TCVN 4198:2014 Tiêu chuẩn Việt Nam về đất xây dựng - các phương pháp xác định thành phần hạt trong phòng thí nghiệm


TCVN 4198:2014
ĐẤT XÂY DỰNG – PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH THÀNH PHẦN HẠT TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM
Soils – Laboratory methods  for particle - size analysis

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định thành phần hạt của đất loại cát và đất loại sét trong phòng thí nghiệm phục vụ xây dựng.

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau là cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 2683:2014: Đất xây dựng – Yêu cầu chung về lấy mẫu, đóng gói, vận chuyển và bảo quản mẫu đất dùng cho các thí nghiệm trong phòng (đang được soạn thảo chuyển đổi)
TCVN 4196:2014: Đất xây dựng - Phương pháp xác định độ ẩm  trong phòng thí nghiệm(đang được soạn thảo chuyển đổi)

3. Thuật ngữ và định nghĩa

3.1. Thành phần hạt của đất (grain - size composition of soil)
Là tỷ lệ phần trăm (%) theo khối lượng của các nhóm cỡ hạt thành phần có trong đất.
3.2. Hàm lượng phần trăm tích lũy (Percent finer) (PTL)
Hàm lượng phần trăm tích lũy tại một đường kính là tổng hàm lượng phần trăm (%) theo khối lượng của các hạt có đường kính nhỏ hơn đường kính đó.

4. Quy định chung

4.1 Tùy thuộc vào các nhóm cỡ hạt của đất để lựa chọn và áp dụng các phương pháp phân tích cho phù hợp; các phương pháp phân tích thành phần hạt của đất trong phòng thí nghiệm được áp dụng gồm:
4.1.1  Phương pháp phân tích bằng sàng với hai phương thức:
a. Phương thức sàng khô: quy định cách phân chia và xác định hàm lượng của các nhóm cỡ hạt có kích thước lớn hơn 0,5 mm. Áp dụng cho đất không có tính dính (đất không chứa hoặc có chứa không đáng kể các hạt bụi và sét).
b. Phương thức sàng ướt: quy định cách phân chia và xác định hàm lượng của các nhóm cỡ hạt lớn hơn 0,1 mm. Áp dụng cho đất có tính dính (đất có chứa đáng kể các hạt bụi và sét).
4.1.2 Phương pháp tỉ trọng kế: quy định cách phân chia và xác định hàm lượng của các cỡ hạt nhỏ hơn 0,1mm (đất hạt mịn).
4.2  Đối với đất hạt thô lẫn hạt mịn hoặc ngược lại thì phối hợp các phương pháp phân tích bằng sàng và phương pháp tỉ trọng kế để xác định hàm lượng của mọi cỡ hạt của đất, rồi biểu thị sự phân bố liên tục của các các cỡ hạt trên đường cong có tọa độ bán logarit.
CHÚ THÍCH:
1. Đối với đất có hàm lượng các cỡ hạt lớn hơn 0,1 mm ít hơn 10 % thì được phép không phân tích chi tiết các cỡ hạt lớn hơn 0,1 mm bằng sàng; với đất có hàm lượng các cỡ hạt nhỏ hơn 0,1 mm ít hơn 10% thì được phép không phân tích chi tiết các cỡ hạt nhỏ hơn 0,1 mm bằng tỉ trọng kế.
2. Đối với đất chứa hữu cơ và đất nhiễm muối, cần phải tiến hành xử lý hữu cơ và xử lý muối cho mẫu trước khi tiến hành phân tích thành phần hạt. Biện  pháp xử lý được quy định tại phụ lục D.
4.3  Mẫu đất lấy về để phân tích thành phần hạt phải đảm bảo yêu cầu về chất lượng và khối lượng theo quy định trong tiêu chuẩn TCVN 2683: 2014Đất xây dựng - Phương pháp lấy, bao gói, vận chuyển và bảo quản mẫu (đang được soạn thảo chuyển đổi). Mẫu để xác định thành phần hạt cần được:
- Nghiền nhỏ trong cối sứ bằng chày có đầu bọc cao su, để tách các hạt có kích thước lớn hơn          0,1 mm;
- Đun sôi trong nước sau khi đã được nghiền nhỏ và thay thế từng thành phần phức chất trao đổi của đất bằng ion NH4+ để tách  các hạt có kích thước nhỏ hơn 0,1 mm;
- Đối với đất có huyền phù (thể vẩn) bị kết tủa, khi thí nghiệm phải đun sôi mẫu trong nước và thay thế từng phần phức chất trao đổi của đất bằng ion Na+.
4.4 Thành phần hạt của đất được xác định từ các mẫu ở trạng thái khô gió hoặc sấy khô, đã được  nghiền nhỏ trong cối sứ bằng chày có đầu bọc cao su hoặc trong máy nghiền không làm vỡ hạt.
CHÚ THÍCH : Đối với bùn, đất than bùn và than bùn, cho phép xác định thành phần hạt từ các mẫu có độ ẩm tự nhiên.
4.5 Khi xác định thành phần hạt của đất bằng phương pháp sàng ướt phải dùng nước máy, nước mưa hoặc nước sông đã được lọc sạch còn khi xác định thành phần hạt của đất loại sét bằng phương pháp tỷ trọng kế, phải dùng nước cất.
4.6  Khi xác định thành phần hạt của đất bằng phương pháp tỷ trọng kế, phải giữ cho bình đựng huyền phù không bị rung, không chịu những tác động khác, không bị ảnh hưởng của nắng và nhiệt độ cao.
4.7 Mỗi mẫu đất để xác định thành phần hạt chỉ cho phép tiến hành thí nghiệm một lần. Đối với những công trình quan trọng, khi chọn cấp phối, chọn đất làm vật liệu đắp, vv…thì cần phải tiến hành thí nghiệm song song để xác định thành phần hạt. Với hàm lượng của nhóm hạt ít hơn 10 %, sai số được phép giữa hai lần là 1 %.  Với hàm lượng của nhóm hạt trên 10 %, sai số được phép giữa hai lần được phép dưới 3 %.

