TCVN 10131-2:2013 Tiêu chuẩn quốc giavề Bơ – xác định độ ẩm, hàm lượng chất khô không béo và hàm lượng chất béo (Phương pháp thông dụng) – Phần 2: Xác định hàm lượng chất khô không béo

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 10131-2:2013
ISO 8851-2:2004
 - XÁC ĐỊNH ĐỘ ẨM, HÀM LƯỢNG CHẤT KHÔ KHÔNG BÉO VÀ HÀM LƯỢNG CHẤT BÉO (PHƯƠNG PHÁP THÔNG DỤNG) - PHẦN 2: XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG CHẤT KHÔ KHÔNG BÉO
Butter - Determination of moisture, non-fat solids and fat contents (Routine methods) - Part 2: Determination of non-fat solids content
Lời nói đầu
TCVN 10131-2:2013 hoàn toàn tương đương với ISO 8851-2:2004;
TCVN 10131-2:2013 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/F12 Sữa và sn phẩm sữa biên soạn, Tổng cục Tiêu chun Đo lường Chất lượng thm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố;
Bộ tiêu chuẩn TCVN 10131 (ISO 8851),  - Xác định độ ẩm, hàm lượng chất khô không béo và hàm lượng chất béo (Phương pháp thông dụng) gồm các phần sau:
TCVN 10131-1:2013 (ISO 8851-1:2004), Phn 1: Xác định độ m;
TCVN 10131-2:2013 (ISO 8851-2:2004), Phn 2: Xác định hàm lượng cht khô không béo;
TCVN 10131-3:2013 (ISO 8851-3:2004), Phần 3: Tính hàm lượng chất béo.


