TCVN 9711:2013 Tiêu chuẩn quốc gia về Thực phẩm - Xác định fumonisin B1 và B2 trong thực phẩm từ ngô - Phương pháp HPLC có làm sạch bằng cột ái lực miễn nhiễm

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 9711:2013
EN 14352:2004
THỰC PHẨM - XÁC ĐỊNH FUMONISIN B1 VÀ B2 TRONG THỰC PHẨM TỪ NGÔ - PHƯƠNG PHÁP HPLC CÓ LÀM SẠCH BẰNG CỘT ÁI LỰC MIỄN NHIỄM
Foodstuffs - Determination of fumonisin B1 and B2 in maize based foods - HPLC method with immunoaffinity column clean up
Lời nói đầu
TCVN 9711:2013 hoàn toàn tương đương với EN 14352:2004;
TCVN 9711:2013 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/F1 Ngũ cốc và đậu đỗbiên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

THỰC PHẨM - XÁC ĐỊNH FUMONISIN B1 VÀ B2 TRONG THỰC PHẨM TỪ NGÔ - PHƯƠNG PHÁP HPLC CÓ LÀM SẠCH BẰNG CỘT ÁI LỰC MIỄN NHIỄM
Foodstuffs - Determination of fumonisin B1 and B2 in maize based foods - HPLC method with immunoaffinity column clean up
CNH BÁO: Fumonisin là chất độc đối với gan, thận và là chất gây ung thư đối với các loài gặm nhấm và chuột. nh hưng lên người chưa đưc biết đy đủ. Cần phải có các cảnh báo an toàn thích hợp đối với việc xử lý fumonisin. Nếu fumonisin bị rớt ra ngoài phải được rửa bằng dung dịch natri hypoclorit 5 %. Axetonitril là chất độc nguy hiểm và mẫu cần được lắc bằng máy lắc tiến hành trong t hút.
Khi áp dụng tiêu chuẩn này có thể cần phải sử dụng các vật liệu, thiết bị và các thao tác nguy him. Tiêu chuẩn này không đề cập đến các vấn đề an toàn khi sử dụng chúng. Người sử dụng tiêu chuẩn này phải tự thiết lập các thao tác an toàn thích hợp và xác định khả năng áp dụng các giới hạn quy định trước khi sử dụng tiêu chuẩn.
1. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định hàm lượng fumonisin B1 (FB1) vàfumonisin B2 (FB2) trong thực phm từ ngô sử dụng sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC) và làm sạch bằng cột ái lực miễn nhiễm, xem [1], [2], [3].
Phương pháp này đã được đánh giá thành công trong một nghiên cứu liên phòng thử nghiệm theo Hướng dẫn của AOAC về các quy trình nghiên cứu cộng tác [4] để đánh giá xác nhận tính đặc thù của phương pháp phân tích đối với phép xác định fumonisin trong bột ngô và bánh ngô chứa từ 323 mg/kg đến 1414 mg/kg FB1 và 90 mg/kg đến 558mg/kg FB2.
2. Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau là rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 4851 (ISO 3696), Nước dùng để phân tích trong phòng thí nghiệm - Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp th.
3. Nguyên tắc
Fumonisin được chiết từ mẫu bng hỗn hợp nưc, metanol và axetonitril. Dịch chiết sau khi lọc được làm sạch bằng cột ái lực miễn nhiễm và fumonisin được rửa giải bằng metanol. Cho bay hơi dịch chiết, phần cặn được hòa tan lại trong hỗn hợp axetonitril và nước, bổ sung o-phthaldialdehyt-2-mercaptoetanol (OPA-MCE) để tạo thành dẫn xuất fumonisin huỳnh quang. Dn xuất được phân tích bng sắc kí lng hiệu năng cao pha đảo (RP-HPLC) sử dụng detector huỳnh quang.
4. Thuốc th
4.1. Yêu cầu chung
Trong quá trình phân tích, tất cả các thuốc thử được sử dụng phải thuộc loại tinh khiết phân tích và nước được sử dụng phải là nước ct hoặc nước loại 1 trong TCVN 4851(ISO 3696), trừ khi có quy định khác. Dung môi phải đạt chất lượng dùng cho phân tích HPLC.
