TCVN 9888-2:2013 Tiêu chuẩn quốc gia về Bảo vệ chống sét - Phần 2: Quản lý rủi ro

TIÊU CHUN QUỐC GIA
TCVN 9888-2:2013
IEC 62305-2:2010
BẢO VỆ CHỐNG SÉT PHẦN 2: QUẢN LÝ RỦI RO
Protection against lightning – Part 2: Risk management
Lời nói đầu
TCVN 9888-2:2013 hoàn toàn tương đương với IEC 62305-2:2010;
TCVN 9888-2:2013 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/E1 Máy điện và khí cụ điện biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Bộ tiêu chuẩn TCVN 9888 (IEC 62305) Bảo vệ chống sét gồm các phần sau:
TCVN 9888-1:2013 (IEC 62305-1:2010), Phần 1: Nguyên tắc chung
TCVN 9888-2:2013 (IEC 62305-2:2010), Phần 2: Quản lý rủi ro
TCVN 9888-3:2013 (IEC 62305-3:2010), Phần 3: Thiệt hại vật chất đến kết cấu và nguy hiểm tính mạng
TCVN 9888-4:2013 (IEC 62305-4:2010), Phần 4: Hệ thống điện và điện tử bên trong các kết cu

BẢO VỆ CHỐNG SÉT PHẦN 2: QUẢN LÝ RỦI RO
Protection against lightning – Part 2: Risk management
1. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này áp dụng để đánh giá rủi ro đối với một kết cấu do sét đánh xuống trái đt.
Tiêu chuẩn này đưa ra quy trình đánh giá rủi ro như vậy. Khi đã chọn được một giới hạn trên chấp nhận được cho rủi ro, quy trình này cho phép lựa chọn các biện pháp bảo vệ thích hợp để đảm bảo giảm thiểu rủi ro xuống bằng hoặc thấp hơn giới hạn chấp nhận được.
2. Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn dưới đây là cần thiết để áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu có ghi năm công bố, chỉ áp dụng các bản được nêu. Đối với các tài liệu không ghi năm công bố, áp dụng bản mới nhất (kể cả các sửa đổi).
TCVN 9888-1:2013 (IEC 62305-1:2010), Bảo vệ chống sét- Phần 1: Nguyên tắc chung
TCVN 9888-3:2013 (IEC 62305-3:2010), Bảo vệ chống sét - Phần 3: Thiệt hại vật chất đến kết cấu và nguy hiểm tính mạng
TCVN 9888-4:2013 (IEC 62305-4:2010), Bảo vệ chống sét - Phần 4: Hệ thống điện và điện tử bên trong các kết cấu
3. Thuật ngữ, định nghĩa, ký hiệu và các chữ viết tắt
Trong tiêu chuẩn này, áp dụng các thuật ngữ, định nghĩa, ký hiệu và chữ viết tắt dưới đây.
3.1. Thuật ngữ và định nghĩa
3.1.1Kết cấu cần bảo vệ (structure to be protected)
Kết cấu được yêu cầu bảo vệ chống lại các ảnh hưởng của sét phù hợp với tiêu chuẩn này.
CHÚ THÍCH: Kết cấu cần bảo vệ có thể là một phần của một kết cấu lớn hơn.
3.1.2Kết cấu có rủi ro nổ (structures with risk of explosion)
Kết cu có các vật liệu nổ dạng rắn hoặc các khu vực nguy hiểm được xác định theo IEC 60079-10-1[2] và IEC 60079-10-2[3].
3.1.3Kết cấu nguy hiểm tới môi trường (structures dangerous to the environment)
Kết cấu có thể gây ra phát thải sinh học, hóa học và phóng xạ do hậu quả của sét (ví dụ như các nhà máy hóa chất, hóa dầu, nguyên t, v.v...)
3.1.4Môi trường đô thị (urban environment)
Khu vực có mật độ xây dựng cao hoặc các cộng đồng dân cư đông đúc với các tòa nhà cao tầng.