 - XÁC ĐỊNH ĐỘ ẨM, HÀM LƯỢNG CHẤT KHÔ KHÔNG BÉO VÀ HÀM LƯỢNG CHẤT BÉO (PHƯƠNG PHÁP THÔNG DỤNG) - PHẦN 2: XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG CHẤT KHÔ KHÔNG BÉO
Butter - Determination of moisture, non-fat solids and fat contents (Routine methods) - Part 2: Determination of non-fat solids content
CẢNH BÁO - Khi áp dụng tiêu chuẩn này có th liên quan đến các vật liệu, thiết bị và các thao tác gây nguy hiểm. Tiêu chuẩn này không thể đưa ra được hết mọi vấn đề an toàn liên quan đến việc sử dụng chúng. Người sử dụng tiêu chuẩn này phải tự thiết lập các thao tác an toàn thích hợp và xác định khả năng áp dụng các giới hạn quy định trước khi sử dụng tiêu chuẩn.
1. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp thông dụng để xác định hàm lượng chất khôkhông béo của bơ.
2. Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đi với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 10131-1 (ISO 8851-1),  - Xác định độ ẩm, hàm lượng chất khô không béo và hàm lượng chất béo (Phương pháp thông dụng) - Phần 1: Xác định độ ẩm
3. Thuật ngữ và định nghĩa
Trong tiêu chuẩn này áp dụng thuật ngữ và định nghĩa sau:
3.1Hàm lượng chất khô không béo (non-fat solids content)
Phần khối lượng của các chất xác định được bằng quy trình quy định trong tiêu chun này.
CHÚ THÍCH: Hàm lượng cht khô không béo được biểu thị bằng phn trăm khi lượng.
4. Nguyên tắc
Làm bay hơi nước ra khỏi một lượng bơ đã biết khối lượng. Chiết chất béo bằng ete dầu nhẹ và xác định khối lượng các chất còn lại.
5. Thuốc th
Ch sử dụng các thuốc thử loại tinh khiết phân tích. Có th sử dụng thuốc thử loại kỹ thuật nếu cho các kết qu chênh lệch không đáng k so với thuốc thử tinh khiết phân tích.
5.1. Ete dầu mỏ, có di sôi trong khoảng từ 40 °C đến 80 °C.
Ete dầu mỏ có dải sôi từ 60 °C đến 80 °C được ưu tiên sử dụng hơn ete dầu mỏ có dải sôi từ 40 °đến 60 °C vì các lý do an toàn.
6. Thiết bị, dụng cụ
CẢNH BÁO - Phép xác định này có sử dụng đến các dung môi bay hơi dễ cháy nên mọi thiết bị điện được sử dụng phải tuân thủ các quy định liên quan đến an toàn khi sử dụng các dung môi này.
Sử dụng các thiết bị, dụng cụ thông thường của phòng thử nghiệm và các thiết bị, dụng cụ sau:
6.1. Cân phân tích, có thể cân chính xác đến 1 mg.
6.2. Tủ sấy, dùng điện, có thông gió, kiểm soát được nhiệt độ ổn định và có thể duy trì nhiệt độ 102 °C ± 2 °C trong toàn khoang sấy.
6.3. Thiết bị gia nhiệt, ví dụ: bếp điện, đèn Bunsen, đèn Teclu hoặc đèn cồn.
6.4. Cốc có m, bằng nhôm, thép không gỉ hoặc thủy tinh, bề mặt nhẵn, có các kích thước sao cho tránh được các hao hụt do bị bắn ra ngoài hoặc tràn bọt.
Có thể dùng que khuấy thủy tinh cùng với cốc có mỏ. Cốc nên có đường kính từ 60 mm đến 80 mm và chiều cao từ 50 mm đến 70 mm.
CHÚ THÍCH: Cốc có mỏ bng thủy tinh dung tích 250 ml đáp ứng được các yêu cu này.
6.5. Kẹp giữ cốc có mỏ, để giữ phía ngoài cốc (6.4).
6.6. Tấm kim loại hoặc phiến đá, phẳng, để làm nguội nhanh cốc có mỏ (6.4).
6.7. Ống đong, dung tích 100 ml hoặc bộ phận phân phối, để đong lượng ete dầu m.
6.8. Bình hút m, cha cht hút ẩm thích hợp, ví dụ silica gel mới sy khô cùng với chthị ẩm.
6.9. Giá nghiêng, đ sử dụng cho cốc có mỏ (6.4).
6.10. Que khuấy thủy tinh.
7. Lấy mẫu
Mẫu gửi đến phòng thử nghiệm phải đúng là mẫu đại diện và không bị hư hng hoặc thay đổi trong quá trình vận chuyn hoặc bảo qun.
Việc lấy mẫu không được quy định trong tiêu chuẩn này. Nên lấy mẫu theo TCVN 6400(ISO 707).
Mẫu gửi đến phòng thử nghiệm phải đựng trong bình chứa có nắp đậy kín khí. Bình chứa cần có dung tích sao cho mẫu thử chiếm một phần hai đến hai phần ba dung tích của bình. Bảo quản mu trong bình kín khi ở nhiệt độ từ 5 °C đến 14 °C đến khi bắt đầu chun bị mẫu thử.
8. Chuẩn bị mẫu th
8.1. Làm ấm mẫu thử trong bình chứa đậy nắp đến nhiệt độ sao cho mẫu đủ mềm để trộn được đến trạng thái đồng nhất (trộn bằng thủ công hoặc bằng máy lắc) mà không làm hỏng trạng thái nhũ tương. Nhiệt độ thích hợp để trộn nên trong khoảng từ 24 °C đến 28 °C và không quá 35 °C.
8.2. Khi thích hợp, vừa trộn vừa làm nguội mẫu thử đến nhiệt độ phòng cho đến khi mẫu nguội hoàn toàn. Ngay sau khi nguội, m nắp bình chứa và dùng dụng cụ thích hợp (vídụ: thìa hoặc dao trộn) để khuấy nhanh trong thời gian không quá 10 s trước khi cân.
9. Cách tiến hành
9.1. Phần mẫu thử
Nếu phần mẫu thử đã được dùng để phân tích độ ẩm theo TCVN 10131-1 (ISO 8851-1) thì bắt đầu phép xác định chất khô không béo theo 9.3.3 bằng cách thêm 30 ml ete dầu m (5.1) vào phần mẫu thử đã khô còn lại từ phép phân tích độ m. Tuy nhiên, nếu sử dụng phần mẫu thử vừa được lấy ra từ mẫu thử thì bt đầu từ 9.2.
9.2. Chun bị cốc có m
9.2.1. Sấy khô cốc có mỏ rỗng (6.4) (cùng với que khuấy nếu sử dụng) trong tủ sấy (6.2) 102 °C trong ít nhất 1 h.
9.2.2. Để nguội cốc có m trên tấm kim loại hoặc phiến đá (6.6). Cân cốc chính xác đến 1 mg.
CHÚ THÍCH: Thời gian nguội thường 15 min là đủ.
9.3. Xác định