4.2. Metanol.
4.3. Axetonitril.
4.4. Axit o-phosphoric, phần thể tích j(H3PO4) = 85 %.
4.5. o-phthaldialdehyt (OPA).
4.6. 2-mercaptoetanol (MCE).
4.7. Dung dịch natri dihydro phosphat, nồng độ c(NaH2PO4.2H2O) = 0,1 mol/l
Hòa tan 15,6 g NaH2PO4.2H2O trong 1 nước cất.
4.8. Dung dịch dinatri tetraboratc(Na2B4O7.10H2O) = 0,1 mol/l
Hòa tan 3,8 g Na2B4O7.10H2O trong 100 ml nước cất.
4.9. Natri clorua (NaCI).
4.10. Dinatri hydro phosphat (Na2HPO4).
4.11. Kali dihydro phosphat (KH2PO4).
4.12. Kali clorua (KCI).
4.13. Axit clohydric (HCI), đậm đặc.
4.14. Dung môi chiết
Trộn 25 phần thể tích axetonitril (4.3) với 25 phần thể tích metanol (4.2) và 50 phần thể tích nước.
4.15. Dung dịch axetonitril-nước, phần th tích j(CH3CN) = 50 %
Trộn 50 phần thể tích axetonitril (4.3) với 50 phần thể tích nước.
4.16. Dung dịch muối đệm phosphat (PBS)
Hòa tan 8,0 g natri clorua (4.9), 1,2 g dinatri hydro phosphat (4.10), 0,2 g kali dihydro phosphat (4.11) và 0,2 g kali clorua (4.12) trong khoảng 990 ml nước. Chỉnh pH đến 7,0 bằng axit clohydric đậm đặc (4.13) và thêm nước đến 1 l. Có thể sử dụng viên muối đệm phosphat hoặc dung dịch muối đệm phosphat pha sẵn.
4.17. Cột ái lực miễn nhiễm (IAC)
Cột ái lực miễn nhiễm phải chứa các kháng thể kháng fumonisin FB1 và fumonisin FB2. Cột phải có tổng dung lượng không nhỏ hơn 5 mg fumonisin và phải có độ thu hồi không nhỏ hơn 90 % đối với FB1 và FB2 khi cho dung dịch chuẩn chứa 5 mg fumonisin trong hỗn hợp của metanol và PBS đi qua cột. Có thể sử dụng lên đến 10 phần thể tích metanol hoặc axetonitril trong hỗn hợp với PBS. Trước khi sử dụng, cột phải được làm ấm đến nhiệt độ phòng.
4.18. Pha động HPLC
Trộn 77 phần thể tích metanol (4.2) với 23 phần thể tích dung dịch natri dihydro phosphat (4.7). Điều chnh đến pH 3,35 bằng axit o-phosphoric (4.4). Lọc dung dịch qua bộ lọc màng (5.14).
Có thể phải điều chỉnh thành phần pha động để phù hợp với từng đặc tính của cột HPLC.
4.19. Thuốc th tạo dẫn xuất
Hòa tan 40 mg OPA (4.5) trong 1 ml metanol (4.2) và pha loãng bằng 5 ml dung dịch dinatri tetraborat (4.8). Thêm 50 ml MCE (4.6) và trộn. Dung dịch đã pha ổn định đến một tuần ở nhiệt độ phòng ở nơi tối trong bình nhỏ tối màu có nắp.
4.20. Dung dịch gốc FB1 và FB2
Chuẩn bị dung dịch gốc FB1 và dung dịch gốc FB2 trong axetonitril-nước (4.15)  nồng độ khối lượng 50 mg/ml đối với từng chất chuẩn. Bảo quản các dung dịch này ở nhiệt độ khoảng 4 °C.
Các dung dịch gốc fumonisin ổn định ít nhất 6 tháng khi được bảo quản ở nhiệt độ khoảng 4 °C.
4.21. Dung dịch gốc fumonisin hn hợp
Chuẩn bị dung dịch gốc hỗn hợp bằng cách dùng pipet lấy 1000 ml dung dịch gốc FB1 và 500 ml dung dịch gốc FB2 cho vào bình định mức dung tích 5 ml. Pha loãng đến vạch bằng dung dịch axetonitril- nưc (4.15) và lắc mạnh để thu được dung dịch gốc hỗn hợp chứa 10 ng FB1/ml và 5 ng FB2/ml.
