TCVN 9972:2013 Tiêu chuẩn quốc gia về Sữa và sản phẩm sữa – Xác định độ tinh khiết của chất béo sữa bằng phân tích sắc ký khí triglycerid (Phương pháp chuẩn)

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 9972:2013
ISO 17678:2010
SỮA VÀ SẢN PHẨM SỮA - XÁC ĐỊNH ĐỘ TINH KHIẾT CỦA CHẤT BÉO SỮA BẰNG PHÂN TÍCH SẮC KÝ KHÍ TRIGLYCERID (PHƯƠNG PHÁP CHUẨN)
Milk and milk products - Determination of milk fat purity by gas chromatographic analysis of triglycerides (Reference method)
Lời nói đầu
TCVN 9972:2013 hoàn toàn tương đương với ISO 17678:2010;
TCVN 9972:2013 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/F12 Sữa và sản phẩm sữabiên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lượng Chất lượng thẩm định, Bộ khoa học và Công nghệ công bố.

SỮA VÀ SẢN PHẨM SỮA - XÁC ĐỊNH ĐỘ TINH KHIẾT CỦA CHẤT BÉO SỮA BẰNG PHÂN TÍCH SẮC KÝ KHÍ TRIGLYCERID (PHƯƠNG PHÁP CHUẨN)
Milk and milk products - Determination of milk fat purity by gas chromatographic analysis of triglycerides (Reference method)
1. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp chuẩn dùng sắc ký khí để xác định độ tinh khiết của chất béo sữa (milkfat) bằng phân tích các triglycerid. Phương pháp này có thể phát hiện được cả chất béo thực vật và chất béo động vật như mỡ bò và mỡ lợn. Xác định độ tinh khiết của chất béo sữa dựa vào công thức các triglycerid.
Về cơ bản, phương pháp áp dụng cho sữa hoặc các sản phẩm từ sữa, không áp dụng được cho thức ăn chăn nuôi, thức ăn cho bò giống hoặc bò sữa. Cụ thể, phương pháp này có thể áp dụng cho chất béo chiết được từ các sản phẩm sữa chứa chất béo sữa tinh thiết với thành phần không đổi như bơ, cream, sữa và sữa bột.
T
uy nhiên, trong các điều kiện dưới đây, có thể có kết quả dương tính giả. Vì vậy, phương pháp này không áp dụng cho chất béo sữa:
a) từ sữa của giống bò không phải là bò sữa thông thường;
b) từ những con bò đơn lẻ;
c) từ những con bò được cho ăn một lượng lớn dầu thực vật tinh khiết như dầu hạt cải;
d) từ sữa non;
e) đã qua công nghệ xử lý như loại bỏ cholesterol hoặc loại bỏ một phần cholesterol;
f) từ sữa gầy hoặc buttermilk;
g) được tính bằng phương pháp Gerber, Weibull-Berntrop hoặc Schmid-Bondzynski-Ratzlaff hoặc đã được tách bằng chất làm tinh sạch.
Bằng các phương pháp chiết quy định trong g), một lượng đáng kể các glycerid hoặc phospholipid có thể đi vào pha chất béo. Do đó, phạm vi áp dụng của tiêu chuẩn này không bao gồm một số sản phẩm nhất định và đặc biệt là phomat, có quá trình chín có thể ảnh hưởng đến thành phần chất béo dẫn đến kết quả dương tính giả.
CHÚ THÍCH 1: Về bản chất, axit butyric (n-butanoic) (C4) xuất hiện duy nhất trong chất béo sữa và có thể định lượng được với các lượng chất béo sữa từ thấp đến trung bình có trong chất béo động thực vật. Tuy nhiên, do lượng C4 có sự dao động lớn, nên với sản phẩm chứa từ 3,1 % đến 3,8 % phần khối lượng thì khó cung cấp thông tin về định tính và định lượng chất béo ngoại lai với chất béo sữa tinh khiết chiếm đến 20 % phần khối lượng (xem [1]).
CHÚ THÍCH 2: Trong thực tế, các kết quả định lượng không thể thu được từ hàm lượng sterol của chất béo thực vật, vì chúng phụ thuộc vào các điều kiện sản xuất chế biến. Ngoài ra, phép định tính chất béo ngoại lai sử dụng sterol là chưa rõ ràng.
2. Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 4851 (ISO 3696), Nước dùng để phân tích trong phòng thí nghiệm - Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử.
TCVN 6508 (ISO 1211), Sữa - Xác định hàm lượng chất béo - Phương pháp khối lượng (Phương pháp chuẩn)
TCVN 9047 (ISO 7328), Kem lạnh thực phẩm chứa sữa và kem lạnh hỗn hợp - Xác định hàm lượng chất béo - Phương pháp khối lượng (Phương pháp chuẩn)
ISO 2450 Cream - Determination of fat content - Gravimetric method (Reference method) [Cream - Xác định hàm lượng chất béo - Phương pháp khối lượng (Phương pháp chuẩn)].
3. Thuật ngữ và Định nghĩa
Trong tiêu chuẩn này sử dụng thuật ngữ và định nghĩa sau:
3.1. Độ tinh khiết của chất béo sữa (milk fat purity)
Sự không có mặt của các chất béo động thực vật xác định được qui trình quy định trong tiêu chuẩn này.
CHÚ THÍCH: Độ tinh khiết được xác định sử dụng các giá trị S tính được từ hàm lượng các triglycerid. Triglycerid được biểu thị theo phần trăm khối lượng.
4. Nguyên tắc
Chất béo chiết được từ sữa hoặc sản phẩm sữa được phân tích bằng sắc ký khí (GC) sử dụng cột nhồi hoặc cột mao quản ngắn để xác định triglycerid (TG) được tách theo số lượng cacbon tổng. Đưa phần trăm khối lượng các phân tử chất béo có kích thước khác nhau (từ C24 đến C54, chỉ sử dụng các nguyên tố cacbon số chẵn) vào công thức tính TG thích hợp để tính giá trị S. Nếu giá trị S vượt quá các giá trị giới hạn đã thiết lập cho chất béo sữa tinh khiết, thì có thể phát hiện được sự có mặt của chất béo ngoại lai.
CHÚ THÍCH 1: Sự thích hợp và tính tương đương của cột nhồi và cột mao quản đã được chứng minh (xem [8] đến [10]).
CHÚ THÍCH 2: Giá trị S tổng của các phần khối lượng TG cân được.
5. Thuốc thử
