TCVN 9602-2:2013 Tiêu chuẩn quốc gia về Phương pháp định lượng trong cải tiến quá trình-6-Sigma – Phần 2: Công cụ và kỹ thuật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 9602-2:2013
ISO 13053-2:2011
PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH LƯỢNG TRONG CẢI TIẾN QUÁ TRÌNH - 6 - SIGMA - PHẦN 2: CÔNG CỤ VÀ KỸ THUẬT
Quantitative methods in process improvement - Six Sigma - Part 1: Tools and techniques
Lời nói đầu
TCVN 9602-2:2013 hoàn toàn tương đương với ISO 13053-2:2011.
TCVN 9602-2:2013 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 69 Ứng dụng các phương pháp thống kê biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Bộ tiêu chuẩn TCVN 9602, chấp nhận bộ tiêu chuẩn ISO 13053, gồm các tiêu chuẩn dưới đây có tên chung "Phương pháp định lượng trong cải tiến quá trình - 6-Sigma":
TCVN 9602-1:2013 (ISO 13053-1:2011), Phần 1: Phương pháp luận DMAIC
TCVN 9602-2:2013 (ISO 13053-2:2011), Phần 2: Công cụ và kỹ thuật
Lời giới thiệu
6-Sigma1) là một phương pháp tiếp cận được xây dựng cho các doanh nghiệp và tổ chức mong muốn có được lợi thế cạnh tranh. Thực hành 6-Sigma được thiết kế làm công cụ trong
- hoạt động cải tiến quá trình và đưa ra các quyết định dựa trên cơ sở thống kê,
- đo lường kết quả kinh doanh với một mức độ tin cậy,
- phòng ngừa về độ không đảm bảo và sai số,
- kết hợp lợi nhuận và lợi ích cao trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, và
- loại bỏ sự lãng phí khỏi mọi quá trình.
Trị số sigma (được viết Zgiá trị) là chỉ số chất lượng quá trình thể hiện hiệu năng quá trình về khả năng cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ đáp ứng các quy định và sự kỳ vọng của khách hàng cũng như bên thứ ba. Nó liên quan trực tiếp tới
a) tỷ lệ đầu ra (sản lượng) tốt hoặc đạt yêu cầu do quá trình tạo ra, hoặc
b) tỷ lệ đầu ra kém hoặc không đạt [%, phần triệu hoặc khuyết tật trên một triệu cơ hội (DPMO)] do một quá trình tạo ra.
Bảng sau đây giải thích Zgiá trị như tỷ lệ khuyết tật được dự kiến.
Bảng 1 - Trị số Sigma
Giá trị DPMO được tính toán
(YDPMO)
Trị số sigma
(Zgiá trị)
308 538,0
66 807,0
6 210,0
233,0
3,4
2
3
4
5
6
CHÚ THÍCH 1: Bảng trị số 6-Sigma đầy đủ có thể thấy trong TCVN 9602-1:2013 (ISO 13053-1:2011), Phụ lục A.
CHÚ THÍCH 2: Việc tính toán dựa trên độ trôi 1,5 sigma so với giá trị trung bình.

PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH LƯỢNG TRONG CẢI TIẾN QUÁ TRÌNH - 6 - SIGMA - PHẦN 2: CÔNG CỤ VÀ KỸ THUẬT
Quantitative methods in process improvement - Six Sigma - Part 1: Tools and techniques
1. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này mô tả các công cụ và kỹ thuật sử dụng tại mỗi giai đoạn của phương pháp tiếp cận DMAIC, được minh họa bằng các tờ dữ kiện.
Phương pháp luận đưa ra trong Phần 1 của tiêu chuẩn này là khái quát và không phụ thuộc vào bất kỳ ngành kinh tế hay công nghiệp riêng biệt nào. Điều này làm cho các công cụ và kỹ thuật được mô tả trong tiêu chuẩn này thích hợp cho mọi lĩnh vực hoạt động và quy mô doanh nghiệp đang cố gắng để đạt được lợi thế cạnh tranh.
2. Thuật ngữ và định nghĩa
Tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa dưới đây.
2.1. Đối sánh chuẩn (benchmarking)
Phương pháp so sánh hiệu quả của các tổ chức hàng đầu trong một phân đoạn thị trường.