Dung dịch này ổn định ở + 4 °C ít nhất 6 tháng. Có thể dùng các thể tích ít hơn để chuẩn bị dung dịch gốc fumonisin hỗn hợp.
4.22. Dung dịch chuẩn fumonisin hỗn hợp cho HPLC
Chuẩn bị bốn dung dịch chuẩn hỗn hợp HPLC trong bốn bình định mức dung tích 5 ml theo Bảng 1. Pha loãng từng dung dịch chuẩn đến vạch (5 ml) bằng dung dịch axetonitril-nước (4.15) và trộn kỹ.
Dung dịch này ổn định ở + 4 °C ít nhất 6 tháng. Có thể dùng các thể tích ít hơn để chun bị dung dịch chuẩn fumonisin hỗn hợp.
Bảng 1 - Chuẩn bị dung dịch chun hỗn hợp dùng cho HPLC
Dung dch chuẩn hn hợp
Thể tích lấy từ dung dịch gốc hỗn hợp,
ml
Thể tích dung dịch axetonitril-nước cần bổ sung,
ml
Nồng độ fumonisin cuối cùng của dung dịch chuẩn hỗn hợp,ng/ml
FB1
FB2
1
50
4 950
0,10
0,050
2
125
4 875
0,25
0,125
3
500
4 500
1,00
0,500
4
1 000
4 000
2,00
1,000
5. Thiết bị, dụng cụ
5.1. Dụng cụ phòng thử nghiệm thông thường
Và cụ thể như sau:
5.2. Máy lắc tròn.
5.3. Bình ly tâmdung tích 250 ml, có nắp vặn.
5.4. Máy ly tâm, có thể tạo lực ly tâm lên đến 2 500 g.
5.5. Giấy lọc, có c lỗ 20 mm đến 25 mm.
5.6. Giấy lọc vi sợi thủy tinh, có cỡ lỗ 11 mm.
5.7. Bầu chứa, dung tích 25 ml có bộ nối đầu tip dùng cho cột ái lực miễn nhiễm (IAC).
5.8. Xyranh microlit hoặc micropipet chia vạch, 25 ml đến 1 000 ml.
5.9. Cân phòng thử nghiệm, có thể cân chính xác đến 0,01 g.
5.10. Cân phân tích, có thể cân chính xác đến 0,1 mg.
5.11. Bộ cấp chân không để điều tiết cột ái lực miễn nhiễm.
5.12. Máy trộn Vortex.
5.13. Bộ cô dung môi, có modul nhiệt hoặc tương đương.
5.14. Bộ lọc màng, dùng để lọc nước, có cỡ lỗ 0,45 mm.
5.15. Thiết bị HPLC, bao gồm:
5.15.1. Bơm HPLC, đẳng dòng, phù hợp với tốc độ dòng không đổi, ví dụ: 1 ml/min.
5.15.2. Hệ thống bơm, có thể phân phối thể tích, ví dụ: 20 ml.
5.15.3. Cột tách pha đảo phân tích, ví dụ octyldecylsilan (ODS), đảm bảo độ phân giải đường nền của các pic fumonisin so với các pic khác, có các đặc tính sau:
được làm bng thép không gỉ;
dài 150 mm;
đường kính trong 4,6 mm;
pha tĩnh có cỡ hạt 5 mm;
cột bảo vệ pha đảo tương ứng phù hợp.
Có thể sử dụng cột có đường kính khác.
5.15.4. Detector huỳnh quang, được gắn với cuvet dòng chảy và cài đặt ở bước sóng 335 nm (kích thích) và 440 nm (phát xạ). Có th phát hiện được ít nhất 0,5 ng FB1 và FB2 (tín hiệu/nhiễu = 3).
5.15.5. Hệ thống phân tích dữ liệu.
6. Lấy mẫu
Mu gửi đến phòng thử nghiệm phải đúng là mẫu đại diện và không bị hư hng hoặc bịbiến đổi chất lượng trong suốt quá trình bo quản và vận chuyển.
