TCVN 10304:2014 Tiêu chuẩn quốc gia về Móng cọc – Tiêu chuẩn thiết kế

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 10304:2014
MÓNG CỌC - TIÊU CHUẨN THIẾT KẾ
Pile Foundation - Design Standard
Lời nói đầu
TCVN 10304:2014 “Móng cọc - Tiêu chuẩn thiết kế” được xây dựng trên cơ sở tham khảo “SP 24.13330.2011 (SNiP 2.02.03-85) Móng cọc”.
TCVN 10304:2014 do trường Đại học Xây dựng biên soạn, Bộ Xây dựng đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

MÓNG CỌC - TIÊU CHUẨN THIẾT KẾ
Pile Foundation - Design Standard
1. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này được áp dụng để thiết kế móng cọc của nhà và công trình (sau đây gọi chung là công trình) xây dựng mới hoặc công trình cải tạo xây dựng lại.
Tiêu chuẩn này không áp dụng để thiết kế móng cọc của công trình xây dựng trên đất đóng băng vĩnh cửu, móng máy chịu tải trọng động cũng như trụ của các công trình khai thác dầu trên biển và các công trình khác trên thềm lục địa.
2. Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này.
TCVN 2737:1995 Tải trọng và tác động - Tiêu chuẩn thiết kế;
TCVN 3118:1993 Bê tông nặng - Phương pháp xác định cường độ nén;
TCVN 4200:2012 Đất xây dựng - Phương pháp xác định tính nén lún trong phòng thí nghiệm;
TCVN 4116:1985 Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép thủy công - Tiêu chuẩn thiết kế;
TCVN 4419:1987 Khảo sát cho xây dựng - Nguyên tắc cơ bản;
TCVN 5574:2012 Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép - Tiêu chuẩn thiết kế;
TCVN 5575:2012 Kết cấu thép - Tiêu chuẩn thiết kế;
TCVN 5746:1993 Đất xây dựng - Phân loại;
TCVN 6170-3:1998 Công trình biển cố định - Tải trọng thiết kế;
TCVN 9346:2012 Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép - Yêu cầu bảo vệ chống ăn mòn trong môi trường biển;
TCVN 9351:2012 Đất xây dựng - Phương pháp thí nghiệm hiện trường - Thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn;
TCVN 9352:2012 Đất xây dựng - Phương pháp thí nghiệm xuyên tĩnh;
TCVN 9362:2012 Tiêu chuẩn thiết kế nền nhà và công trình;
TCVN 9363:2012 Khảo sát cho xây dựng - Khảo sát địa kỹ thuật cho nhà cao tầng;
TCVN 9379:2012 Kết cấu xây dựng và nền - Nguyên tắc cơ bản về tính toán;
TCVN 9386-1:2012 Thiết kế công trình chịu động đất - Phần 1: Quy định chung, tác động động đất và quy định đối với kết cấu nhà;
TCVN 9386-2:2012 Thiết kế công trình chịu động đất - Phần 2: Nền móng, tường chắn và các vấn đề địa kỹ thuật.
TCVN 9393:2012 Cọc - Phương pháp thử nghiệm tại hiện trường bằng tải ép tĩnh dọc trục;
TCVN 9402:2012 Hướng dẫn kỹ thuật công tác địa chất công trình cho xây dựng trong vùng castơ.
3. Thuật ngữ và định nghĩa
Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:
3.1. Cọc (Pile):
Cấu kiện thẳng đứng hoặc xiên, được hạ vào đất hoặc thi công tại chỗ trong đất, để truyền tải trọng vào nền.
3.2. Cọc treo (Friction pile):
Cọc, truyền tải trọng vào nền qua ma sát trên thân cọc và qua mũi cọc.
3.3. Cọc chống (End bearing pile):
Cọc, truyền tải trọng vào nền chủ yếu qua mũi cọc.
3.4. Cọc đơn (Single pile):
Cọc, truyền tải trọng vào nền trong điều kiện không có ảnh hưởng của các cọc khác tới nó.
3.5. Nền cọc (Pile ground base):
Một phần của nền đất tiếp nhận tải trọng do cọc truyền vào và tác dụng tương hỗ với cọc.
3.6. Nhóm cọc (Pile group):
Nhóm một số cọc được liên kết với nhau bằng đài cọc, theo nguyên tắc, truyền tải từ cột hoặc trụ độc lập xuống nền.
3.7. Bãi cọc (Large pile group):
Rất nhiều cọc, nối với nhau bằng đài cọc lớn, truyền tải trọng từ công trình xuống nền đất.
3.8. Móng cọc (Pile foundation):
Hệ thống cọc được nối lại với nhau trong một cấu trúc thống nhất truyền tải trọng lên nền.
3.9. Móng cọc - bè hỗn hợp (Piled raft foundation):
Móng cấu tạo từ đài cọc dạng tấm (bè) bê tông cốt thép và cọc, cùng truyền tải xuống nền.
3.10. Đài cọc (Pile cap):
Là dầm hoặc tấm nối các đầu cọc và phân phối tải trọng từ kết cấu bên trên lên cọc. Phân biệt đài cọc thành: đài cao, nếu đáy đài nằm cao hơn mặt đất và đài thấp, nếu đáy đài nằm ngay trên mặt đất hoặc trong nền đất.
3.11. Sức chịu tải của cọc (Bearing resistance of a single pile):
Sức kháng cực hạn của nền đối với cọc đơn theo điều kiện giới hạn sự phát triển quá mức của biến dạng trượt trong nền.
3.12. Lực ma sát âm (Negative skin friction):
Lực xuất hiện trên bề mặt thân cọc khi độ lún của đất xung quanh cọc lớn hơn độ lún của cọc và hướng xuống dưới.
3.13. Tải trọng tác dụng lên cọc (Load acting on a pile):
Giá trị tải trọng, bằng giá trị lực xuất hiện trong cọc dưới tác dụng của các tác động từ công trình lên móng trong những tổ hợp bất lợi nhất của chúng.



TCVN 10304:2014 Tiêu chuẩn quốc gia về Móng cọc – Tiêu chuẩn thiết kế, tcvn miễn phí

Nhãn:

Đăng nhận xét

[blogger]

Author Name

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.