Chỉ sử dụng thuốc thử loại tinh khiết phân tích, trừ khi có quy định khác.
5.1. Nước, phù hợp với loại 2 quy định trong TCVN 4851 (ISO 3696).
5.2. Khí mang, khí nitơ hoặc khí hydro hoặc khí heli, tất cả các loại khí có độ tinh khiết tối thiểu 99,995 % thể tích.
5.3. Chất béo chuẩn, có độ tinh khiết ít nhất 99 % khối lượng, để chuẩn hóa chất béo sữa chuẩn trong 8.3.3.
5.3.1. Chất chuẩn triglycerid, bão hòa, các sản phẩm thích hợp có bán trên thị trường.
5.3.2. Chất chuẩn cholesterol.
5.4. Metanol (CH3OH), có hàm lượng nước không lớn hơn 0,05 % khối lượng.
5.5. n-Hexan [CH3(CH2)4CH3].
5.6. n-Heptan [CH3(CH2)5CH3].
5.7. Các loại khí khác, hydro có độ tinh khiết ít nhất 99,995 % thể tích, không chứa các tạp chất hữu cơ (CnHm < 1); khí nhân tạo không chứa các tạp chất hữu cơ (CnHm < 1)
5.8. Natri sulfat khan (Na2SO4).
6. Thiết bị, dụng cụ
Sử dụng các thiết bị, dụng cụ của phòng thử nghiệm thông thường và các thiết bị, dụng cụ cụ thể sau:
6.1. Máy sắc ký khí nhiệt độ cao, thích hợp để sử dụng ở nhiệt độ ít nhất 400 0C và được trang bị detector ion hóa ngọn lửa (FID). Đối với GC mao quản, thì bắt buộc phải có bộ bơm hóa hơi cài đặt chương trình nhiệt độ hoặc bộ bơm trên cột, bộ bơm chia dòng là không thích hợp.
Septa sử dụng trong bộ bơm phải chịu được nhiệt độ cao và có độ rò rỉ nước thấp hơn. Luôn luôn sử dụng đệm graphit để nối cột với bộ bơm và/hoặc detector.
6.2. Cột sắc ký
6.2.1. Cột nhồi, bằng thủy tinh có đường kính trong 2 mm, dài 500 mm, được nhồi bằng pha tĩnh OV-13 % trên Gas ChromQ1) cỡ hạt từ 125  đến 150  (100 mesh đến 120 mesh).
Việc chuẩn bị, silan hóa, nhồi và ổn định cột nhồi được nêu trong Phụ lục A.
Cách khác, có thể sử dụng cột mao quản (6.2.2).
6.2.2. Cột mao quản ngắn, ví dụ: dài 5 m, có pha tĩnh không phân cực có thể chịu được nhiệt độ bằng hoặc lớn hơn 400 02).
Ổn định cột bằng cách tiến hành 20 phép phân tích dung dịch chất béo sữa (8.2) trong vòng không quá 2 ngày bằng cách sử dụng cách cài đặt trong 8.3.4.2. Sau đó, đảm bảo rằng các hệ số đáp ứng (8.3.3) gần bằng 1 và không lớn hơn 1,2500.
Do có sự trùng pic của C24 và cholesterol, nên có thể chấp nhận hệ số đáp ứng cao hơn đối với C24.
Có thể sử dụng các cột có kích thước khác nhau và pha chịu nhiệt cao không phân cực khác nhau, miễn là phù hợp với tiêu chuẩn này. Tuy nhiên, chiều dài cột có thể bị hạn chế bởi giới hạn bắt buộc trong độ phân giải nêu trong Hình 1. Xem thêm 8.3.4.2.
6.3. Cột Extrelut1), dung tích từ 1 ml đến 3 ml, được nhồi bằng silica gel, chỉ để chiết chất béo sữa theo 8.1.4.
6.4. Vòng đệm graphit, có thể chịu được nhiệt độ ít nhất 400 0C, để nối cột GC cũng như bộ bơm và/hoặc detector.
6.5. Nồi cách thủy, có thể duy trì ở 50 0 2 0C.
6.6. Tủ sấy, có thể duy trì ở 50 0 2 0C và 100 0 2 0C
6.7. Micropipet.
6.8. Pipet chia vạch, dung dịch 5 ml, phù hợp với loại A quy định trong TCVN 7230 (ISO 835)[2].
6.9. Bình cầu đáy tròn, dung tích 50 ml.
6.10. Bình nón, dung tích danh nghĩa 250 ml.
6.11. Phễu.
6.12. Giấy lọc mịn.
6.13. Bộ cô quay.
6.14. Ampun, dung tích danh nghĩa 1 ml, được đậy bằng nắp vặn hoặc nắp nhôm có gấp mép được lót bằng polytetrafluoroetylen.
6.15. Xyranh, có pittong không chạm được đến đầu kim (GC cột nhồi).
CHÚ THÍCH: Với xyranh kiểu này có thể thu được các kết quả lặp lại tốt hơn.
6.16. Cân phân tích, có thể cân chính xác đến 1 mg, với số đọc 0,1 mg.
7. Lấy mẫu
Việc lấy mẫu không quy định trong tiêu chuẩn này, nên lấy mẫu theo TCVN 6400 (ISO 707)[1].
Mẫu gửi đến phòng thử nghiệm phải đúng là mẫu đại diện. Mẫu không bị hư hỏng hoặc thay đổi trong suốt quá trình vận chuyển hoặc bảo quản.
8. Cách tiến hành
8.1. Chuẩn bị mẫu thử
8.1.1. Yêu cầu chung
Để chuẩn bị mẫu thử, sử dụng một trong các phương pháp chiết hoặc tách chất béo sữa quy định trong 8.1.2 đến 8.1.4.
8.1.2. Tách chất béo ra khỏi bơ hoặc butteroil
Làm tan chảy từ 50 g đến 100 g mẫu thử trong nồi cách thủy (6.5) hoặc trong tủ sấy (6.6) ở 50 0C.
Cho 0,5 g đến 1,0 g natri sulfat (5.8) vào giấy lọc gấp nếp (6.12). Làm nóng sơ bộ bình nón 250 ml (6.10) và phễu (6.11) cùng với giấy lọc có chứa natri sulfat trong tủ sấy (6.6) ở 500C.
Khi lượng mẫu bị hạn chế thì sử dụng một lượng mẫu nhỏ hơn và thực hiện theo quy trình tương ứng.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng việc xử lý một lượng mẫu thử nhỏ hơn sẽ có nguy cơ không lấy được mẫu đại diện.
Lọc lớp chất béo của mẫu tan chảy vào bình cầu đã sấy sơ bộ qua giấy lọc, thực hiện trong tủ sấy, không lấy phần nước sữa (serum).
CHÚ THÍCH 1: Bơ có thể thu được từ cream bằng cách đảo trộn mạnh và rửa phần hạt bơ thu được.
CHÚ THÍCH 2: Chất béo sữa thu được theo quy trình này, phần lớn không chứa các phospholipid.
8.1.3. Chiết theo phương pháp khối lượng Rose-Gottlieb
Chiết phần chất béo ra khỏi mẫu thử bằng phương pháp khối lượng quy định trong TCVN 6508 (ISO 1211), hoặc TCVN 9047 (ISO 7328) hoặc ISO 2450.
8.1.4. Chiết ra khỏi sữa sử dụng cột silica gel
Khuấy trộn sữa ở 20 0C. Dùng micropipet (6.7) thêm 0,7 ml mẫu đã chuẩn bị cho vào cột chiết Extrelut dung tích 1 ml đến 3 ml (6.3). Để cho mẫu phân bố đồng đều trên silica gel trong khoảng 5 min.