7. Cách tiến hành
7.1. Chuẩn bị mẫu thử
Nghiền mẫu cho qua sàng 1 mm và đồng nhất mẫu.
7.2. Chiết
Cân 20 g mẫu thử, chính xác đến 0,1 g, cho vào bình ly tâm 250 ml (5.3) và thêm 50 ml dung môi chiết (4.14). Đậy bình ly tâm và lắc trong 20 min bằng máy lắc tròn (5.2). Ly tâm bằng máy ly tâm (5.4) trong 10 min với gia tốc 2 500 g và lọc lớp trên qua giấy lọc (5.5), tránh để phần chất khô vào giấy lọc. Chiết lại phần chất khô còn lại bằng cách thêm 50 ml dung môi chiết vào bình ly tâm và lắc tiếp trong 20 min. Ly tâm 10 min với gia tốc 2500g và lọc dịch chiết qua giấy lọc.
Trộn hai dịch lọc chiết được và hút 10 ml dịch lọc vào bình 100 ml. Thêm 40 ml PBS (4.16) vào 10 ml dịch lọc và trộn kỹ. Lọc dịch chiết đã pha loãng qua màng lọc vi sợi (5.6) và thu ly 10 ml dịch lọc (tương đương 0,4 g mẫu th) sau đó làm sạch qua cột ái lực miễn nhiễm (4.17).
7.3. Làm sạch bằng ái lực miễn nhiễm
Tháo nắp trên khỏi cột và nối với bầu chứa (5.7). Tháo nắp dưới khỏi cột và nối với bộ cấp chân không (5.11). Dùng pipet hút 10 ml phần lỏng của mẫu chiết đã lọc cho vào bầu chứa. Để dịch lọc chảy qua cột từ 1 giọt đến 2 giọt mỗi giây và loại bỏ dịch qua cột. Rửa cột bằng 10 ml PBS (4.16) ở tốc độ 1 giọt đến 2 giọt mỗi giây cho đến khi không khí đi qua cột. Loại bỏ nước rửa và đặt bình 4 ml dưới cột. Rửa giải fumonisin bằng 1,5 ml metanol (4.2), ở tốc độ dòng không quá 1 giọt mỗi giây. Dùng bộ cô (5.13) cho bay hơi dịch rửa giải đến khô dưới dòng hơi nitơ ở nhiệt độ khoảng 60 °C hoặc nhỏ hơn. Giữ lại phần cặn đã khô ở nhiệt độ khoảng 4 °C cho đến khi tạo dẫn xuất và phân tích trên HPLC.
7.4. Tạo dẫn xuất
7.4.1. Dung dịch hiệu chuẩn
Chuyển 50 ml của mỗi dung dịch chufumonisin hỗn hợp (4.22) vào đáy của ống nghiệm nhỏ và thêm 50 ml thuốc thử tạo dẫn xuất (4.19) ngay trước khi phân tích mỗi dung dịch chuẩn. Trộn đều dung dịch trong 30 s bằng máy trộn Vortex (5.12) và tiến hành tách bng HPLC (7.5.2) ở các thời điểm lặp lại trong vòng 3 min sau khi bổ sung thuốc th tạo dẫn xuất. Ngoài ra, có thể tiến hành dẫn xuất trong hệ thống tự động. Nồng độ fumonisin cuối cùng trong các dung dịch hiệu chun được liệt kê trong Bảng 2.
Bảng 2 - Nồng độ cuối cùng của dung dịch hiệu chuẩn sau khi dẫn xuất
Dung dịch hiệu chuẩn
Nồng độ fumonisin cuối cùng trong dung dịch hiệu chun(ng/ml)
FB1
FB2
1
0,050
0,025
2
0,125
0,063
3
0,500
0,250
4
1,000
0,500
7.4.2. Dung dịch mẫu thử
Hòa tan phần cặn mẫu đã tinh sạch từ 7.3 trong 200 ml dung dịch axetonitril-nước (4.15). Chuyển 50 ml dịch chiết vào đáy của ống nghiệm nhỏ và thêm 50 ml thuốc th tạo dẫn xuất (4.19) ngay trước khi phân tích mỗi dung dịch chiết. Trộn đều dung dịch trong 30 s bng máy trộn Vortex (5.12) và tiến hành tách bằng HPLC (7.5.3) ở các thời điểm lặp lại trong vòng 3 min sau khi bổ sung thuốc thử tạo dẫn xuất.
