỹ thuật trong thiết kế, chế tạo và lắp đặt.
TCVN 9147:2012 Công trình thủy lợi - Quy trình tính toán thủy lực đập tràn.
TCVN 9151:2012 Công trình thủy lợi - Quy trình tính toán thủy lực cống dưới sâu.
3 Thuật ngữ và định nghĩa
Tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ, định nghĩa sau đây:
3.1 Đường hầm thủy lợi
Đường hầm dẫn nước, phục vụ cho các dự án thủy lợi, thủy điện được đào xuyên qua đá, đất không bao gồm ống chôn và ống đắp đất đá.
3.2 Đường hầm có áp
Đường hầm làm việc luôn có áp lực dư bên trong.
3.3 Đường hầm không áp
Đường hầm làm việc không có áp lực dư bên trong, dòng chảy trong hầm có mặt thoáng, áp suất tại mặt thoáng bằng áp suất không khí.
3.4 Áo đường hầm
Phần vỏ bằng bê tông hoặc bê tông cốt thép thiết dựng bên trong đường hầm sau khi đào.
3.5 Gia cố tạm đường hầm
Gia cố trong quá trình thi công đào đường hầm nhằm đảm bảo an toàn từ khi đào hầm đến khi dựng vỏ chống cố định.
3.6 Gia cố vĩnh cửu hầm
Gia cố cuối cùng sau khi hoàn thiện hầm dẫn nước. Kết cấu này giữ ổn định đường hầm suốt thời gian tồn tại.
3.7 Đường kính đào đường hầm sử dụng
Đường kính tính đến mép biên đào của đường hầm.
3.8 Đường kính hầm sử dụng
Đường kính trong của đường hầm khi đã hoàn thiện vỏ hầm.
4 Phân loại
4.1 Phân loại theo chức năng: Các đường hầm thủy lợi có thể thuộc loại công trình chủ yếu, thứ yếu và tạm thời.
4.1.1 Loại công trình chủ yếu là những đường hầm được dùng để tháo nước thường xuyên trong quá trình khai thác các nhà máy thủy điện, hệ thống thủy lợi và hệ thống cấp nước.
4.1.2 Loại công trình thứ yếu là những đường hầm được dùng để tháo định kỳ (để tháo cạn và xói rửa hồ chứa, ống dẫn nước và đường hầm xả nước).
4.1.3 Loại công trình tạm thời là những đường hầm dùng để xả lưu lượng trong thời gian thi công hoặc sửa chữa các công trình thủy lợi.
CHÚ THÍCH 1: Trong những trường hợp đặc biệt khi thiết kế những đầu mối công trình thủy lợi có thời gian thi công dài thì các đường hầm thi công cho phép liệt vào loại công trình thứ yếu. Khi đó cần được cấp có thẩm quyền đồng ý.
CHÚ THÍCH 2: Khi thiết kế các đường hầm chủ yếu hoặc thứ yếu cần phải xét đến khả năng sử dụng chúng để xả các lưu lượng thi công.
4.2 Phân loại theo chế độ thủy lực.
4.2.1 Đường hầm có áp, làm việc khi có áp lực dư bên trong.
4.2.2 Đường hầm không áp (tự điều chỉnh và không tự điều chỉnh) làm việc ở chế độ không chứa đầy nước.
5 Quy định chung
5.1 Đường hầm thủy lợi cho phép làm việc theo chế độ thay đổi khi bảo đảm chuyển dần từ chế độ không áp sang có áp và ngược lại, nhưng nhất thiết phải được luận chứng bằng những tài liệu nghiên cứu thí nghiệm về thủy lực và tính toán độ bền.
5.2 Việc phụt xi măng lấp đầy phía ngoài áo hầm cần phải xét trong tất cả mọi trường hợp trừ những đường hầm có áo là bê tông phun áp lực hoặc bê tông nén. Phải phụt xi măng gia cố cho đá bao quanh đường hầm cũng như phải bố trí thiết bị tiêu nước khi có luận chứng kinh tế kỹ thuật tương ứng.
5.3 Khi thiết kế những đường hầm thủy lợi chủ yếu từ cấp III trở lên cần bố trí thiết bị quan trắc để tiến hành quan trắc sự làm việc của công trình trong quá trình thi công, giai đoạn vận hành khai thác, để đánh giá hiện trạng của áo hầm và đá bao quanh hầm, của chế độ thủy lực, chế độ thấm.