2.2. Tư duy tập thể (brainstorming)
Kỹ thuật sáng tạo nhóm được thiết kế để tạo ra nhiều lý tưởng.
2.3. Biểu đồ nguyên nhân và kết quả (cause and effect diagram)
Biểu đồ Ishikawa
Biểu đồ xương cá
Công cụ trực quan thường được sử dụng với tư duy tập thể để tổ chức hợp lý các nguyên nhân tiềm ẩn của một vấn đề.
2.4. Nguyên nhân thông thường (common cause)
Nguồn gây biến động quá trình vốn có trong quá trình theo thời gian.
2.5. Khoảng tin cậy (confidence interval)
Khoảng có thể dự kiến chứa một tham số được ước tính với xác suất ³ 1 - a, thường là 95% hoặc 99%.
2.6. Dữ liệu liên tục (continuous data)
Dữ liệu được đo theo thang đo và có thể được chia nhỏ được.
2.7. Thiết yếu về chất lượng (critical-to-quality)
CTQ
Các đặc tính thiết yếu, các yêu cầu tính năng chất lượng phải được đáp ứng để thỏa mãn khách hàng.
2.8. Khách hàng (customer)
Tổ chức hay cá nhân tiếp nhận sản phẩm.
CHÚ THÍCH: Khách hàng có thể ở bên trong hay bên ngoài tổ chức.
[TCVN ISO 9000:2007 (ISO 9000:2005), 3.3.5].
2.9. Khuyết tật (defect)
Sự không đáp ứng yêu cầu liên quan đến việc sử dụng dự kiến hay quy định.
[TCVN ISO 9000:2007 (ISO 9000:2005), 3.6.3].
2.10. Cơ hội khuyết tật (defect opportunity)
Bất kỳ sự kiện đo lường được mà có thể tạo ra khuyết tật.
2.11. Đơn vị có khuyết tật (defective unit)
Đơn vị có một hoặc nhiều khuyết tật.
[TCVN 8244-2:2010 (ISO 3534-2:2006), 1.2.16]
2.12. Thiết kế thực nghiệm (design of experiments)
DOE
Phương pháp luận có hệ thống dùng cho việc thu thập thông tin để hướng dẫn cải tiến quá trình bất kỳ.
CHÚ THÍCH 1: Các mô hình thống kê được xây dựng để thể hiện quá trình được phân tích.
CHÚ THÍCH 2: Các công cụ mô phỏng và tối ưu hóa có thể áp dụng để kiểm nghiệm và xác nhận những cải tiến cụ thể.
2.13. Dữ liệu rời rạc (discrete data)
Dữ liệu có thể phân loại, nhưng không chia nhỏ được.
CHÚ THÍCH 1: Dữ liệu liên tục có thể được coi là rời rạc bằng cách nhóm hoặc cách phân loại khác.
CHÚ THÍCH 2: Dữ liệu được phân loại theo định tính khác nhau là rời rạc và được gọi là "dữ liệu định tính".
CHÚ THÍCH 3: Dữ liệu rời rạc xuất phát từ thang đo danh nghĩa hoặc thang đo thứ tự.
2.14. Khía cạnh môi trường (environmental aspect)
Hoạt động, sản phẩm hoặc dịch vụ có thể tương tác với môi trường.
2.15. Xem xét cổng (gate review)
Việc xem xét dự án do người tài trợ dẫn dắt mỗi khi hoàn thành giai đoạn DMAIC để xác nhận giá trị các kết luận của giai đoạn đó.
2.16. Đầu vào (input)
Nguồn lực hoặc dữ liệu, hoặc cả hai, cần thiết để thực hiện một quá trình.
2.17. Mô hình Kano (Kano model)
Công cụ quản lý chất lượng được sử dụng để ưu tiên các yêu cầu của khách hàng.
2.18. Phân tích hệ thống đo lường (measurement system analysis)
MSA
Chuỗi nghiên cứu giải thích cách thức hệ thống đo thực hiện.
CHÚ THÍCH: Việc xác nhận hệ thống đo tạo điều kiện đảm bảo tính chất nhất quán và tính ổn định của dữ liệu.