Để làm biến tính các phức chất protein-lipit, sử dụng pipet chia vạch (6.8), thêm 1,5 ml metanol (5.4) vào cột Extrelut. Sau đó, chiết phần chất béo ra khỏi mẫu bằng 20 ml n-Hexan (5.5). Bổ sung từ từ các lượng nhỏ n-hexan. Thu lấy phần dung môi chảy qua cột vào bình cầu đáy tròn 50 ml (6.9), trước đó đã được sấy khô đến khối lượng không đổi và cân chính xác đến 1 mg, ghi lại khối lượng thu được chính xác đến 0,1 mg.
Sau khi chiết, để cho cột ráo hẳn. Loại hết dung môi của dịch rửa giải trên bộ cô quay (6.13) có nồi cách thủy được duy trì ở khoảng từ 40 0C đến 50 0C.
Sau khi làm bay hơi hết dung môi, làm khô phần còn lại rồi cân bình cầu đáy tròn chứa mẫu chính xác đến 1 mg, ghi lại kết quả đến 0,1 mg. Lấy khối lượng thu được trừ đi khối lượng của bình rỗng đã biết khối lượng để thu được khối lượng chất béo.
Tùy thuộc vào hàm lượng chất béo của sữa và nồng độ yêu cầu của dung dịch mẫu, kiểm tra xem có cần phải nộp phần thu được của hai hoặc nhiều lần chiết hay không để có được lượng chất béo cần thiết.
8.2. Chuẩn bị dung dịch mẫu chất béo
Đối với sắc ký khí có cột nhồi, chuẩn bị dung dịch 5 % thể tích của chất béo thu được trong 8.1.2, 8.1.3 hoặc 8.1.4 trong n-Hexan (5.5) hoặc trong n-Heptan (5.6). Tùy thuộc vào kích thước cột, sử dụng nồng độ 1 % [0,53 mm đường kính trong, lỗ rộng] hoặc nồng độ thấp hơn đối với bơm trên cột bằng cột mao quản.
Sử dụng mẫu chất béo đã chuẩn bị trong 8.1.4, tính lượng dung môi (5.5 hoặc 5.6) để bổ sung vào mẫu thử trong bình theo khối lượng chất béo thu được.
Hòa tan hoàn toàn chất béo trong dung môi đã sử dụng. Chuyển khoảng 0,5 ml đến 1 ml dung dịch chất béo thu được vào một ampun (6.14).
8.3. Xác định triglycerid bằng sắc ký
8.3.1. Trôi đường nền
Để giảm thiểu sự tăng đường nền, ổn định cột theo quy định trong 6.2.2 (cột mao quản) hoặc trong A.4 (cột nhồi).
CHÚ THÍCH: Vì nhiệt độ cột cao, nên phép phân tích triglycerid đặc biệt nhạy làm tăng đường nền trong dải số lượng cacbon cao.
8.3.2. Kỹ thuật bơm
8.3.2.1. Cột nhồi
Sử dụng kỹ thuật kim nóng để tránh ảnh hưởng đến quá trình tách và để tăng khả năng định lượng các thành phần triglycerid có nhiệt độ sôi cao.
Cho không khí vào đầy kim, rút dung dịch chất béo vào thân xyranh. Lắp kim vào bơm. Đốt nóng kim trước khi bơm khoảng 3 s. Sau đó bơm nhanh lượng chứa trong xyranh.
8.3.2.2. Cột mao quản
Khi sử dụng bơm lên cột lạnh (8.3.4.2) lắp kim vào xyranh và bơm ngay. Chọn thời gian dừng thích hợp của kim sao cho tránh được sự lan rộng pic dung môi.
CHÚ THÍCH: Thời gian dừng thích hợp thường là 3 s.
8.3.3. Hiệu chuẩn
8.3.3.1. Yêu cầu chung
Để hiệu chuẩn các mẫu thử, tiến hành hai đến ba phép phân tích chất béo sữa chuẩn hóa trước khi bắt đầu ngày phân tích. Sử dụng phép phân tích cuối cùng của chất béo sữa chuẩn hóa để xác định các hệ số đáp ứng, fi, (phần khối lượng chia cho phần diện tích) của các triglycerid và của cholesterol và áp dụng cho các mẫu thử tiếp theo (xem 10.1):
       (1)
Trong đó:
wi là khối lượng của từng triglycerid hoặc cholesterol trong chất béo sữa đã chuẩn hóa, tính bằng phần trăm (%);
Ai là diện tích pic của từng triglycerid hoặc cholesterol trong chất béo sữa đã chuẩn hóa.
Biểu thị các hệ số đáp ứng đến bốn chữ số thập phân.
Tiến hành theo 8.3.3.2 hoặc 8.3.3.3 để thu được chất béo sữa chuẩn với thành phần triglycerid đã biết.
8.3.3.2. Chất béo sữa chuẩn có bán sẵn
Sử dụng chất béo sữa chuẩn có thành phần triglycerid đã được xác nhận3) để xác định hệ số đáp ứng của từng thành phần có trong mẫu thử.
8.3.3.3. Chất béo sữa chuẩn phòng thử nghiệm
Chuẩn bị khoảng 1 g hỗn hợp các chất béo chuẩn (5.3), có chứa ít nhất các triglycerid, C24, C30, C36, C42, C48 và C54 bão hòa, cũng như cholosterol, tốt nhất là cả C50 và C52, bằng cách cân chính xác đến 1 mg và ghi lại khối lượng chính xác đến 0,1 mg để thu được thành phần triglycerid tương đối tương tự chất béo sữa.
Phân tích lặp lại dung dịch hỗn hợp các chất béo chuẩn trong n-Hexan (5.5) hoặc trong n-Heptan (5.6) theo 8.3.4. Phân tích lặp lại chất béo sữa có thành phần điển hình theo cùng trình tự như trên.
Xác định các hệ số đáp ứng triglycerid từ hỗn hợp các chất béo chuẩn. Tính các hệ số đáp ứng trung gian của các triglycerid không có mặt trong hỗn hợp bằng phép nội suy toán học. Áp dụng các hệ số đáp ứng thu được cho chất béo sữa để có được thành phần chuẩn hóa.
Chất béo sữa chuẩn hóa thu được này nếu được bảo quản trong môi trường nitơ ở nhiệt độ tối đa âm 18 0C thì có thể bền được vài năm.
8.3.4. Điều kiện sắc ký
8.3.4.1. Cột nhồi
8.3.4.1.1. Sử dụng cột nhồi thường cho kết quả về độ phân giải như trong Hình 1. Tránh phân tách các triglycerid số chẵn, cho dù không phải thường xuyên quan sát được.
8.3.4.1.2. Chương trình nhiệt độ: cài đặt nhiệt độ ban đầu của lò đến 210 0C. Duy trì ở nhiệt độ đó trong 1 min. Sau đó tăng nhiệt độ đến 350 0C với tốc độ 6 0C/min. Duy trì ở nhiệt độ này (nhiệt độ cuối cùng) trong 5 min.
8.3.4.1.3. Nhiệt độ của detector và bộ bơm: đều cài đặt ở 370 0C.