7.5. HPLC
7.5.1. Các điều kiện vận hành HPLC
Khi cột đáp ứng quy định trong 5.15.3 (kích thước 4,6 mm x 150 mm có cỡ lỗ 5 mm) và sử dụng pha động quy định trong 4.18, các thông số cài đặt như sau được cho là thích hợp:
tốc độ dòng pha động (cột): 1,0 ml/min;
detector huỳnh quang, bước sóng phát xạ: 440 nm;
detector huỳnh quang, bước sóng kích thích: 335 nm;
thể tích bơm: 20 ml.
7.5.2. Đường chun
Chuẩn bị đường chun đối với FB1 và FB2 trong mỗi ngày phân tích hoặc khi thay đổi các điều kiện sắc ký bng cách sử dụng dung dịch hiệu chuẩn fumonisin 1, 2, 3 và 4 theo Bảng 2.
Bơm 20 ml của từng dung dịch hiệu chun đã tạo dẫn xuất (7.4.1) vào hệ thống HPLC ở các thời điểm lặp lại trong vòng 3 min sau khi bổ sung thuốc thử tạo dẫn xuất (4.19).
Hệ số biến thiên lặp lại của các lần bơm HPLC đối với FB1 và FB2 phải nhỏ hơn 5 % tính trên 10 lần bơm lặp lại dung dịch chun hỗn hợp fumonisin số 3 đã tạo dẫn xuất (xem Bảng 1).
7.5.3. Dung dịch mẫu thử
Bơm ví dụ 20 ml (nghĩa là 0,02 g mẫu thử) theo 7.4.2 vào hệ thống HPLC ở các thời điểm lặp lại trong vòng 3 min sau khi thêm thuốc thử tạo dẫn xuất (4.19).
7.5.4. Nhận biết
Nhận biết fumonisin B1 và fumonisin B2 bằng cách so sánh thời gian lưu của từng mẫu với thời gian lưu của dung dịch chuẩn.
Đôi khi có thể cần nhận biết pic fumonisin bằng cách bơm hỗn hợp dung dịch mẫu thử và dung dịch chuẩn.
7.5.5. Xác định
Tiến hành xác định bằng phương pháp ngoại chun, tích phân diện tích pic hoặc xác định chiều cao pic và so sánh các kết quả với đường chuẩn. Đối với phép xác định này, cần chuẩn bị dung dịch có nồng độ trong dải tuyến tính để thiết lập đường hồi quy tuyến tính của đường chuẩn.
Bơm các lượng bng nhau của dung dịch mẫu thử và dung dịch chuẩn để dựng đường chuẩn.
Nếu pic fumonisin thu được với dung dịch mẫu thử vượt quá điểm cao nhất của đường chuẩn, thì pha loãng dịch chiết mẫu bằng dung dịch axetonitril-nước (4.15) và lặp lại quá trình tạo dẫn xuất và xác định bằng HPLC.
CHÚ THÍCH 1: Việc tuân thủ thời điểm lặp lại giữa các lần bổ sung thuốc thử tạo dẫn xut và giữa các lần bơm vào hệ thống HPLC là rất quan trọng do huỳnh quang của dẫn xut fumonisin giảm nhanh sau thời gian quá 3 min.
CHÚ THÍCH 2: Giới hạn phát hiện và định lượng thay đi đáng kể theo độ nhạy củadetector được sử dụng. Giới hạn định lượng 50 mg/kg đối với FB1 và FB2 có thể thu được với detector thông dụng nht, dựa trên tín hiệu/nhiễu bằng 6.
CHÚ THÍCH 3: Sắc đồ điển hình của mẫu bột ngô và bánh ngô bị nhiễm tự nhiên được nêu trong Phụ lục B.
8. Tính kết quả
Ghi lại khối lượng của fumonisin (ma) tương ứng với sự phát huỳnh quang của dung dịch mẫu thử từ đường chuẩn, tính bng nanogam.
