TCVN 9688:2013 Tiêu chuẩn quốc gia về Táo - Bảo quản lạnh


TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 9688:2013
ISO 1212:1995
TÁO – BẢO QUẢN LẠNH
Apples – Cold storage
Lời nói đầu
TCVN 9688:2013 hoàn toàn tương đương với ISO 1212:1995;
TCVN 9688:2013 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/F10 Rau quả và sản phẩm rau quả biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

TÁO – BẢO QUẢN LẠNH
Apples – Cold storage
1. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này đưa ra các hướng dẫn về các điều kiện bảo quản lạnh thích hợp cho táo (Malus communis L.).
2. Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 4885:2007 (ISO 2169:1981), Rau quả - Điều kiện vật lý trong kho lạnh – Định nghĩa và phép đo.
3. Điều kiện thu hoạch và bảo quản
3.1. Thu hoạch
Các tiêu chí cơ bản được sử dụng để xác định độ già tối ưu để thu hoạch như sau:
a) dễ hái (quả được hái khi dễ tách ra khỏi cành; tuy nhiên điều này không phải là một tiêu chí chính);
b) tổng hàm lượng chất rắn hòa tan của dịch quả (TSS);
c) màu của vỏ ngoài (khoảng thời gian chuyển màu từ xanh đến vàng) được đánh giá theo bảng màu chuẩn;
d) độ già của quả, được tính bằng số ngày từ khi ra hoa tới lúc thu hoạch;
e) độ cứng của thịt quả;
f) tinh bột có trong thịt quả;
g) quả cần được đưa vào bảo quản ngay trước khi hoặc ngay ở giai đoạn táo hô hấp thiểu để bảo quản được tốt nhất.
Các tiêu chí này không đúng trong mọi trường hợp; đối với một giống nhất định thì các tiêu chí này cũng khác nhau vùng này đến vùng khác và người trồng tự quyết định tiêu chí riêng lẽ để thu hái, dựa trên kinh nghiệm của họ.
3.2. Đặc tính để bảo quản
Quả đưa vào bảo quản phải có chất lượng “đặc biệt” hoặc “loại I”, các đặc tính của chúng phải được xác định theo tiêu chuẩn UN-ECE số FFV-011):
Quả táo được phân thành ba hạng sau:
a) Hạng “đặc biệt”
Táo thuộc hạng này phải có chất lượng cao nhất. Hình dạng, kích cỡ và màu sắc của chúng phải đặc trưng cho giống và quả vẫn còn cuống. Táo thuộc hạng này không được có khuyết tật ngoại trừ các khuyết tật rất nhỏ trên vỏ với điều kiện là chúng không làm giảm chất lượng và mã quả và/hoặc lượng chứa trong bao gói.
b) Hạng I
Táo thuộc hạng này phải có chất lượng cao. Chúng phải đặc trưng cho giống cụ thể. Tuy nhiên, có thể cho phép có:
1) khuyết tật nhẹ về hình dạng;
2) khuyết tật nhẹ trong quá trình phát triển;
3) khuyết tật nhẹ về màu sắc;
4) cuống có thể bị hư hỏng nhẹ;
5) thịt quả phải lành lặn hoàn toàn; khuyết tật nhẹ trên vỏ không ảnh hưởng đến mã quả và giữ được chất lượng, tuy nhiên cho phép mỗi quả nằm trong giới hạn sau:
- khuyết tật về hình dạng thon dài không được vượt quá 2 cm chiều dài;
- trong trường hợp có các khuyết tật khác, thì tổng diện tích bị ảnh hưởng không được vượt quá 1 cm2, ngoại trừ các đốm thâm không được lan rộng quá 0,25 cm2.
c) Hạng II


TCVN 9688:2013 , TCVN 9688:2013 Tiêu chuẩn quốc gia về Táo - Bảo quản lạnh, tcvn mien phi, tieu chuan về Táo

Đăng nhận xét

[blogger]

Author Name

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.