8.3.4.1.4. Khí mang: sử dụng khí nitơ có tốc độ dòng ổn định ở khoảng 40 ml/min. Chỉnh chính xác dòng khí mang sao cho C54 được rửa giải ở 341 0C.
8.3.4.1.5. Thời gian phân tích là 29,3 min.
8.3.4.1.6. Thể tích bơm: 0,5  dung dịch mẫu 5 % thể tích.
8.3.4.1.7. Khi không thực hiện các phép phân tích triglycerid, duy trì nhiệt độ lò ban đầu như trong 8.3.4.1.2, nhiệt độ của detector và bộ bơm như trong 8.3.4.1.3 và tốc độ dòng khí mang như trong 8.3.4.1.4 ở tốc độ không đổi qua đêm và trong suốt tuần phân tích kể cả ngày nghỉ. Điều này đảm bảo tính năng tối ưu của cột.
8.3.4.2. Cột mao quản
8.3.4.2.1. Sử dụng cột mao quản thường cho kết quả về độ phân giải tương tự như trong Hình 1. Tránh phân tách các triglycerid số chẵn, cho dù không phải thường xuyên quan sát được.
8.3.4.2.2. Chương trình nhiệt độ: cài đặt nhiệt độ ban đầu của lò ở 80 0C. Duy trì ở nhiệt độ này trong 0,5 min. Tăng nhiệt với tốc độ 50 0C/min đến 190 0C và sau đó tăng 6 0C/min đến 350 0C. Duy trì ở nhiệt độ này (nhiệt độ cuối cùng) trong 5 min.
8.3.4.2.3. Nhiệt độ detector: cài đặt ở 370 0C.
8.3.4.2.4. Khí mang: sử dụng khí nitơ có tốc độ dòng ổn định ở khoảng 3 ml/min.
8.3.4.2.5. Thời gian phân tích là 34,4 min.
8.3.4.2.6. Thể tích bơm: 0,5  dung dịch mẫu 1 % thể tích.
8.3.4.2.7. Duy trì việc cài đặt này khi không làm việc để đảm bảo tốt nhất tính năng của cột (xem 8.3.4.1.7).
Khi sử dụng bơm trên cột lạnh, cài đặt nhiệt độ bơm ở chế độ "oven track" để thu được kết quả tốt nhất.
Việc cài đặt nêu trong 8.3.4.2 là thích hợp cho việc sử dụng bơm trên cột vào cột lỗ rộng (đường kính trong 0,53 mm) như quy định trong 6.2.2. Nếu sử dụng đường kính cột hoặc pha khác thì có thể áp dụng các điều kiện khác. Phạm vi áp dụng bao gồm sắc ký khí siêu nhanh. Trong mọi trường hợp, phải có yêu cầu bắt buộc đối với độ phân giải phù hợp (xem Hình 1).
9. Tích phân, đánh giá và kiểm soát hiệu năng phân tích
Đánh giá các pic sắc ký đồ bằng hệ thống tích phân có thể vẽ đường nền và tích phân lại.
Hình 1 nêu ví dụ về sắc ký đồ đã tích phân, còn Hình 2 nêu ví dụ về sai số ngẫu nhiên trong phần cuối đường nền sau C54 làm ảnh hưởng đến phần trăm tất cả các triglycerid. Tuy nhiên, không bao gồm các pic rửa giải sau C54 từ kết quả của phần đánh giá.
Gộp các triglycerid với acyl-C số lẻ (2n + 1) với triglycerid số chẵn (2n) đứng trước. Không tính hàm lượng C56. Nhân các phần trăm diện tích pic của các triglycerid còn lại, kể cả cholesterol với các hệ số đáp ứng của chất béo sữa chuẩn hóa (lần hiệu chuẩn sau cùng) và chuẩn hóa tất cả đến 100 % theo 10.1.
CHÚ DẪN:
1 là cholesterol
t là thời gian
Hình 1 - Ví dụ về sắc ký đồ triglycerid của chất béo sữa có hiệu chỉnh đường nền
CHÚ DẪN:
1 là cholesterol
2 là đường nền chưa hiệu chỉnh điểm kết thúc
t là thời gian
Hình 2 - Ví dụ về sắc ký đồ triglycerid của chất béo sữa chưa hiệu chỉnh đường nền
Để kiểm tra các điều kiện đo, so sánh hệ số biến thiên, Cv, tính bằng phần trăm, của các triglycerid khác nhau thu được từ ít nhất 10 phép phân tích với các giá trị thu được trong Bảng 1 dựa trên 19 phép phân tích liên tiếp của cùng mẫu chất béo sữa.
Nếu các giá trị Cv thu được cao hơn đáng kể so với các giá trị nêu trong Bảng 1 thì các điều kiện sắc ký là không thích hợp.
CHÚ THÍCH: Các giá trị nêu trong Bảng 1 là không bắt buộc, nhưng các giá trị này dùng cho mục đích kiểm soát chất lượng.
Tuy nhiên, nếu chấp nhận các giá trị Cv cao hơn, thì các giới hạn độ lặp lại và độ tái lập nêu trong Điều 11 phải được đáp ứng.
Bảng 1 - Hệ số biến thiên các hàm lượng triglycerid
Triglycerid
Hệ số biến thiên, Cv, %
C24
10,0
C26
2,69
C28
3,03
C30
1,76
C32
1,03
C34
0,79
C36
0,25
C38
0,42
C40
0,20
C42
0,26
C44
0,34
C46
0,37
C48
0,53
C50
0,38
C52
0,54
C54
0,75
10. Tính và biểu thị kết quả
10.1. Thành phần triglycerid
10.1.1. Tính kết quả
Tính khối lượng của từng triglycerid (đối với i = C24, C26, C28, C30, C32, C34, C38, C40, C42, C44, C46, C48, C50, C52, C54) với cả cholesterol, wi bằng phần trăm khối lượng, của tổng hàm lượng triglycerid trong mẫu thử, theo Công thức (2);
 (2)
Trong đó:
Ai là diện tích pic của từng triglycerid trong mẫu thử;
fi là hệ số đáp ứng của từng triglycerid xác định được bằng hiệu chuẩn (8.3.3).
10.1.2. Biểu thị kết quả
Biểu thị kết quả bốn chữ số thập phân.
10.2. Giá trị S
10.2.1. Tính kết quả
10.2.1.1. Yêu cầu chung
Tính các giá trị S bằng cách đưa wi tính được trong (10.1.1) của các triglycerid tương ứng tính theo phần trăm vào Công thức (3) đến (7). Sử dụng tất cả các công thức không kể loại chất béo ngoại lai bị nghi ngờ nào.
CHÚ THÍCH: Mặc dù các giá trị S tính được từ các triglycerid, tính theo phần trăm, nhưng không biểu thị bằng phần trăm và không có đơn vị.
10.2.1.2. Đối với dầu đậu nành, hạt hướng dương, oliu, hạt cải dầu, hạt lanh, mầm lúa mạch, mầm ngô, hạt bông và dầu cá
S = 2,0983 wC30 + 0,728 8 wC34 + 0,692 7 wC36 + 0,635 3 wC38 + 3,745 2 wC40 - 1,292 9 wC42 + 1,354 4 wC44 + 1,701 3 wC46 + 2,528 3 wC50
(3)
10.2.1.3. Đối với dầu nhân cọ và dầu dừa