9.3.1. Cân từ 9,5 g đến 10,5 g mẫu thử (8.2), chính xác đến 1 mg, cho vào cốc có mỏ đã chuẩn bị (9.2.2).
9.3.2. Đun nóng cốc có mỏ cùng với mẫu thử, khuấy trộn liên tục bằng cách xoay cốc trên thiết bị gia nhiệt (6.3) hoặc dùng que thủy tinh. Dùng kẹp (6.5) để giữ cốc, nếu cần. Kiểm soát quá trình gia nhiệt và khuấy trộn để tránh hao hụt do bị bắn ra ngoài và tràn bọt. Tiếp tục gia nhiệt đến khi ngừng tạo bọt, bọt bị vỡ và chất khô không béo chuyển thành màu nâu nhạt hoặc nâu vàng.
Nếu sử dụng bếp điện (6.3) thì nên để  nhiệt độ trong khoảng từ 120 °C đến 160 °C. Tuy nhiên, khi bơ được chế biến theo công nghệ Ammix thì có thể cn đến nhiệt độ thấp hơn 120 °C khi bắt đầu gia nhiệt để tránh bn tung tóe mẫu thử. Trong trường hợp này, nhiệt độ cuối cùng của bếp điện phải trong khoảng từ 140 °C đến 160 °C để đảm bảo loại hết m.
CHÚ THÍCH: Thời gian gia nhiệt thường không quá 20 min.
CNH BÁO - Từ bước 9.3.3 đến 9.3.12 cần được thực hiện trong tủ hút hoặc trên bàn thử có thông gió.
9.3.3. Lấy cốc có m ra khỏi thiết bị gia nhiệt. Thêm 30 ml ete dầu m (5.1) vào cốc.
9.3.4. Gia nhiệt cốc có mỏ có chứa mẫu đến khi ete dầu mỏ sôi, chú ý phòng ngừa cháy. Sau đó để cốc nguội trên tấm kim loại hoặc phiến đá (6.6). Bước gia nhiệt này sẽ tránh được sự tạo bọt chất khô không béo trong ete dầu mỏ.
CHÚ THÍCH: Nếu sử dụng ete dầu mỏ có điểm sôtừ 60 °C đến 80 °C thì chỉ để sôi lăn tăn là đủ, không nên để sôi mạnh.
9.3.5. Cho 60 ml ete du mỏ (5.1) vào cốc. Trộn kỹ bằng cách xoay cốc.
9.3.6. Đặt cốc có mỏ trên giá nghiêng (6.9). Đ yên cho chất khô không béo lắng trong 5 min hoặc cho đến khi tất cả chất khô không béo đã lắng xuống đáy cốc.
9.3.7. Gạn bỏ phần ete dầu m. Lau khô phía ngoài cốc và đặc biệt là vùng dung môi đã gạn b. sử dụng giấy tm ete dầu m sạch (5.1) để loại bỏ hết chất béo còn lại.
Trong quá trình gạn dung môi, cần đảm bảo không làm ththoát chất khô không béo, vì có thể làm định lượng sai lệch về hàm lượng chất khô không béo.
9.3.8. Lặp lại bước chiết bằng dung môi ete dầu mỏ quy định trong 9.3.5 đến 9.3.7.
9.3.9. Đun nhẹ cốc có m [ví dụ: từ 70 °C đến 80 °C trên bếp điện (6.3)] cho đến khi loại bỏ hết dung môi và m còn chất khô không béo thì khô hoàn toàn. Chú ý không để chất khô không béo kết tủa và tràn ra. Đun nhẹ cốc có mỏ. Quá trình sấy khô thường khoảng t 10 min đến 15 min.
Ở giai đoạn này, chất khô không béo phải khô hẳn, nếu không thì sẽ khó làm tan các miếng vón cục (9.3.10).
9.3.10. Lặp lại bước chiết bằng ete du mỏ bằng cách thêm 40 ml ete du mỏ (5.1) và làm tan các cục vón bằng que khuấy thủy tinh (6.10). Tráng que khuấy bằng 20 ml ete du mỏ, cho nước tráng vào cốc có m. Trộn kỹ lượng chứa trong cốc bng cách xoay cốc. Lặp lại các bước 9.3.6 và 9.3.7.
9.3.11. Đun nhẹ cốc có m (ví dụ: từ 70 °C đến 80 °C trên bếp điện (6.3)] cho đến khi chất khô không béo khô hoàn toàn. Khoảng thời gian này thường là 10 min.
9.3.12. Làm nguội cốc có m cùng lượng chứa bên trong ở trong bình hút m (6.8), sau đó cân chính xác đến 1 mg.
10. Tính và biểu thị kết quả
10.1. Tính kết quả
Tính hàm lượng chất khô không béo, ws, bằng phần trăm khối lượng, theo công thức sau:
trong đó:
m0 là khối lượng cốc có mỏ rỗng (9.2.2), hoặc khối lượng thu được từ phép xác định trong TCVN 10131-1 (ISO 8851-1) (8.1.2), tính bng gam (g);
m1 là khối lượng cốc có mỏ và chất khô không béo đã khô (9.3.12), tính bằng gam (g);
m2 là khối lượng phần mẫu thử và cốc có mỏ (9.3.1), hoặc khối lượng thu được từ phép xác định trong TCVN 10131-1 (ISO 8851-1) (8.2.1), tính bng gam (g).
10.2. Biểu thị kết quả
Biểu thị kết quả thử đến một ch số thập phân.
11. Độ chụm
11.1. Phép th liên phòng th nghiệm
Các chi tiết của phép thử liên phòng thử nghiệm đi với độ chụm của phương pháp được nêu trong Phụ lục A. Các giá trị thu được từ phép thử liên phòng thử nghiệm này có thể không áp dụng được cho các dải nồng độ và nền mẫu khác với dải nồng độ và nền mẫu đã nêu.
11.2. Độ lặp lại
Chênh lệch tuyệt đối giữa hai kết quả thử nghim độc lp, đơn lẻ, thu được khi sử dụng cùng một phương pháp, trên cùng một loại vật liệu thử, trong cùng phòng thử nghiệm, do cùng một người phân tích và sử dụng cùng một thiết bị trong một khoảng thời gian ngắn, không được quá 5 % các trường hợp lớn hơn 0,20 %.
11.3. Độ tái lập
Chênh lệch tuyệt đối giữa hai kết quả thử nghiệm đơn lẻ, thu được khi tiến hành trên cùng một loại vật liệu thử, do những người khác nhau thực hiện, sử dụng các thiết bị khác nhau trong các phòng thử nghiệm khác nhau, không được quá 5 % các trường hợp lớn hơn 0,39 %.
12. Báo cáo thử nghiệm
Báo cáo thử nghiệm phải ghi rõ:
a) mọi thông tin cần thiết về nhận biết đầy đ về mẫu thử;
b) phương pháp lấy mẫu đã sử dụng, nếu biết;
c) phương pháp thử đã sử dụng, viện dẫn tiêu chuẩn này;
d) tất c các thao tác chi tiết không quy định trong tiêu chuẩn này hoặc được xem là tùychọn, cùng với mọi tình huống bất thường có thể ảnh hưởng đến kết quả;
e) kết quả thử nghiệm thu được hoặc nếu kiểm tra độ lặp lại thì nêu kết quả cuối cùng thu được.