Việc chọn kết cấu, số lượng thiết bị đo kiểm tra và bố trí chúng phải được tiến hành tùy thuộc vào cấp và kết cấu của đường hầm, các điều kiện địa chất và địa chất thủy văn, biện pháp thi công.
5.4 Tuyến đường hầm
5.4.1 Tuyến đường hầm nên chọn ở nơi tuyến ngắn, cấu tạo địa chất dọc tuyến đơn giản, khối đá ổn định, hoàn chỉnh, chiều dày lớp phủ phía trên tầng đá vừa phải, điều kiện địa chất thủy văn thuận lợi và thi công tiện lợi.
5.4.2 Khi chọn tuyến đường hầm thủy lợi, cần căn cứ vào công dụng của đường hầm, và các yếu tố: địa hình, địa chất, thủy lực, thi công, vận hành, công trình dọc tuyến, bố trí tổng thể đầu mối và ảnh hưởng môi trường xung quanh v.v... để chọn lựa thông qua so sánh kinh tế - kỹ thuật các phương án.
5.4.3 Tuyến đường hầm nên tránh nơi bị ảnh hưởng bất lợi của công trình lân cận; Khi đường hầm thủy lợi giao nhau hoặc xuyên qua, vượt qua các công trình khác khi phải phù hợp với quy định ở 5.5.9.
5.4.4 Bố trí tuyến đường hầm phải dựa vào đặc tính địa tầng và cấu tạo địa chất chủ yếu của tầng đá khu vực hầm để thỏa mãn yêu cầu sau đây:
5.4.4.1 Góc giao nhau giữa tuyến đường hầm với hướng dốc của tầng đá, mặt đứt gãy kiến tạo và có đới mềm yếu nên có góc tương đối lớn. Đối với khối đá có kết cấu địa khối hoàn chỉnh và tầng đá dày, dính kết chắc, đá cứng, góc giao nhau không nhỏ hơn 300. Đối với khối đá có lớp mỏng, đặc biệt giữa tầng đá mỏng liên kết rời rạc, góc các lớp quá dốc thì góc kẹp không nên nhỏ hơn 450.
5.4.4.2 Khi hầm đi qua đoạn có địa chất xấu (đứt gãy, nứt nẻ, cấu tạo mềm yếu, đới không hoàn chỉnh) thì bố trí tuyến đường hầm nên căn cứ vào mức độ ảnh hưởng cấu tạo địa chất bất lợi nêu trên đối với tính ổn định của đá bao quanh đường hầm, đồng thời xét đến các yếu tố thi công, vận hành, thời gian thi công, vốn đầu tư v.v... để quyết định.
5.4.4.3 Khi tuyến đường hầm chọn có các đoạn hầm xuất hiện khối đá cục bộ không ổn định, nên tiến hành phân tích, dự đoán để có giải pháp công trình, nhằm đảm bảo tính khả thi của tuyến đường hầm.
5.4.5 Dọc theo tuyến đường hầm, khi gặp phải địa chất xấu như: đứt gẫy, mặt cấu tạo bất lợi, đới mềm yếu, đới bị xâm thực, đá bị trương nở v.v... nên nghiên cứu kỹ về ảnh hưởng hoạt động nước ngầm, chú ý điều kiện ổn định của đá bao quanh đường hầm. Tuyến đường hầm nên tránh những nơi nước mặt chảy quá mạnh gây xói lở thành hố sâu.
5.4.6 Đối với khu vực ứng suất địa tầng lớn, thì hướng trục đường hầm thủy lợi với hướng ứng suất theo phương ngang của đá nên tạo thành góc kẹp nhỏ.
5.4.7 Khi chiều dày lớp phủ trên đỉnh và vách hầm quá mỏng, thì căn cứ vào điều kiện địa chất, hình dáng và kích thước mặt cắt hầm, điều kiện thi công, áp lực nước bên trong, hình thức chống đỡ, tính thấm nước của đá bao quanh hầm và các yêu cầu sau đây sẽ quyết định:
5.4.7.1 Đối với cửa ra, cửa vào của đường hầm (có áp, không áp) và thân đường hầm của đường hầm không áp, khi đã áp dụng phương pháp thi công và giải pháp công trình hợp lý, có thể bảo đảm thi công, và vận hành an toàn thì chiều dày lớp phủ nhỏ nhất trên đỉnh và ở vách hầm không cần có quy định cụ thể.