Tính phần khối lượng của từng fumonisin trong mẫu, wi, bằng microgam trên kilogam, sử dụng Công thức (1):
                                               (1)
Trong đó:
ma là khối lượng của từng fumonisin trong dung dịch thử lng được bơm vào cột HPLC, tính bằng nanogam (ng);
Vt là thể tích của dung dịch được tạo dẫn xuất, tính bng microlit (Vt = 100 ml);
D là hệ số pha loãng có thể cần sử dụng;
W là khối lượng tương đương của mẫu được tạo dẫn xuất, tính bằng gam (W = 0,1 g trong 50 ml dung dịch mẫu thử);
Vi là thể tích bơm, tính bằng microlit (Vi = 20 ml).
9. Độ chụm
9.1. Yêu cầu chung
Chi tiết của phép thử liên phòng thử nghiệm về độ chụm của phương pháp được nêu trong Phụ lục A. Các giá trị được lấy từ các phép thử liên phòng thử nghiệm có thể không áp dụng để phân tích dải nồng độ và chất nền khác ngoài dải nồng độ và chất nền đã cho trong Phụ lục.
9.2. Độ lặp lại
Chênh lệch tuyệt đối giữa kết quả thu được từ hai phép thử riêng rẽ, trên vật liệu thử giống hệt nhau do cùng một người tiến hành, sử dụng cùng thiết bị, trong một khoảng thời gian ngắn, trong trường hợp vượt quá giới hạn lặp lại, r, không lớn hơn 5 % trong các trường hợp.
Các giá trị đối với fumonisin B1 trong bột ngô là:
= 369 mg/kg   r = 249 mg/kg
= 646 mg/kg   r = 381 mg/kg (mẫu thêm chuẩn)
= 780 mg/kg   r = 412 mg/kg
= 1414 mg/kg r = 792 mg/kg
Các giá trị đối với fumonisin B2 trong bột ngô là:
= 90 mg/kg     r = 56 mg/kg
= 203 mg/kg   r = 148 mg/kg
= 295 mg/kg   r = 154 mg/kg (mẫu thêm chuẩn)
= 558 mg/kg   r = 350 mg/kg
Các giá trị đối với fumonisin B1 trong bánh ngô là:
= 323 mg/kg   = 188 mgkg
= 565 mg/kg   = 238 mg/kg
= 922 mg/kg   = 238 mg/kg (mẫu thêm chun)
= 1046 mg/kg = 325 mg/kg
Các giá trị đối với fumonisin B2 trong bánh ngô là:
= 128 mg/kg   r = 78 mg/kg
= 237 mg/kg   r = 98 mg/kg
= 392 mg/kg   r = 84 mg/kg (mẫu thêm chuẩn)
= 457 mg/kg   r = 134 mg/kg
9.3. Độ tái lập
Chênh lệch tuyệt đối giữa kết quả thu được của phép thử riêng rẽ trên mẫu thử giống hệt nhau, trong hai phòng th nghiệm khác nhau, trong trường hợp lớn hơn giới hạn tái lập,R, không lớn hơn 5 % trong các trường hợp.
Các giá trị đối với fumonisin B1 trong bột ngô là:
= 369 mg/kg   R = 291 mg/kg
= 646 mg/kg   = 459 mg/kg (mẫu thêm chun)
= 780 mg/kg   R = 557 mg/kg
= 1414 mg/kg R = 868 mg/kg
Các giá trị đối với fumonisin B2 trong bột ngô là:
= 90 mg/kg     R = 56 mg/kg
= 203 mg/kg   R = 168 mg/kg
= 295 mg/kg   R = 188 mg/kg (mẫu thêm chun)
= 558 mg/kg   R = 403 mg/kg
Các giá trị đối với fumonisin B1 trong bánh ngô là:
= 323 mg/kg   R = 288 mg/kg
= 565 mg/kg   R = 440 mg/kg
= 922 mg/kg   R = 762 mg/kg (mẫu thêm chuẩn)
= 1046 mg/kg = 804 mg/kg
Các giá trị đối với fumonisin B2 trong bánh ngô là:
= 128 mg/kg   R = 123 mg/kg
= 237 mg/kg   R = 182 mg/kg
= 392 mg/kg   R = 339 mg/kg (mẫu thêm chuẩn)
= 457 mg/kg   R = 333 mg/kg
10. Báo cáo thử nghiệm
Báo cáo thử nghiệm phải gồm các dữ liệu sau:
mọi thông tin cần thiết để nhận biết về mẫu thử (loại mẫu, nguồn gốc của mẫu, tên mẫu);
viện dẫn tiêu chuẩn này;
ngày và loại quy trình lấy mẫu (nếu biết);
ngày nhận mẫu;
ngày thử nghiệm;
kết quả thử và đơn vị biểu thị kết quả;
độ lặp lại nếu được kiểm tra;
mọi điểm đặc biệt quan sát được trong quá trình thử nghiệm;
mọi chi tiết thao tác không được quy định trong tiêu chun này hoặc những điều được coi là tùy chọn có thể ảnh hưởng đến kết quả.