Phụ lục A
(Tham khảo)
Kết quả thử liên phòng thử nghiệm
Các kết quả thu được từ hai nghiên cứu cộng tác [4], [5] được phân tích thống kê theoTCVN 6910-1 (ISO 5725-1) và TCVN 6910-2 (ISO 5725-2). Ngoài ra, phép phân tích tng hợp được thực hiện để ước tính các giá trị độ chụm chung về độ lặp lại và độ tái lập theo công thức sau [5]:
Trong đó:
Xp là giá trị ước tính chung về độ lặp lại hoặc độ tái lập;
Xi là giá trị ước tính thứ i của độ lặp lại hoặc độ tái lập trong mỗi nghiên cứu cộng tác;
Vi là số bậc tự do tương ng với giá trị ước tính Xi.
Bảng A.1 - Kết quả của phép thử liên phòng thử nghiệm
Mu
Tài liệu tham khảo
Số phòng thử nghiệm
Giá trị trung bình
% a
r b
% a
R c
% a
RSD(r)d
%
RSD(R)e
%
Bơ mặn Ammix
[4]
8
2,77
0,16
0,42
2,01
5,43
Bơ nhạt Ammix
[4]
8
2,49
0,24
0,44
3,38
6,33
Bơ không muối Fritz
[4]
8
3,01
0,20
0,52
2,40
6,19
Bơ mặn Fritz
[4]
8
1,73
0,27
0,41
5,57
8,43
Bơ mặn Fritz
[4]
8
3,06
0,28
0,57
3,24
6,60
Bơ không muối Fritz
14]
8
1,24
0,19
0,39
5,43
11,27
Bơ mặn Fritz
[4]
8
1,33
0,14
0,22
3,86
6,00
Bơ không muối Fritz
[4]
8
2,57
0,17
0,42
2,32
5,80
Bơ mặn Fritz
[5]
9
2,73
0,17
0,41
2,27
5,35
Bơ không muối Fritz
[5]
9
1,30
0,19
0,41
5,23
11,15
Bơ mặn Fritz
[5]
9
2,60
0,21
0,43
2,88
5,96
Bơ mặn Fritz
[5]
9
2,85
0,17
0,24
2,07
3,05
Bơ mặn Fritz
[5]
9
3,23
0,11
0,29
1,18
3,25
Bơ mặn Ammix
[5]
9
2,64
0,19
0,29
2,54
3,98
Bơ nhạt Ammix
[5]
9
2,06
0,24
0,30
4,27
5,19
Bơ mặn Ammix
[5]
9
2,60
0,28
0,28
3,85
3,85
a Phần khối lượng.
b Giới hạn lặp lại (2,sr).
c Gii hạn tái lập (2,8 sR).
d Độ lệch chun tương đi lặp lại.
e Độ lệch chuẩn tương đối tái lp.

THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHO
[1 ] TCVN 6400 (ISO 707), Sữa và sn phẩm sữa - Hướng dẫn lấy mẫu
[2] TCVN 6910-1 (ISO 5725-1), Độ chính xác (độ đúng và độ chụm) của phương pháp đo và kết quả đo - Phần 1: Nguyên tắc và định nghĩa chung
[3] TCVN 6910-2 (ISO 5725-2), Độ chính xác (độ đúng và độ chụm) của phương pháp đo và kết quả đo - Phần 2: Phương pháp cơ bản xác định độ lặp lại và độ tái lập của phương pháp đo tiêu chuẩn
[4] EVERS, J.M.; CRAWFORD, R.A.; WIGHTMAN, L.M. and KISSLING, R.C. Routine methods for the determination of solids-not-fat, moisture and fat (by difference) in butter - robustness, bias and precision. International Dairy Journal11(3), 2001 pp. 127-136
[5] EVERS, J.M., CRAWFORD, R.A. and KISSLING, R.C. Determination of moisture, solids-not-fat and fat-by-difference in butter using routine methods according to ISO 8851|IDF 191 - an intemational collaborative study and a meta-analysis. International Dairy Journal13(1), 2003, pp 55-65

TCVN 10131-2:2013, Tiêu chuẩn quốc giavề Bơ – xác định độ ẩm, hàm lượng chất khô không béo và hàm lượng chất béo (Phương pháp thông dụng) – Phần 2: Xác định hàm lượng chất khô không béo, ISO 8851-2:2004, tcvn miễn phí, tiêu chuẩn về bơ

Đăng nhận xét

[blogger]

Author Name

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.