5.4.7.2 Chiều dày lớp phủ (không tính tầng phủ thực vật) trên đỉnh và ở vách của đường hầm có áp. Nếu đá bao quanh hầm hoàn chỉnh, không có mặt cắt bất lợi, và vỏ đường hầm bằng bê tông hoặc bằng bê tông cốt thép, thì có thể khống chế chiều dày lớp phủ không nhỏ hơn 0,4 lần cột nước áp lực bên trong. Nếu là đường hầm không vỏ, hoặc đường hầm phun vẩy thì khống chế chiều dày lớp phủ không nhỏ hơn 1 lần cột nước áp lực bên trong.
Khi có ảnh hưởng của vùng lõm, trũng của nước và mái dốc, thì có thể dùng phương pháp phần tử hữu hạn để phân tích, hoặc dùng công thức (1) để tính toán:
                                                       (1)
trong đó
 là tỷ trọng nước, tính bằng kN/m3;
  là tỷ trọng đá, tính bằng kN/m3;
D    là chiều dày lớp phủ lớn nhất, tính bằng m;
H    là cột nước của áp lực nước bên trong lớn nhất, tính bằng m;
K    là hệ số kinh nghiệm K = 1,1.
   là góc nghiêng của mặt mái dốc khi  > 400, thì lấy bằng 450.
5.4.7.3 Chiều dày lớp phủ nhỏ nhất trên đỉnh đường hầm và vách hầm bị mất ổn định do thấm và đứt gãy bởi áp lực nước tác dụng. Đối với đường hầm có áp với cột nước cao, trong giai đoạn thiết kế cơ sở và thiết kế kỹ thuật, nên so sánh với công trình tương tự và phân tích theo phương pháp phần tử hữu hạn để quyết định. Tính thử dần chiều dày lớp phủ nhỏ nhất trên đỉnh và vách đường hầm để thỏa mãn yêu cầu không làm mất ổn định do nước thấm và đứt gẫy thủy lực do áp lực nước.
5.4.8 Chiều dày lớp đá ở giữa hai đường hầm cạnh nhau, phải căn cứ vào các yếu tố như nhu cầu bố trí, điều kiện địa chất, áp lực nước bên trong, áp lực bản thân đá bao quanh đường hầm, ứng suất và biến dạng của đá bao quanh đường hầm, kích thước, hình dạng mặt cắt ngang của đường hầm, phương pháp thi công và tình hình vận hành v.v.... để quyết định. Chiều dày lớp đá không nhỏ hơn 2 lần đường kính đào hầm (chiều rộng đào hầm). Khi gặp đá tốt, chiều dày lớp đá có thể giảm đi, song không nên nhỏ hơn 1 lần đường kính đào hầm và phải bảo đảm trong thời kỳ vận hành đá bao quanh đường hầm không phát sinh mất ổn định do nước thấm hay đứt gãy do lực nước tác dụng.
5.4.9 Trường hợp, đường hầm thủy lợi phải xuyên qua nền đập, vai đập, hoặc nền các công trình khác thì giữa đá bao quanh hầm với nền công trình phải có đủ chiều dày, thỏa mãn yêu cầu ứng suất, biến dạng, ổn định và thẩm thấu của nền móng công trình và đường hầm. Nếu không thỏa mãn, phải có giải pháp công trình, bảo đảm thi công, vận hành an toàn.
5.4.10 Khi tuyến đường hầm gặp phải suối, khe sâu, thì phải căn cứ vào điều kiện địa hình, địa chất, thủy văn và thi công, tiến hành so sánh phương án kỹ thuật - thiết kế đi vòng qua suối hoặc vượt qua suối. Nếu dùng phương án vượt qua suối phải chọn vị trí suối hợp lý, các bộ phận liên kết công trình vượt suối với hầm, và mái gương hầm, phải có giải pháp gia cố an toàn.
5.4.11 Tuyến đường tim hầm nên là tuyến thẳng, khi cần phải có đoạn uốn cong thì phải phù hợp yêu cầu sau đây:
5.4.11.1 Đối với đường hầm không áp, vận tốc nhỏ hơn 20 m/s, bán kính cong không nên nhỏ hơn 5 lần đường kính hầm, góc lượn không lớn hơn 600.
Đối với đường hầm có áp vận tốc nhỏ hơn 20 m/s, có thể hạ thấp yêu cầu song bán kính cong không nên nhỏ hơn 3 lần đường kính hầm góc lượn không nên lớn hơn 600.
5.4.11.2 Đối với đường hầm không áp vận tốc lớn, không nên có đoạn cong. Đối với đường hầm có áp vận tốc lớn có đoạn cong thì bán kính cong và góc lượn nên thông qua thí nghiệm để xác định.