CHÚ THÍCH: Trung tâm thành phố’ là một ví dụ về môi trường đô thị.
3.1.5Môi trường ngoại thành (suburban environment)
Khu vực có mật độ xây dựng trung bình.
CHÚ THÍCH: Ngoại ô là một ví dụ về môi trường ngoại thành.
3.1.6Môi trường nông thôn (rural environment)
Khu vực có mật độ xây dựng thấp.
CHÚ THÍCH: Miền quê’ là một ví dụ về môi trường nông thôn.
3.1.7Mức điện áp chịu xung danh định (rated impulse withstand voltage level)
UW
Điện áp chịu xung do nhà chế tạo ấn định cho thiết bị hoặc cho một phần của thiết bị, đặc trưng cho khả năng chịu quá điện áp (quá độ) qui định của cách điện.
[IEC 60664-1:2007, định nghĩa 3.9.2, có sửa đổi][4]
CHÚ THÍCH: Tiêu chuẩn này ch xét đến điện áp chịu xung giữa các vật dẫn mang điện và trái đất.
3.1.8Hệ thống điện (electrical system)
Hệ thống có các thành phần cấp điện hạ áp.
3.1.9Hệ thống điện tử (electronic system)
Hệ thống có các thành phần điện tử nhạy như thiết bị viễn thông, máy vi tính, các hệ thống đo lường và điều khiển, hệ thống vô tuyến điện, hệ thống điện t công suất.
3.1.10Hệ thống bên trong (internal systems)
Hệ thống điện và điện tử nằm bên trong kết cấu.
3.1.11Đường dây (line)
Đường dây tải điện hoặc đường dây viễn thông nối tới kết cấu cần bảo vệ.
3.1.12Đường dây viễn thông (telecommunication lines)
Các dây được dùng cho việc truyền thông giữa các thiết bị có thể được đặt trong các kết cấu riêng biệt, ví d đường dây điện thoại và đường dây dữ liệu.
3.1.13Đường dây điện (power lines)
Đường dây phân phối đưa năng lượng điện vào một kết cấu đ cấp nguồn cho thiết bị điện  điện tử đặt trong đó, ví dụ như các lưới điện hạ áp (LV) hoặc cao áp (HV).
3.1.14Trường hợp nguy hiểm (dangerous event)
Sét đánh tới hoặc gần kết cấu cần bảo vệ, hoặc đánh tới hoặc gần một đường dây đượcnối đến kết cấu cần bảo vệ mà có thể gây thiệt hại.
3.1.15Sét đánh vào kết cấu (lightning flash to a structure)
Sét đánh tới một kết cấu cần bảo vệ.
3.1.16Sét đánh gần kết cấu (lightning flash near a structure)
Sét đánh tới đủ gần một kết cấu cần bảo vệ mà có thể gây quá điện áp nguy hiểm.
3.1.17Sét đánh vào đường dây (lightning flash to a line)
Sét đánh tới một đường dây được nối với kết cấu cần bảo vệ.
3.1.18Sét đánh gần đường dây (lightning flash near a line)
Sét đánh tới đủ gần một đường dây được nối với kết cấu cần bảo vệ mà có thể gây quá điện áp nguy hiểm.
3.1.19Số lượng trường hợp nguy hiểm do sét đánh vào kết cấu (number of dangerous events due to flashes to a structure)
ND
Số lượng trường hợp nguy hiểm dự kiến trung bình hàng năm do sét đánh tới một kết cấu.
3.1.20Số lượng trường hợp nguy hiểm do sét đánh vào đường dây (number of dangerous events due to flashes to a line)


TCVN 9888-2:2013 , Tiêu chuẩn, quốc gia, về Bảo vệ chống sét, Phần 2: Quản lý rủi ro, tiêu chuẩn miễn phí, tcvn, download, IEC 62305-2:2010

Nhãn:

Đăng nhận xét

[blogger]

Author Name

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.