S = 3,745 3 wC32 + 1,113 4 wC36 + 1,364 8 wC38 + 2,154 4 wC42 + 0,427 3 wC44 + 0,580 9 wC46 + 1,292 6 wC48 + 1,030 6 wC50 + 0,995 3 wC52 + 1,239 6 wC54
(4)
10.2.1.4. Đối với dầu cọ và mỡ bò

S = 3,664 4 wC28+ 5,229 7 wC30 + 12,507 3 wC32 + 4,428 5 wC34 - 0,201 0 wC36 + 1,279 1 wC38 + 6,743 3 wC40 - 4,271 4 wC42 + 6,373 9 wC46
(5)
10.2.1.5. Đối với mỡ lợn

S = 6,512 5 wC26 + 1,205 2 wC32 + 1,733 6 wC34 + 1,755 7 wC36 + 2,232 5 wC42 + 2,800 6 wC46 + 2,543 2 wC52 + 0,989 2 wC54          
(6)
10.2.1.6. Đối với chất béo tổng số

= 2,757 5 wC26 + 6,407 7 wC28 + 5,543 7 wC30 - 15,324 7 wC32 + 6,260 0 wC34+ 8,0108 wC40 - 5,033 6 wC42 +0,635 6 wC44 + 6,017 1 wC46
(7)
10.2.2. Biểu thị kết quả
Biểu thị kết quả đến hai chữ số thập phân.
10.3. Phát hiện chất béo ngoại lai
So sánh các giá trị S thu được trong 10.2.1 với các giới hạn S tương ứng trong Bảng 2. Mẫu chất béo sữa được coi là tinh khiết khi năm giá trị S nằm trong giới hạn nêu trong Bảng 2. Tuy nhiên, nếu bất kỳ một giá trị S nào nằm ngoài giới hạn tương ứng, thì mẫu chất béo sữa được coi là có chứa chất béo ngoại lai.
Mặc dù các Công thức riêng rẽ từ (3) đến (6) nhạy với một số chất béo ngoại lai nhất định hơn so với Công thức (7) (xem Bảng B.1), nhưng chỉ có một kết quả dương tính thu được bằng một trong số các Công thức từ (3) đến (6) không cho phép kết luận loại chất béo ngoại lai.
Phụ lục B mô tả cách tính hàm lượng chất béo động vật hoặc thực vật trong chất béo sữa pha trộn nhưng chưa được đánh giá xác nhận và chỉ dùng để tham khảo.
Bảng 2 - Giá trị giới hạn S đối với chất béo sữa tinh khiết
Chất béo ngoại lai
Công thức
Giá trị giới hạn Sa
Đối với dầu đậu nành, hạt hướng dương, oliu, hạt cải dầu, hạt lanh, mầm lúa mạch, mầm ngô, hạt bông và dầu cá
(3)
Từ 98,05 đến 101,95
Đối với dầu nhân cọ và dầu dừa
(4)
Từ 99,42 đến 100,58
Dầu cọ và mỡ bò
(5)
Từ 95,90 đến 104,10
Mỡ lợn
(6)
Từ 97,96 đến 102,04
Tổng số
(7)
Từ 95,68 đến 104,32
a được tính ở mức tin cậy 99 %, sao cho việc bổ sung chất béo ngoại lai chỉ cho biết nếu các giới hạn phát hiện của công thức tính bị vượt quá (xem Bảng B.1).
11. Độ chụm
11.1. Thử liên phòng thử nghiệm
Độ lặp lại và độ tái lập của các giá trị S thu được từ kết quả thử liên phòng thử nghiệm phù hợp với TCVN 6910-1 (ISO 5725-1) và TCVN 6910-2 (ISO 5725-2)[4]. Các giá trị độ lặp lại và độ tái lập được xác định theo Công thức từ (3) đến (7) bằng phân tích chất béo sữa tinh khiết và có thể không thể áp dụng cho chất nền khác với chất nền đã nêu. Chi tiết về phép thử liên phòng được nêu trong Phụ lục D.
CHÚ THÍCH: Các giới hạn lặp lại và tái lập có thể sử dụng để tính độ không đảm bảo đo. Các giá trị giới hạn S mở rộng nêu trong Phụ lục C được dùng để tham khảo.
11.2. Độ lặp lại
Chênh lệch tuyệt đối giữa hai kết quả thử đơn lẻ, thu được khi sử dụng cùng phương pháp, tiến hành trên vật liệu thử giống hệt nhau, trong một phòng thử nghiệm, do một người thực hiện, sử dụng cùng thiết bị, trong một khoảng thời gian ngắn, không được vượt quá 5 % trường hợp lớn hơn các giới hạn nêu trong Bảng 3.
Bảng 3 - Giới hạn lặp lại, r, đối với Công thức từ (3) đến (7)
Chất béo ngoại lai
Công thức
r
Dầu đậu nành, hạt hướng dương, oliu, hạt nho, hạt lanh, mầm lúa mạch, mầm ngô, hạt bông và dầu cá
(3)
0,22
Dầu nhân cọ và dầu dừa
(4)
0,11
Dầu cọ và mỡ bò
(5)
0,57
Mỡ lợn
(6)
0,28
Tổng số
(7)
0,66
11.3. Độ tái lập
Chênh lệch tuyệt đối giữa hai kết quả thử đơn lẻ, thu được khi sử dụng cùng phương pháp, tiến hành thử tren vật liệu giống thử hệt nhau, trong các phòng thử nghiệm khác nhau, do những người khác nhau thực hiện, sử dụng các thiết bị khác nhau, không quá 5 % các trường hợp lớn hơn các giá trị nêu trong Bảng 4.
Bảng 4 - Giới hạn tái lập, R, đối với Công thức từ (3) đến (7)
Chất béo ngoại lai
Công thức
R
Dầu đậu nành, hạt hướng dương, oliu, hạt nho, hạt lanh, mầm lúa mạch, mầm ngô, hạt bông và dầu cá
(3)
0,61
Dầu nhân cọ và dầu dừa
(4)
0,26
Dầu cọ và mỡ bò
(5)
1,02
Mỡ lợn
(6)
0,38
Tổng số
(7)
1,26
12. Báo cáo thử nghiệm
Báo cáo thử nghiệm phải ghi rõ:
a) mọi thông tin cần thiết để nhận biết đầy đủ về mẫu thử;
b) phương pháp lấy mẫu đã dùng, nếu biết;
c) phương pháp thử đã dùng, cũng như viện dẫn tiêu chuẩn này;
d) tất cả các chi tiết thao tác không quy định trong tiêu chuẩn này, hoặc tùy ý lựa chọn cùng với các chi tiết bất thường nào khác có thể ảnh hưởng tới kết quả;
e) kết quả thu được, hoặc nếu kiểm tra độ lặp lại thì nêu kết quả cuối cùng thu được.