2.19. Ngăn ngừa sai lỗi (mistake proofing)
Poka yoke
Phương pháp phòng ngừa được thiết kế như một kỹ thuật đơn giản để phòng ngừa
- bất kỳ điều gì gây ra những thay đổi không được hoạch định hoặc không mong muốn cho hệ thống, hoặc
- bất kỳ lỗi nào tác động tiêu cực đến hệ thống.
2.20. Mục tiêu (objective)
Giá trị mục tiêu của một quá trình do khách hàng xác định.
2.21. Xác định thao tác (operational definition)
Mô tả rõ ràng, ngắn gọn về một phép đo và quá trình được sử dụng để thực hiện nó.
2.22. Đầu ra (output)
Các sản phẩm hoặc dịch vụ được tạo ra thông qua một quá trình.
2.23. Phân tích Pareto (Pareto analysis)
Phương pháp luận được sử dụng để đi sâu vào dữ liệu rời rạc nhằm đánh giá tần suất các khuyết tật theo các yếu tố phân loại.
2.24. Quá trình (process)
Tập hợp các hoạt động có liên quan lẫn nhau hoặc tương tác để biến đầu vào thành đầu ra.
2.25. Bản đồ quá trình (process map)
Trình bày một quá trình bằng đồ thị.
2.26. Thỏa ước dự án (project charter)
Tài liệu nêu rõ vấn đề cần giải quyết, các mục tiêu cải tiến, phạm vi dự án, các mốc quan trọng của dự án, vai trò và trách nhiệm của dự án.
2.27. Triển khai chức năng chất lượng (quality function deployment)
QFD
Phương pháp chuyển các yêu cầu của khách hàng thành các đặc trưng thiết kế và, cuối cùng, thành các yêu cầu kiểm soát quá trình.
CHÚ THÍCH: Phương pháp này sử dụng công cụ "Ngôi nhà chất lượng".
2.28. Phương án lấy mẫu (sampling plan)
Kế hoạch mô tả cách thức lựa chọn mẫu.
2.29. Bảng điểm (scorecard)
Phương pháp đánh giá do khách hàng quy định được sử dụng để theo dõi hiệu năng trong việc thỏa mãn các yêu cầu của khách hàng.
2.30. Nguyên nhân đặc biệt (special causes)
Nguồn gây biến động quá trình không phải là biến động vốn có của quá trình.
CHÚ THÍCH: Nguyên nhân đặc biệt là do các yếu tố đã biết hoặc yếu tố đặc biệt, đôi khi được gọi là các nguyên nhân không ngẫu nhiên gây ra.
2.31. Bên thứ ba (third party)
Cá nhân hoặc tổ chức có liên quan hoặc bị ảnh hưởng bởi vấn đề thực hiện đang đề cập.
2.32. Y cao nhất (top Y)
CTQ quan trọng nhất đối với cả khách hàng và tổ chức.
2.33. Đơn vị (unit)
Cá thể được sản xuất hoặc được xử lý.
2.34. Ý kiến của khách hàng (voice of the customer)
VOC
Thông tin từ khách hàng thể hiện sự kỳ vọng của họ.
CHÚ THÍCH: Điều này đòi hỏi khách hàng nêu rõ các mục tiêu mà họ cần và sẽ giúp nhà sản xuất hiểu được vị thế của khách hàng và hiểu được những kỳ vọng của họ.