5. Các phương pháp thí nghiệm

5.1  Phương pháp sàng khô
5.1.1 Nguyên tắc
Sử dụng bộ sàng có kích thước lỗ khác nhau, sàng mẫu đất thí nghiệm để phân chia đất thành từng nhóm các cỡ hạt khác nhau và xác định hàm lượng phần trăm của chúng so với khối lượng của mẫu thí nghiệm.
5.1.2  Thiết bị, dụng cụ và vật liệu
- Bộ sàng (có ngăn đáy) có kích thước lỗ: 100; 80; 60; 40; 20; 10; 5; 2; 1; 0,5; 0,25 và 0,1mm;
CHÚ THÍCH:
1. Để tiện sử dụng, kích thước lỗ của sàng được dùng để gọi tên sàng, ví dụ sàng có kích thước lỗ là 1 mm được gọi là sàng 1 mm; sàng có kích thước lỗ là 0,1 mm được gọi là sàng 0,1 mm;.v,v,…
2. Cho phép sử dụng các bộ sàng chuẩn của các nước phương Tây có kích thước tương đương.
- Cân gồm các loại:
+ Cân có sức cân đến 10 kg, độ chính xác đến 5 g;
+ Cân có sức cân đến 5 kg, độ chính xác đến 1 g;
+ Cân có sức cân đến 1 kg, độ chính xác đến 0,1 g;
+ Cân có sức cân đến 200 g và 500 g, độ chính xác đến 0,01 g;
- Tủ sấy có bộ phận điều chỉnh nhiệt độ ở các mức từ 50 0C đến 110 0C;
- Máy sàng lắc;
- Nhiệt kế có số đo đến 50 0C, có số đọc chính xác đến 0,5 0C;
- Bình hút ẩm có chất hút ẩm silicagel khan;
- Thiết bị nghiền đất: cối và chày sứ (đầu chày được bọc cao su);
- Khay đựng đất với các kích cỡ khác nhau; bát men hoặc sứ;
- Các dụng cụ khác như: xẻng, muôi, bát, bàn chải cứng, bàn chải mềm, chày hoặc con lăn bằng gỗ;
- Nước sạch (nước máy) hoặc nước cất;
- Bình phun tia hoặc bình hút nước bằng cao su hình quả lê (gọi là quả lê cao su);
- Dụng cụ để thí nghiệm xác định độ ẩm.
5.1.3 Chuẩn bị mẫu thí nghiệm
Mẫu đất thí nghiệm đã được hong khô gió, rải thành một lớp mỏng lên tấm cao su đã lau sạch, dùng dụng cụ bằng gỗ nghiền sơ bộ cho đất tơi vụn ra; trộn đều rồi rút gọn mẫu bằng phương pháp chia tư (dàn mỏng mẫu đất rồi xẻ hai đường vuông góc với nhau đi qua tâm đống đất, sau đó lấy hai phần đối diện nhau làm thành một mẫu). Mẫu được rút gọn như vậy nhiều lần cho tới khi còn khối lượng phù hợp (theo Bảng 1 hoặc Bảng 2) thì lấy mẫu đại diện để làm thí nghiệm.


Bản word | Bản gốc

TCVN 4198:2014 Tiêu chuẩn Việt Nam về đất xây dựng - các phương pháp xác định thành phần hạt trong phòng thí nghiệm, tcvn miễn phí

Nhãn:

Đăng nhận xét

[blogger]

Author Name

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.