PHỤ LỤC A
(Quy định)
CHUẨN BỊ CỘT NHỒI
A.1. Thuốc thử, thiết bị và vật liệu
A.1.1. Toluen (C6H5CH3)
A.1.2. Dung dịch dimetyldiclosilan [Si(CH3)2Cl2. Hòa tan 50 ml dimetyldiclorosilan trong 283 ml toluen (A.1.1).
A.1.3. Dung dịch bơ cacao, với bơ cacao 5 % phần khối lượng trong n-hexan (5.5) hoặcn-heptan (5.6).
A.1.4. Pha tĩnh, OV-1 3 % trên Gas ChromQ4) cỡ hạt từ 125 đến 150 mm (100 mesh đến 120 mesh).
CHÚ THÍCH: Cỡ hạt được chuyển về micromet phù hợp với BS 410 (tất cả các phần)[5].
A.1.5. Cột thủy tinh, đường kính trong 2 mm, dài 500 mm, hình chữ U.
A.1.6. Thiết bị nhồi cột
A.1.6.1. Cột nhồi, có đầu cuối có nắp vặn, có đánh dấu lượng cần thiết pha tĩnh phải nhồi
A.1.6.2. Bộ lọc mịn, cỡ lỗ khoảng 100  và có nắp vặn thích hợp để làm kín cột thủy tinh (xem A.3).
A.1.6.3. Bông thủy tinh đã silan hóa, đã khử hoạt tính.
A.1.6.4. Bộ rung, để phân bố đều pha tĩnh trong quá trình nhồi cột.
A.1.6.5. Dụng cụ silan hóa, để silan hóa bề mặt thủy tinh của cột.
A.1.6.6. Chai woulff.
A.1.6.7. Bơm hút nước.
A.2. Silan hóa (khử hoạt tính bề mặt thủy tinh)
Sau khi nối chai Woulff (A.1.6.6) với bơm hút nước (A.1.6.7), nhúng ống nghiệm 2 (xem Hình A.1) vào dung dịch dimetylclosilan (A.1.2). Rót dung dịch này vào đầy cột thủy tinh (A.1.5) bằng cách đóng khóa. Mở lại khóa và sau đó lấy hai ống ra.
Để cột đứng yêu. Dùng pipet lấy dung dịch dimetyldiclorosilan (A.1.2) cho vào đầy cột. Để yên cột từ 20 min đến 30 min.
CHÚ DẪN
1 ống 1
2 ống 2
3 đầu nối với bơm hút nước
4 khóa
5 cột thủy tinh
6 dimetyldiclorosilan và toluen
Hình A.1 - Thiết bị silan hóa
Thay chai Woulff bằng bình lọc. Làm rỗng cột bằng cách nối cột với máy bơm hút nước (A.1.6.7) (xem Hình A.2). Tráng rửa cột bằng 75 ml toluen (A.1.1) rồi 50 ml metanol (5.4) bằng cách nhúng ống 2 vào các dung môi tương ứng. Làm khô cột đã tráng rửa trong tủ sấy (6.6) ở 100 0C trong khoảng 30 min.
CHÚ DẪN:
1 ống 1
2 ống 2
3 đầu nối với bơm hút nước
4 bình lọc
5 cột thủy tinh
6 dung dịch tráng rửa
Hình A.2 - Thiết bị tráng rửa
A.3. Nhồi cột thủy tinh
Nhồi cột thủy tinh bằng cách sử dụng thiết bị trong Hình A.3. Rót đầy pha tĩnh (A.1.4) vào cột (A.1.6.1) đến vạch. Làm kín đầu dưới của cột thủy tinh bằng nút bông thủy tinh (A.1.6.3) nén đã silan hóa, dài khoảng 10 mm. Lắp đầu cuối của cột với nắp vặn có bộ lọc min (A.1.6.2).
CHÚ DẪN:
1 ống dẫn nitơ
2 cột nhồi, được làm đầy đến vạch bằng OV-1
3 cột thủy tinh cần nhồi
4 nắp vặn có bộ lọc, chịu được sự nén của sợi thủy tinh và pha tĩnh
Hình A.3 - Nhồi cột thủy tinh
Nhồi cột thủy tinh bằng pha tĩnh dưới áp lực (300 kPa và dòng khí nitơ). Để nhồi đều, liên tục và chắc, trong quá trình nhồi cột, cho cột rung lắc theo chiều lên và xuống. Sau khi nhồi, ấn nút bông thủy tinh đã silan hóa (A.1.6.3) vào đầu kia của cột đã nhồi. Cắt bỏ hai đầu nhô ra. Dùng dao ấn nút sâu vài milimet vào cột đã nhồi.
A.4. Ổn định cột
Trong khi thực hiện các bước từ a) đến c) dưới đây, không nối đầu cuối cột nhồi (xem A.3) vào detector để tránh nhiễm bẩn. Ổn định cột như sau:
a) Thổi khí nitơ qua cột nhồi 15 min, với tốc độ dòng khí 40 ml/min và cài đặt nhiệt độ lò GC ở 50 0C.
b) Gia nhiệt cột với tốc độ 1 0C/min đến 355 0C, với tốc độ dòng khí 10 ml/min.
c) Giữ cột ở 355 0C trong 12 h đến 15 h.
d) Bơm hai lần, mỗi lần 1 l dung dịch bơ cacao (A.1.3) sử dụng chương trình nhiệt độ đối với cột nhồi nêu trong 8.3.4.1.
CHÚ THÍCH: Dung dịch bơ cacao chứa hầu hết các triglycerid C50 đến C54 có điểm sôi cao, do đó, sẽ giảm hiệu quả ổn định chế độ cài đặt cột nhồi nêu trong 8.3.4.1.
Chỉ sử dụng các cột nhồi có các hệ số đáp ứng gần bằng 1 để phân tích mẫu thử. Các hệ số đáp ứng không được lớn hơn 1,250 0.

PHỤ LỤC B
(Tham khảo)
ĐỊNH LƯỢNG HÀM LƯỢNG CHẤT BÉO NGOẠI LAI
B.1. Yêu cầu chung
Bảng B.1 đưa ra các giới hạn phát hiện đối với các chất béo ngoại lai khác nhau tính được ở mức tin cậy 99 %. Cột giữa cho thấy các giới hạn phát hiện của Công thức riêng rẽ tốt nhất trong số từ Công thức (3) đến (6).
Các giới hạn phát hiện Công thức tổng số (7), cho thấy cột phải cho các giá trị cao hơn. Về nguyên tắc, Công thức (7) chỉ cần để định lượng chất béo ngoại lai.
Với tất cả các Công thức, có thể phát hiện được hỗn hợp của chất béo ngoại lai khác nhau. Sự dao động về thành phần TG giữa các mẫu đơn lẻ của một loại chất béo ngoại lai cũng không ảnh hưởng nhiều đến giới hạn phát hiện.
Khi sử dụng cả công thức riêng rẽ lẫn công thức tổng số, thì áp dụng các giới hạn phát hiện của các công thức riêng rẽ. Tuy nhiên, giá trị S của công thức tổng số được áp dụng để định lượng cho một số trường hợp nhất định (xem B.2).
Bảng B.1 - 99 % các giới hạn phát hiện chất béo ngoại lai được thêm vào chất béo sữa theo phần trăm
Chất béo ngoại lai
Công thức riêng rẽ
(%)
Công thức tổng số
(%)
Dầu đậu nành
2,1
4,4
Dầu hướng dương
2,3
4,8
Dầu oliu
2,4
4,7
Dầu dừa
3,5
4,3
Dầu cọ
4,4
4,7
Dầu nhân cọ
4,6
5,9
Dầu hạt cải dầu
2,0
4,4
Dầu hạt lanh
2,0
4,0
Dầu mầm lúa mạch
2,7
6,4
Dầu mầm ngô
2,2
4,5
Dầu hạt bông
3,3
4,4
Mỡ lợn
2,7
4,7
Mỡ bò
5,2
5,4
Dầu cá đã hydro hóa
5,4
6,1
B.2. Tính kết quả
Chỉ tiến hành định lượng chất béo ngoại lai nếu có ít nhất một giới hạn S (Bảng 2 hoặc Bảng C.1) bị vượt quá. Để thu được thông tin về định lượng, tính phần khối lượng chất béo ngoại lai hoặc phần khối lượng của hỗn hợp chất béo ngoại lai, wf, bằng phần trăm có trong mẫu thử, theo Công thức (B.1):
wf = 100 x    (B.1)
Trong đó:
S là kết quả thu được bằng cách đưa các dữ liệu triglycerid từ chất béo sữa có chứa chất béo ngoại lai hoặc hỗn hợp chất béo ngoại lai vào một trong các Công thức (3) đến (7);
Sf là hằng số, phụ thuộc vào loại chất béo ngoại lai được thêm vào.
Nếu chưa biết rõ loại chất béo ngoại lai được thêm vào chất béo sữa thì sử dụng giá trị Sfchung là 7,46 (xem Bảng 2). Luôn sử dụng giá trị S thu được từ Công thức (7), ngay cả khi các giới hạn S không bị vượt quá, nhưng vượt quá những giá trị của công thức khác.
Với chất béo ngoại lai thêm vào đã biết trước, thì đưa ra các giá trị Sf riêng rẽ (xem Bảng B.2) vào Công thức (B.1). Chọn công thức về chất béo ngoại lai tương ứng từ Công thức (3) đến (6) để tính S.
Bảng B.2 - Các giá trị Sf của các chất béo ngoại lai khác nhau
Chất béo ngoại lai
Sf
Chưa biết
7,46
Dầu đậu nành
8,18
Dầu hướng dương
9,43
Dầu oliu
12,75
Dầu dừa
118,13
Dầu cọ
7,55
Dầu nhân cọ
112,32
Dầu hạt cải dầu
3,30
Dầu hạt lanh
4,44
Dầu mầm lúa mạch
27,45
Dầu mầm ngô
9,29
Dầu hạt bông
41,18
Mỡ lợn
177,55
Mỡ bò
17,56
Dầu cá
64,12
B.3. Biểu thị kết quả
Biểu thị kết quả đến hai chữ số thập phân.