3. Ký hiệu và thuật ngữ viết tắt
3.1. Ký hiệu
b0
phần chặn trong phương trình hồi quy
b1
hệ số trong phương trình hồi quy
C
số tới hạn được sử dụng trong FMEA
c
số khuyết tật (sự không phù hợp)
D
phân thứ hạng khả năng phát hiện được sử dụng trong FMEA
d
độ chính xác (kết hợp với khoảng tin cậy)
L
giới hạn quy định dưới
N
cỡ tổng thể
n
cỡ mẫu
nCTQC
số đặc trưng thiết yếu về chất lượng
O
phân thứ hạng khả năng xảy ra được sử dụng trong FMEA
p
tỷ lệ
r
hệ số tương quan
S
phép tổng
d
ước lượng độ lệch chuẩn tổng thể
S
phân thứ hạng mức độ nghiêm trọng sử dụng trong FMEA
s
độ lệch chuẩn mẫu
U
giới hạn quy định trên
X
biến ngẫu nhiên (độc lập)
giá trị trung bình của X
Y
biến ngẫu nhiên (phụ thuộc)
giá trị trung bình của Y
giá trị dự đoán của Y

giá trị tính được của DPMO
Yppm
giá trị tính được theo ppm
Zgiá trị
trị số hoặc giá trị sigma
3.2. Thuật ngữ viết tắt
ANOVA
phân tích phương sai
COQ
chi phí chất lượng
COPQ
chi phí do chất lượng kém
CTQ
thiết yếu về chất lượng
CTQC
đặc trưng thiết yếu về chất lượng
DMAIC
xác định, đo lường, phân tích, cải tiến và kiểm soát
CHÚ THÍCH 1: Phương pháp DMAIC về cải tiến quá trình hiện hành và đầu ra của nó có năm giai đoạn: xác định, đo lường, phân tích, cải tiến và kiểm soát.
DPMO
số khuyết tật trên một triệu cơ hội
CHÚ THÍCH 2: DPMO có thể được sử dụng để xác định trị số sigma.
FMEA
phân tích kiểu và tác động của sai lỗi
FMECA
phân tích tính nghiêm trọng và tác động, kiểu của sai lỗi
GRR
nghiên cứu độ lặp lại và độ tái lập của thiết bị đo
ppm
phần triệu
RACI
trách nhiệm, khả năng giải trình, tư vấn, thông báo
ROI
lợi nhuận đầu tư
RPN
số ưu tiên của rủi ro
SIPOC
lưu đồ biểu thị mối quan hệ với Nhà cung cấp, Đầu vào, Quá trình, Đầu ra, Khách hàng
4. Trình tự quá trình DMAIC
4.1. Giai đoạn xác định
4.1.1. Mục tiêu
Mục tiêu của giai đoạn này là để
a) nhận biết các yêu cầu và mong đợi của các bên liên quan,
b) nhận biết ý kiến của khách hàng và bên thứ ba (CTQC, v.v…),
c) lựa chọn nhóm dự án,
d) xây dựng bản đồ quá trình (SIPOC), hiển thị dữ liệu (Pareto), và
e) tạo ra một thỏa ước dự án.
4.1.2. Các bước
4.1.2.1. Xác định: Bước 1
Nhận biết khách hàng và bên thứ ba, hiểu các nhu cầu của họ và chuyển chúng thành các yêu cầu đo lường được. Thiết lập các mục tiêu cải tiến.
Kỹ thuật
Tờ dữ kiện hoặc tiêu chuẩn
Khiếu nại của khách hàng, phản hồi thị trường, khảo sát
Tờ dữ kiện 04, TCVN ISO 9001 hoặc các tiêu chuẩn quản lý khác
Sự kỳ vọng của bên thứ ba, xem xét về đạo đức
Tờ dữ kiện 04, TCVN ISO 14001 hoặc các tiêu chuẩn quản lý khác
ROI, chi phí và trách nhiệm giải trình
Tờ dữ kiện 01
Các chỉ số 6-Sigma
Tờ dữ kiện 20
Biểu đồ mối quan hệ
Tờ dữ kiện 02
Mô hình Kano
Tờ dữ kiện 03
Các yêu cầu CTQ
Tờ dữ kiện 04
Ngôi nhà chất lượng
Tờ dữ kiện 05
Đối sánh chuẩn
Tờ dữ kiện 06
4.1.2.2. Xác định: Bước 2
Xác định và ghi lại các mục tiêu nhóm cho dự án: thời hạn cuối cùng, phần thưởng, ràng buộc, rủi ro, lợi nhuận về đầu tư, năng lực và phạm vi của dự án.
Kỹ thuật
Tờ dữ kiện hoặc tiêu chuẩn
Thỏa ước dự án
Tờ dữ kiện 07
Công cụ hoạch định dự án: Biểu đồ Gantt, chương trình dự án
Tờ dữ kiện 08
Ma trận năng lực RACI
Tờ dữ kiện 28
ROI, chi phí và trách nhiệm giải trình
Tờ dữ kiện 01
Phân tích rủi ro dự án (trong thỏa ước dự án)
Tờ dữ kiện 07
4.1.2.3. Xác định: Bước 3
Mô tả hoạt động hoặc quá trình.