5.4.11.3 Ở phần đầu và cuối đoạn cong phải bố trí đoạn thẳng chuyển tiếp, chiều dài đoạn thẳng không nhỏ hơn 5 lần đường kính đường hầm.
5.4.12 Ở đoạn thân đường hầm bố trí đường cong theo chiều đứng. Đối với đường hầm vận tốc lớn (có áp hoặc không áp), thì kiểu dáng hầm và bán kính cong đứng, phải thông qua thí nghiệm để xác định. Bán kính đường cong đứng của đường hầm không áp vận tốc thấp, không nên nhỏ hơn 5 lần đường kính đường hầm (hoặc chiều rộng đường hầm). Đối với đường hầm có áp, vận tốc thấp, có thể hạ tháp yêu cầu một cách hợp lý.
5.4.13 Khi đường hầm thủy lợi bố trí đường cong theo chiều ngang hoặc chiều đứng thì bán kính cong phải xét đến yêu cầu của phương pháp thi công và thiết bị thi công.
5.4.14 Độ dốc dọc đường hầm nên căn cứ vào yêu cầu sử dụng, việc nối kết ở thượng và hạ lưu, cao trình đáy của công trình dọc tuyến đường hầm, và điều kiện thi công, sửa chữa để quyết định.
Độ dốc dọc tuyến đường hầm thủy lợi phải thỏa mãn yêu cầu vận tốc không lắng đọng phù sa. Độ dốc dọc tuyến không nên có nhiều thay đổi, không nên có đoạn bằng và đoạn dốc ngược. Độ dốc của đường hầm dẫn nước dài (hầm tưới tiêu, hầm cấp nước) nên xét đến yêu cầu dọc tuyến có bố trí kết cấu phân chia cấp lấy nước.
5.4.15 Với đường hầm xả cát trên sông có nhiều phù sa, đường cong theo chiều nằm ngang và chiều đứng, góc lượn, độ dốc dọc tuyến thân đường hầm đều phải thông qua thí nghiệm mô hình để xác định.
5.4.16 Đối với đường hầm dài, cần bố trí hầm phụ thi công. Số lượng và chiều dài hầm nhánh phải căn cứ vào điều kiện địa hình, địa chất, phương pháp thi công, giao thông với bên ngoài và yêu cầu về cân bằng khối lượng giữa các đoạn đường hầm và thời gian thi công để xác định. Khi điều kiện địa chất xấu phải xem xét ảnh hưởng thi công hầm nhánh với đường hầm chính.
5.4.17 Khi bố trí đường hầm thủy lợi phải xét đến chiếm đất tạm thời và chiếm đất vĩnh viễn, thực vật bị hư hại, ô nhiễm trong quá trình thi công, ảnh hưởng do thay đổi mức nước ngầm trong thời kỳ vận hành đối với việc bảo vệ nguồn nước và đất canh tác.
5.4.18 Trong đường hầm có áp phải đảm bảo dự trữ áp lực dư không nhỏ hơn 0,02 mPa dưới đỉnh vòm trên suốt cả chiều dài đường hầm.
5.5 Bố trí cửa vào, cửa ra
5.5.1 Bố trí cửa vào, cửa ra phải căn cứ vào yêu cầu bố trí tổng thể đầu mối, điều kiện địa hình, địa chất, sao cho dòng nước chảy vào và ra êm thuận, thỏa mãn yêu cầu công năng sử dụng và vận hành an toàn, đồng thời bố trí các thiết bị làm sạch bùn cát của cửa van và lưới chắn rác, giao thông với bên ngoài v.v...
5.5.2 Cửa vào, cửa ra nên chọn ở nơi có cấu tạo địa chất đơn giản, khối đá hoàn chỉnh, tầng phủ phong hóa mỏng, tránh những nơi cấu tạo địa chất xấu và dễ phát sinh sạt lở, hố xói, vực sâu, trượt mái.
5.5.3 Bố trí cửa vào, cửa ra phải xem xét phù hợp với việc bố trí đường hầm thủy lợi. Đối với khu vực địa hình, địa chất phức tạp phải thông qua luận chứng kinh tế - kỹ thuật, chọn phương án bố trí tối ưu.
5.5.4 Mái dốc gương hầm và mái dốc ở 2 vách cửa vào, cửa ra nên tránh nơi mái đào quá cao; nếu không thể tránh được, thì phải tiến hành phân tích tính ổn định mái đào để có giải pháp gia cố.