PHỤ LỤC C
(Tham khảo)
ĐỘ KHÔNG ĐẢM BẢO ĐO
C.1. Độ không đảm bảo đo mở rộng
Với các giá trị thu được về độ lặp lại, r (11.2) và độ tái lập, R (11.3), thì có thể tính được độ không đảm bảo đo mở rộng đối với giá trị S.
Đưa độ không đảm bảo đo mở rộng (phụ thuộc vào các phép phân tích lặp lại) vào các giới hạn S Bảng 2 cho các giới hạn S mở rộng nêu trong Bảng C.1.
Bảng C.1 - Các giới hạn S mở rộng đối với chất béo sữa tinh khiết bao gồm độ không đảm bảo đo mở rộng
Chất béo ngoại lai
Công thức
Giới hạn S mở rộng
Dầu đậu nành, hạt hướng dương, oliu, hạt cải dầu, hạt lanh, mầm lúa mạch, mầm ngô, hạt bông và dầu cá
(3)
97,63 đến 102,37
Dầu nhân cọ và dầu dừa
(4)
99,24 đến 100,76
Dầu cọ và mỡ bò
(5)
95,23 đến 104,77
Mỡ lợn
(6)
97,73 đến 102,27
Tổng số
(7)
94,84 đến 105,16
CHÚ THÍCH: Các giới hạn S mở rộng trong bảng C.1 không phụ thuộc phạm vi của tiêu chuẩn này, nhưng giúp cho việc đánh giá sự phù hợp của mẫu với các quy định hiện hành.

PHỤ LỤC D
(Tham khảo)
KẾT QUẢ CỦA PHÉP THỬ LIÊN PHÒNG THỬ NGHIỆM
Phép thử liên phòng này gồm có 15 phòng thử nghiệm từ chín quốc gia thực hiện trên tám mẫu chất béo sữa dạng khan có xuất xứ từ Châu Âu, Nam Phi và New Zealand. Tám mẫu thử này được chia thành 16 cặp mẫu mù. Phép thử này do Max Rubner Institute (MRI), Cục Kiểm soát Chất lượng, An toàn Sữa và sản phẩm Thủy sản (DE) tổ chức. Các kết quả liên quan đến các giá trị S tính được không có đơn vị đo.
Sau khi nghiên cứu cẩn thận, các kết quả của năm phòng đã bị loại vì các lý do kỹ thuật và phương pháp thực hiện. Các kết quả còn lại được phân tích thống kê phù hợp với TCVN 6910-1 (ISO 5725-1)[3] và TCVN 6910-2 (ISO 5725-2)[4] để cho độ chụm nêu trong các Bảng D.1 đến D.5.
CHÚ THÍCH: Các kết quả chi tiết về nghiên cứu liên phòng thử nghiệm nêu trong Tài liệu tham khảo [13].
Bảng D.1 - Các kết quả của phép thử liên phòng thử nghiệm: Công thức (3)
Dầu đậu nành
Chất béo sữa dạng khan
Trung bình
1
2
3
4
5
6
7
8
Số lượng phòng thử nghiệm còn lại sau khi trừ ngoài lệ
10
10
8
8
10
8
9
9

Giá trị trung bình
99,89
99,72
99,78
99,60
99,75
99,23
100,18
100,62

Độ lệch chuẩn lặp lại sr
0,03
0,05
0,08
0,07
0,14
0,05
0,14
0,07
0,08
Hệ số biến thiên lặp lại
0,03
0,05
0,08
0,07
0,14
0,05
0,14
0,07
0,08
Giới hạn lặp lại, r(=2,8 sr)
0,09
0,14
0,21
0,19
0,39
0,15
0,39
0,20
0,22
Độ lệch chuẩn tái lập, sR
0,19
0,25
0,14
0,19
0,23
0,24
0,26
0,23
0,22
Hệ số biến thiên tái lập
0,19
0,25
0,14
0,19
0,23
0,24
0,26
0,23
0,22
Giới hạn tái lập, R (= 2,8 sR)
0,53
0,70
0,40
0,53
0,64
0,66
0,74
0,65
0,61
Bảng D.2 - Các kết quả của phép thử liên phòng thử nghiệm: Công thức (4)
Dầu dừa
Chất béo sữa dạng khan
Trung bình
1
2
3
4
5
6
7
8
Số lượng phòng thử nghiệm còn lại sau khi trừ ngoài lệ
9
10
9
10
10
9
10
10

Giá trị trung bình
99,84
99,87
99,93
99,93
99,91
100,11
99,87
99,89

Độ lệch chuẩn lặp lại sr
0,03
0,06
0,03
0,05
0,04
0,02
0,03
0,04
0,04
Hệ số biến thiên lặp lại
0,03
0,06
0,03
0,05
0,04
0,02
0,03
0,04
0,04
Giới hạn lặp lại, r(=2,8 sr)
0,09
0,16
0,10
0,14
0,12
0,06
0,08
0,12
0,11
Độ lệch chuẩn tái lập, sR
0,06
0,11
0,11
0,09
0,09
0,10
0,11
0,07
0,09
Hệ số biến thiên tái lập
0,06
0,11
0,11
0,09
0,09
0,10
0,11
0,07
0,09
Giới hạn tái lập, R (= 2,8 sR)
0,18
0,31
0,30
0,25
0,25
0,28
0,31
0,20
0,26
Bảng D.3 - Các kết quả của phép thử liên phòng thử nghiệm: Công thức (5)
Dầu cọ
Chất béo sữa dạng khan
Trung bình
1
2
3
4
5
6
7
8
Số lượng phòng thử nghiệm còn lại sau khi trừ ngoài lệ
9
10
9
8
10
9
9
9