Phụ lục A
(Tham khảo)
Dữ liệu về độ chụm
Các dữ liệu sau đây thu được từ một nghiên cứu liên phòng thử nghiệm do Chương trình Tiêu chuẩn, Đo lượng và Thử nghiệm của Cộng đồng châu Âu tổ chức theo Hướng dẫn của AOAC về quy trình nghiên cứu cộng tác để đánh giá xác nhận tính đặc thù của phương pháp phân tích [4].
Bảng A.1 - Dữ liệu về độ chụm đối với bột ngô
Bột ngô
Fumonisin B1
Fumonisin B2
Mu (nhiễm tự nhiên)
Trắng
Thêm chun 800mg/kg
Nhiễm tự nhiên ở mức thấp
Nhiễm tự nhiên ở mức trung bình
Nhiễm tự nhiên ở mức cao
Trắng
Thêm chuẩn 400mg/kg
Nhiễm tự nhiên ở mức thấp
Nhiễm tự nhiên ở mức trung bình
Nhiễm tự nhiên ở mức cao
Năm tiến hành
2000
2000
Số phòng thử nghiệm
21a
21a
Số phòng thử nghiệm giữ lại sau khi trừ ngoại lệ
21
21
21
20
21
21
21
17
21
21
Số ngoại lệ (phòng thử nghiệm)
0
0
0
1
0
0
0
4
0
0
Số kết quả chấp nhận được
42
42
42
40
42
42
42
34
42
42
Giá trị trung bình (mg/kg)
41
646
369
780
1414
7
295
90
203
558
Độ lệch chuẩn lặp lại (sr)(mg/kg)
-b
136
89
147
283
-b
55
20
54
125
Độ lệch chun tương đối lặp lại (RSDr), (%)
-b
21,1
24,2
18,8
20,0
-b
18,5
22,0
26,8
22,5
Giới hạn lặp lại r (r = 2,8 x sr), (mg/kg)
-b
381
249
412
792
-b
154
56
148
350
Độ lệch chuẩn tái lập(sR), (mg/kg)
-b
164
104
199
310
-b
67
20
60
144
Độ lệch chuẩn tương đối tái lập (RSDR), (%)
-b
25,7
28,2
25,5
21,9
-b
22,6
22,1
29,7
25,9
Giới hạn tái lập R (R = 2,x sR), (mg/kg)
-b
459
291
557
868
-b
188
56
168
403
Độ thu hồi, (%)
-b
75,6
-b
-b
-b
-b
72,0
-b
-b
-b
a 2 phòng thử nghiệm trong số 23 phòng tham gia bị loại do kết quả bị đánh giá là sai.
b Không th áp dụng.