Kỹ thuật
Tờ dữ kiện hoặc tiêu chuẩn
SIPOC
Tờ dữ kiện 09
Vẽ sơ đồ quá trình và dữ liệu quá trình
Tờ dữ kiện 10
4.2. Giai đoạn đo lường
4.2.1. Mục tiêu
Mục tiêu là
a) hiển thị dữ liệu (bằng biểu đồ xu hướng, biểu đồ tần số, v.v…), và
b) đánh giá hiệu năng đường cơ sở đối với quá trình hiện tại để tăng cường mục tiêu dự án.
4.2.2. Các bước
4.2.2.1. Đo lường: Bước 1
Thực hiện các yêu cầu đo lường (Y) và lựa chọn một hoặc nhiều biến tới hạn (X) để cải tiến.
Kỹ thuật
Tờ dữ kiện hoặc tiêu chuẩn
Ý kiến của khách hàng (ngôi nhà chất lượng, v.v…)
Tờ dữ kiện 05
Ý kiến của bên thứ ba (môi trường, trách nhiệm xã hội, tính bền vững)
Tờ dữ kiện 05
Biểu đồ cây CTQ
Tờ dữ kiện 04
4.2.2.2. Đo lường: Bước 2
Xác định dữ liệu cần thu thập để xác định những yếu tố tác động đến độ biến động quá trình (X).
Kỹ thuật
Tờ dữ kiện hoặc tiêu chuẩn
Các ma trận ưu tiên
Tờ dữ kiện 11
Biểu đồ nguyên nhân và kết quả
Tờ dữ kiện 12
Tư duy tập thể
Tờ dữ kiện 13
FMEA (phân tích kiểu và tác động của sai lỗi)
Tờ dữ kiện 14
4.2.2.3. Đo lường: Bước 3
Kiểm tra kép sự phù hợp của các thước đo được lựa chọn.
Kỹ thuật
Tờ dữ kiện hoặc tiêu chuẩn
MSA (phân tích hệ thống đo lường)
Tờ dữ kiện 15
4.2.2.4. Đo lường: Bước 4
Xây dựng một kế hoạch thu thập dữ liệu phân tầng (X và Y).
Kỹ thuật
Tờ dữ kiện hoặc tiêu chuẩn
Kế hoạch thu thập dữ liệu
Tờ dữ kiện 16
Xác định cỡ mẫu
Tờ dữ kiện 17
4.2.2.5. Đo lường: Bước 5
Hiểu và xác nhận giá trị của dữ liệu.
Kỹ thuật
Tờ dữ kiện hoặc tiêu chuẩn
Kiểm nghiệm tính chuẩn và chuyển đổi dữ liệu không phân bố chuẩn
Tờ dữ kiện 18
Trình bày trực quan dữ liệu:
Biểu đồ tần số;
Biểu đồ hộp (biểu đồ hộp và ria)
Biểu đồ Paretto;
Biểu đồ loạt
Tờ dữ kiện 19
Biểu đồ kiểm soát
Tờ dữ kiện 30
4.2.2.6. Đo lường: Bước 6
Đo lường hiệu năng quá trình và/hoặc năng lực quá trình.
Kỹ thuật
Tờ dữ kiện hoặc tiêu chuẩn
Các chỉ số:
Pp, Ppk, Cp, Cpk, ppm, DPMO, Zgiá trị
Tờ dữ kiện 20
4.2.2.7. Đo lường: Giai đoạn 7
Xác nhận hoặc điều chỉnh lại các mục tiêu cải tiến.
Kỹ thuật
Tờ dữ kiện hoặc tiêu chuẩn
So sánh mục tiêu ban đầu với các chỉ số (thỏa ước dự án)
Tờ dữ kiện 07
4.3. Giai đoạn phân tích

TCVN9602-2:2013, TCVN 9602-2:2013 Tiêu chuẩn quốc gia về Phương pháp định lượng trong cải tiến quá trình-6-Sigma – Phần 2: Công cụ và kỹ thuật, tcvn, miễn phí, tiêu chuẩn việt nam

Đăng nhận xét

[blogger]

Author Name

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.