Giá trị trung bình
100,58
99,83
100,04
99,98
100,36
99,12
102,02
101,71

Độ lệch chuẩn lặp lại sr
0,10
0,21
0,32
0,20
0,28
0,21
0,18
0,11
0,20
Hệ số biến thiên lặp lại
0,10
0,21
0,32
0,20
0,28
0,21
0,18
0,10
0,20
Giới hạn lặp lại, r(=2,8 sr)
0,28
0,59
0,90
0,57
0,79
0,60
0,51
0,30
0,57
Độ lệch chuẩn tái lập, sR
0,26
0,38
0,47
0,25
0,37
0,32
0,54
0,32
0,37
Hệ số biến thiên tái lập
0,26
0,38
0,47
0,25
0,37
0,32
0,53
0,32
0,36
Giới hạn tái lập, R (= 2,8 sR)
0,73
1,07
1,33
0,71
1,04
0,89
1,52
0,90
1,02
Bảng D.4 - Các kết quả của phép thử liên phòng thử nghiệm: Công thức (6)
Mỡ lợn
Chất béo sữa dạng khan
Trung bình
1
2
3
4
5
6
7
8
Số lượng phòng thử nghiệm còn lại sau khi trừ ngoài lệ
10
9
9
10
9
10
9
10

Giá trị trung bình
100,33
100,42
100,35
100,53
100,26
100,61
100,05
99,43

Độ lệch chuẩn lặp lại sr
0,09
0,06
0,13
0,06
0,10
0,10
0,12
0,15
0,10
Hệ số biến thiên lặp lại
0,09
0,06
0,13
0,06
0,10
0,10
0,12
0,15
0,10
Giới hạn lặp lại, r(=2,8 sr)
0,26
0,17
0,37
0,16
0,27
0,29
0,34
0,41
0,28
Độ lệch chuẩn tái lập, sR
0,13
0,13
0,13
0,16
0,10
0,15
0,12
0,16
0,14
Hệ số biến thiên tái lập
0,13
0,13
0,13
0,16
0,10
0,15
0,12
0,16
0,13
Giới hạn tái lập, R (= 2,8 sR)
0,36
0,36
0,37
0,45
0,27
0,43
0,34
0,45
0,38
Bảng D.5 - Các kết quả của phép thử liên phòng thử nghiệm: Công thức (7)
Công thức tổng
Chất béo sữa dạng khan
Trung bình
1
2
3
4
5
6
7
8
Số lượng phòng thử nghiệm còn lại sau khi trừ ngoài lệ
9
10
9
9
10
10
9
19

Giá trị trung bình
100,57
99,81
100,36
99,94
100,33
98,74
101,53
101,49

Độ lệch chuẩn lặp lại sr
0,14
0,29
0,33
0,34
0,31
0,21
0,16
0,11
0,24
Hệ số biến thiên lặp lại
0,14
0,29
0,33
0,34
0,31
0,21
0,16
0,11
0,24
Giới hạn lặp lại, r(=2,8 sr)
0,40
0,81
0,91
0,95
0,86
0,58
0,46
0,32
0,66
Độ lệch chuẩn tái lập, sR
0,33
0,44
0,57
0,37
0,42
0,56
0,57
0,33
0,45
Hệ số biến thiên tái lập
0,33
0,45
0,57
0,37
0,42
0,56
0,56
0,33
0,45
Giới hạn tái lập, R (= 2,8 sR)
0,93
1,25
1,60
1,04
1,19
1,56
1,59
0,92
1,26

THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[TCVN 6400 (ISO 707), Sữa và sản phẩm sữa - Hướng dẫn lấy mẫu.
[2] TCVN 7150 (ISO 835), Dụng cụ thí nghiệm bằng thủy tinh - Pipet chia độ
[3] TCVN 6910-1 (ISO 5725-1), Độ chính xác (độ đúng và độ chụm) của phương pháp đo và kết quả đo. Phần 1: Nguyên tắc và định nghĩa chung.
[4] TCVN 6910-2 (ISO 5725-2), Độ chính xác (độ đúng và độ chum) của phương pháp đo và kết quả đo. Phần 2: Phương pháp cơ bản xác định độ lặp lại và độ tái lập của phương pháp đo tiêu chuẩn.
[5] BS 410 (all parts), Test sieves - Technical requirements5).
[6] PRECHT, D. Control of milk fat purity by gas chromatographic triglyceride analysis. Kiel. Milchwirtsch, Forschungsber. 1991, 43, pp. 219-242
[7] PRECHT, D. Detection of adulterated milk fat by fatty acid and triglyceride analyses. Fat Sci. Technol. 1991, 93, pp. 538-544
[8] PRECHT, D. MOLKENTIN, J. Quantitative triglyceride analysis using short capillary colums. Chrompack News. 1993, 4, pp. 16-17
[9] MOLKENTIN, J., PRECHT, D. Comparison of packed and capilary colums for quantitative gas chromatography of triglycerides in milk fat. Chromatographia 1994, 39, pp. 265-270
[10] MOLKENTIN, J., PRECHT, D. Equivalence of packed and capillary GC columns for detection of foreign fat in butter by use of the triglyceride formula method. Chromatographia2000, 52, pp.791-797
[11] MOLKENTIN, J., PRECHT, D. Representative determination of the buryric acid content in European milk fats. Milchwissennschaft 1997, 52, pp. 82-85
[12] MOLKENTIN, J. Detection of foreign fat in milk fat from different continents by triacylglycerol analysis. Eur.J. Lipid Sci. Technol. 2007, 109, pp. 505-510
[13] MOLKENTIN, J., CRAWFORD, RA. International coolaborative study on the gas-liquid chromatographic method for the determination of milk fat purity in milk and milk products by analysis of triglycerides - Draft International Standard ISO 17678/IDF 202. Bull. IDF 2009, (434), pp. 1-9
[14] POVOLO, M., PELIZZOLA, V., CONTARINI, G. Directly resistively heated-column gas chromatography for the evaluation of cow milk fat purity. Eur. J. Lipid Sci. Technol. 2008,110, pp. 1051-1057


1) Ví dụ về sản phẩm thích hợp có bán sẵn. Thông tin đưa ra tạo thuận tiện cho người sử dụng tiêu chuẩn và không ấn định phải sử dụng các sản phẩm.
2) CP-Ultimetal SimDist (5 m, 0,53 mm, 0,17 ) là các ví dụ về sản phẩm thích hợp có bán sẵn. Thông tin đưa ra tạo thuận tiện cho người sử dụng tiêu chuẩn và không ấn định phải sử dụng các sản phẩm này.
3) CRM 519 (chất béo sữa dạng khan) là ví dụ về sản phẩm thích hợp có bán sẵn. Thông tin đưa ra tạo thuận lợi cho người sử dụng tiêu chuẩn và không ấn định sử dụng các sản phẩm này.
4) Ví dụ sản phẩm thích hợp có bán sẵn. Thông tin đưa ra tạo thuận tiện cho người sử dụng tiêu chuẩn và không ấn định phải sử dụng các sản phẩm này.
5) Tương đương với ISO 3310 (tất cả các phần).

TCVN 9972:2013, Tiêu chuẩn quốc gia về Sữa và sản phẩm sữa – Xác định độ tinh khiết của chất béo sữa bằng phân tích sắc ký khí triglycerid (Phương pháp chuẩn), tcvn miễn phí, ISO 17678:2010

Đăng nhận xét

[blogger]

Author Name

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.