Bảng A.2 - Dữ liệu độ chụm đối với bánh ngô
Bột ngô
Fumonisin B1
Fumonisin B2
Mu (nhiễm tự nhiên)
Trắng
Thêm chun 800mg/kg
Nhiễm tự nhiên ở mức thấp
Nhiễm tự nhiên ở mức trung bình
Nhiễm tự nhiên ở mức cao
Trắng
Thêm chuẩn 400mg/kg
Nhiễm tự nhiên ở mức thấp
Nhiễm tự nhiên ở mức trung bình
Nhiễm tự nhiên ở mức cao
Năm tiến hành
2000
2000
Số phòng thử nghiệm
21a
21a
Số phòng thử nghiệm giữ lại sau khi trừ ngoại lệ
21
20
20
21
21
21
20
21
21
21
Số ngoại lệ (phòng thử nghiệm)
0
1
1
0
0
0
1
0
0
0
Số kết quả chấp nhận được
42
40
40
42
42
42
40
42
42
42
Giá trị trung bình (mg/kg)
42
922
323
565
1046
4
392
128
237
457
Độ lệch chuẩn lặp lại (sr)(mg/kg)
-b
85
67
85
116
-b
30
28
35
48
Độ lệch chun tương đối lặp lại (RSDr), (%)
-b
9,2
20,6
15,0
11,1
-b
7,7
21,7
14,6
10,4
Giới hạn lặp lại r (r = 2,8 x sr), (mg/kg)
-b
238
188
238
325
-b
84
78
98
134
Độ lệch chuẩn tái lập(sR), (mg/kg)
-b
272
103
157
287
-b
121
44
65
119
Độ lệch chuẩn tương đối tái lập (RSDR), (%)
-b
29,5
31,8
27,8
27,4
-b
30,9
34,8
27,5
26,1
Giới hạn tái lập R (R = 2,x sR), (mg/kg)
-b
762
288
440
804
-b
339
123
182
333
Độ thu hồi, (%)
-b
110,0
-b
-b
-b
-b
97,0
-b
-b
-b
a 2 phòng thử nghiệm trong số 23 phòng tham gia, do kết quả bị đánh giá là sai.
b Không th áp dụng.

Phụ lục B
(Tham khảo)
Sắc đồ điển hình
CHÚ DN
x Thời gian (tính bằng phút)
y Độ nhạy huỳnh quang (mV)
Hình B.1 - Sắc đồ điển hình của bánh ngô bị nhiễm tự nhiên
CHÚ DN
Thời gian (tính bằng phút)
y Độ nhạy huỳnh quang (mV)
Hình B.2 - Sắc đồ điển hình của bột ngô bị nhiễm tự nhiên
Điều kiện vận hành: tạo dẫn xuất trước cột, 50 ml dịch chiết đã tinh sạch + 50 ml thuốc thử OPA; thể tích bơm: 20 ml (tương đương với 20 mg mẫu); cột Discovery® C181)(đường kính trong 150 x 4,6 mm); pha động đệm metanol-phosphat (77 + 23, phần thể tích, pH 3,35), tốc độ dòng 1 ml/min; detector huỳnh quang có bước sóng kích thích 335 nm và bước sóng phát xạ 440 nm.

THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Visconti A., Solfrizzo M., De Girolamo A., 2001., Determination of fumonisin B1 and B2in corn and corn flakes by high performance liquid chromatography and immunoaffinity column-clean-up: collaborative study. Journal of AOAC International 84, p, 1828 - 1837.
[2] Visconti A., Solfrizzo M., De Girolamo A., 2001., Determination of fumonisin at levels of interest for future EU Legislation: development of an analytical method and interlaboratory validation for maize flour and cornflakes. EU Final Report (European Commission, DG Science, Research and Development, Brussels, Belgium), EUR 19451.
[3] Solfrizzo M., De Girolamo A., Visconti A., 2001, Determination of fumonisin B1 and B2in corn flackes by HPLC and immunoaffinity clean up. Food Additives and Contaminants, 18, p. 227-235.
[4] AOAC International 1995, AOAC Official Methods Program, Associate Referee's Manual on development Study, Review, and Approval Process. Part IV AOAC Guidelines for Collaborative Studies p. 23-51.


1) Discovery® C18 là ví dụ về sản phm thích hợp có bán sẵn. Thông tin này đưa ra tạo thuận tiện cho người sử dụng tiêu chuẩn này và không ấn định phải sử dụng sản phm này. Có thể sử dụng các sản phẩm tương tự nếu cho kết quả tương đương.

TCVN 9711:2013, Tiêu chuẩn quốc gia về Thực phẩm - Xác định fumonisin B1 và B2 trong thực phẩm từ ngô - Phương pháp HPLC có làm sạch bằng cột ái lực miễn nhiễm, Xác định fumonisin B1 và B2 trong thực phẩm, tcvn, miễn phí, EN 14352:2004

Đăng nhận xét

[blogger]

Author Name

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.