5.5.5 Ở cửa vào và cửa ra nên chừa lại mặt bằng để làm sạch mái đào, đồng thời có giải pháp công trình hợp lý, phòng tránh đất đá rơi của tầng phủ và vật còn bám ở mái đào ảnh hưởng đến vận hành hầm.
5.5.6 Cửa hầm đất nên chọn ở nơi mái núi ổn định, đất đá tốt, ổn định, không nên bố trí ở đới mềm yếu, xen kẹp dăm sạn. Mái đào của cửa hầm đất nên căn cứ vào đặc điểm của đất và chiều cao đào để xác định.
5.5.7 Chỗ tiếp nối cửa hầm đất với cầu máng dẫn nước và hầm đá nên bố trí khớp nối vĩnh cửu.
5.5.8 Thiết kế hình dáng đoạn hầm cửa ra của hầm xả nước có áp, phải phù hợp yêu cầu sau đây:
5.5.8.1 Nếu hình dáng dọc tuyến đường hầm không thay đổi nhiều, thì diện tích mặt cắt đoạn cửa vào nên thu hẹp từ 10% đến 15% so với mặt cắt thân hầm. Nếu hình dáng dọc tuyến đường hầm có nhiều thay đổi, điều kiện nước chảy trong đường hầm kém, thì diện tích thu hẹp từ 15% đến 20% so với mặt cắt thân hầm. Phương pháp thu hẹp nên dùng cách ép mái đỉnh hầm. Đối với công trình đường hầm quan trọng, phải tiến hành thí nghiệm mô hình để kiểm chứng.
5.5.8.2 Độ dốc đáy ở cửa ra đoạn hầm nên xuôi theo chiều mái hầm, hai bên vách mở rộng ra nên bằng phẳng, thuận chiều, nối tiếp với nước hạ lưu êm thuận; khi cửa ra mở rộng một cách đột ngột, hoặc ở đáy có độ dốc lớn, thì cần thông qua thí nghiệm mô hình để kiểm chứng. Khi cửa ra ở cạnh kề dòng sông chính, thì cần có giải pháp dẫn dòng hợp lý, đề phòng dòng nước xung đột va đập nhau.
5.5.9 Cửa ra hầm xả lũ nên căn cứ điều kiện địa hình, địa chất, thủy lực, phương thức vận hành, độ sâu và biên độ thay đổi của nước hạ lưu, khả năng chống xói mòn lòng sông hạ lưu, yêu cầu tiêu năng chống xói và ảnh hưởng cửa ra đối với công trình lân cận để lựa chọn giải pháp tiêu năng, chống xói hợp lý. Giải pháp tiêu năng chống xói nên tuân thủ theo quy định sau đây:
1) Tiêu chuẩn thiết kế chống lũ của công trình tiêu năng theo quy định hiện hành.
2) Bố trí công trình tiêu năng, hình thức kết cấu, tính toán thủy lực, và yêu cầu tiêu năng phải phù hợp qui định của tiêu chuẩn thiết kế đập tràn TCVN 9147:2012.
3) Cửa ra của đường hầm xả lũ nên dùng kiểu mũi phun hoặc tiêu năng đáy. Khi điều kiện cho phép cũng có thể dùng hình thức tiêu năng khác.
Khi dùng tiêu năng mũi phun cần chú ý giảm thiểu ảnh hưởng hàm khí, nước đục, nước phun rộng, ảnh hưởng đến các công trình khác.
5.5.10 Khi bố trí đường hầm xả nước, cần phải xét đến khả năng vận hành xả lũ có thể xuất hiện, vị trí cửa ra của đường hầm xả lũ, trạng thái dòng nước, phạm vi xói lở, và ảnh hưởng đối với công trình bên cạnh để so sánh lựa chọn hoặc thí nghiệm mô hình để chọn phương án hợp lý.
5.5.11 Đối với việc bổ sung khí khi xả nước và xả khí khi lấy nước vào của hầm có áp, thông hơi từ mặt nước hầm không áp trở lên và các đoạn đường hầm cần thông hơi, nên bố trí diện tích thông hơi và diện tích thông hơi dự phòng.


TCVN 9154:2012, Tiêu chuẩn quốc gia về Công trình thủy lợi - Quy trình tính toán đường hầm thủy lợi, tcvn về thủy lợi, đường hầm

Nhãn:

Đăng nhận xét

[blogger]

Author Name

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.