TIÊU
CHUẨN QUỐC GIA
TCVN
8987 - 2 : 2012
ISO
11212 - 2 : 1997
TINH BỘT
VÀ SẢN PHẨM TINH BỘT – HÀM LƯỢNG KIM LOẠI NẶNG – PHẦN 2: XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG
THỦY NGÂN BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐO PHỔ HẤP THỤ NGUYÊN TỬ
Starch and derived products – Heavy metals
content – Part 2: Determination of mercury content by atomic absorption
spectrometry
Lời
nói đầu
TCVN 8987-2:2012 hoàn toàn tương đương
với ISO 11212-2:1997;
TCVN 8987-2:2012 do Cục An toàn vệ
sinh thực phẩm tổ chức biên soạn, Bộ Y tế đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường
Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố;
Bộ tiêu chuẩn TCVN 8987 (ISO 11212), Tinh bột và sản phẩm tinh bột – Hàm lượng
kim loại nặng gồm có các phần sau:
- TCVN 8987-1:2010 (ISO 11212-1:1997),
Tinh bột và sản phẩm tinh bột – Hàm lượng
kim loại nặng – Phần 1: Xác định hàm lượng asen bằng phương pháp đo phổ hấp thụ
nguyên tử;
- TCVN 8987-2:2010 (ISO 11212-2:1997),
Tinh bột và sản phẩm tinh bột – Hàm lượng
kim loại nặng – Phần 2: Xác định hàm lượng thủy ngân bằng phương pháp đo phổ
hấp thụ nguyên tử;
- TCVN 8987-3:2010 (ISO 11212-3:1997),
Tinh bột và sản phẩm tinh bột – Hàm lượng
kim loại nặng – Phần 3: Xác định hàm lượng chì bằng phương pháp đo phổ hấp thụ
nguyên tử có lò graphit;
- TCVN 8987-4:2010 (ISO 11212-4:1997), Tinh bột và sản phẩm tinh bột – Hàm lượng
kim loại nặng – Phần 4: Xác định hàm lượng thủy ngân bằng phương pháp đo phổ
hấp thụ nguyên tử có lò graphit.
TINH BỘT VÀ SẢN PHẨM TINH BỘT – HÀM LƯỢNG KIM
LOẠI NẶNG – PHẦN 2: XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG THỦY NGÂN BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐO PHỔ HẤP THỤ
NGUYÊN TỬ
Starch and
derived products – Heavy metals content – Part 2: Determination of mercury
content by atomic absorption spectrometry
1.
Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp đo
phổ hấp thụ nguyên tử có hệ thống hóa hơi lạnh để xác định hàm lượng thủy ngân
trong tinh bột, bao gồm cả các dẫn xuất và các sản phẩm phụ của chúng.
Các hệ thống hóa hơi lạnh có sẵn trên
thị trường sử dụng các kỹ thuật khác nhau, do đó không thể đưa ra một phương
pháp toàn diện để đảm bảo cho tất các các loại thiết bị được sử dụng cho các
kết quả tốt. Mỗi người phân tích phải tự tối ưu hóa các điều kiện sử dụng thiết
bị của mình dựa vào hướng dẫn chung hoặc các hướng dẫn cụ thể.
Trong tiêu chuẩn này sử dụng thuật ngữ
và định nghĩa sau:
2.1.
Hàm
lượng thủy ngân (mercury content)
Lượng thủy ngân xác định được theo các
điều kiện quy định trong tiêu chuẩn này và được biểu thị theo microgam thủy
ngân (Hg) trên kilogam sản phẩm.
3.
Nguyên tắc
Vô cơ hóa ướt các chất hữu cơ. Khử
thủy ngân (Hg2+) thành thủy ngân kim loại bằng khí hydro sinh ra từ
phản ứng của natri bohydrua (hoặc thiết (II) clorua) với axit clohydric.
Dùng dòng khí để lôi cuốn hơi thủy
tinh và xác định hơi thủy ngân bằng đo phổ hấp thụ nguyên tử trong cuvet thạch
anh. Đo độ hấp thụ ở bước sóng 253,7 nm.
Xác định nồng độ thủy ngân có trong
mẫu sử dụng đường chuẩn.
4.
Thuốc thử
Chỉ sử dụng các thuốc thử loại tinh
khiết phân tích và nước cất hoặc nước có độ tinh khiết tương đương.
4.1.
Axit nitric (ρ20 = 1,38 g/ml).
4.2.
Hydro peroxit, dung dịch 30 % (thể tích).
4.3.
Dung dịch natri bohydrua
Chuẩn bị dung dịch ở nồng độ được
khuyến cáo theo hướng dẫn sử dụng của thiết bị hóa hơi lạnh (5.3).
4.4.
Dung dịch thiếc (II) clorua
Chuẩn bị dung dịch ở nồng độ được
khuyến cáo theo hướng dẫn sử dụng của thiết bị hóa hơi lạnh (5.3).
4.5.
Dung dịch axit clohydric
Chuẩn bị dung dịch ở nồng độ được
khuyến cáo theo hướng dẫn sử dụng của thiết bị hóa hơi lạnh (5.3).
4.6.
Dung dịch chuẩn thủy ngân,1 g/l
Các dung dịch chuẩn ở nồng độ này có
bán sẵn trên thị trường. Có thể chuẩn bị các dung dịch này bằng cách cân và hòa
tan muối hoặc kim loại có độ tinh khiết đã biết.
4.7.
Dung dịch hiệu chuẩn
Trước mỗi dãy các phép đo, từ dung
dịch chuẩn thủy ngân (4.6) chuẩn bị ít nhất năm dung dịch hiệu chuẩn bao trùm
dải các nồng độ cần xác định. Cứ 100 ml của mỗi dung dịch hiệu chuẩn chứa 7,5
ml axit nitric (4.1).
5.
Thiết bị, dụng cụ
Tất cả các dụng cụ thủy tinh được sử
dụng phải được rửa sạch bằng các sản phẩm thích hợp (như axit nitric) và tráng
bằng nước cất để loại hết thủy ngân. Sử dụng các thiết bị, dụng cụ của phòng
thử nghiệm thông thường và cụ thể như sau:
5.1.
Thiết bị phân hủy (xem Hình 1), được làm bằng thủy tinh
bosilicat có ba nhánh với các khớp nối mài hình côn (5.1.1 đến 5.1.3).
5.1.1.
Ống chiết Soxhlet, dung tích 200 ml, có van khóa và ống nối trực
tiếp với bình cầu (5.1.3).
5.1.2.
Bộ phận làm lạnh, dài 35 cm, được nối vào đỉnh ống chiết Soxhlet (5.1.1).
5.1.3.
Bình cầu đáy tròn, dung tích 250 ml, được nối với phần phía
dưới của ống chiết Soxhlet (5.1.1)
Khi van mở thì bộ phận này sẽ đối lưu,
khi van đóng thì ống chiết Soxhlet (5.1.1) giữ lại nước ngưng và hơi axit.
Đăng nhận xét