TCVN 9159:2012 Tiêu chuẩn quốc gia về Công trình thủy lợi - Khớp nối biến dạng - Yêu cầu thi công và nghiệm thu

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 9159 : 2012
CÔNG TRÌNH THỦY LỢI - KHỚP NỐI BIẾN DẠNG - YÊU CẦU THI CÔNG VÀ NGHIỆM THU
Hydraulic structures - Joint deformation - Requirements for construction and acceptance
Lời nói đầu
TCVN 9159 : 2012 Công trình thủy lợi - Khớp nối biến dạng - Yêu cầu thi công và nghiệm thu, được chuyển đổi từ 14TCN 90 -1995 Công trình thủy lợi - Quy trình thi công và nghiệm thu khớp nối biến dạng, theo quy định tại khoản 1 điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a, khoản 1 điều 7 của Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.
TCVN 9159 : 2012 do Trung tâm Khoa học và Triển khai kỹ thuật thủy lợi thuộc trường Đại học Thủy lợi biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

CÔNG TRÌNH THỦY LỢI - KHỚP NỐI BIẾN DẠNG - YÊU CẦU THI CÔNG VÀ NGHIỆM THU
Hydraulic structures - Joint deformation - Requirements for construction and acceptance
1 Phạm vi áp dụng
1.1 Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu về thi công và nghiệm thu các khớp nối biến dạng trong công trình thủy lợi.
1.2 Vật liệu được sử dụng làm khớp nối biến dạng quy định trong tiêu chuẩn này gồm bitum, tấm đồng, cao su, chất dẻo tổng hợp (PVC), bao tải đay, dây thừng đay, một số loại bán thành phẩm được gia công từ bitum tại công trường để sử dụng trong khớp nối như sơn bitum, mát tít át phan, tấm mát tít át phan...
2 Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau đây rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này: TCVN 7493 : 2005 : Bitum - Yêu cầu kỹ thuật;
TCVN 5308 - 1991 : Quy phạm kỹ thuật an toàn trong công tác xây dựng;
TCVN 2622 - 1995 : Phòng cháy, chống cháy cho nhà và công trình – Yêu cầu thiết kế.
3 Thuật ngữ và định nghĩa
Tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:
3.1
Bitum (Bitumen)
Một loại hợp chất hữu cơ thu được trong quá trình chưng cất dầu mỏ, đá dầu, bitum tự nhiên hoặc trầm tích nhựa đường. Ở nhiệt độ dưới 25 °C bitum có đặc điểm là cứng và hơi dính tay, để lâu ở nhiệt độ trên 25 °C sẽ mềm và tan chảy, gặp lạnh cứng lại, nếu đập mạnh sẽ vỡ thành từng mảnh có màu đen óng ánh. Bitum có khả năng tan hết hoàn toàn trong xăng và một số loại dung môi khác. Nhựa đường và hắc ín là hai dạng phổ biến nhất của bitum.
3.2
Chất độn khoáng vật dạng bột (Minaral filler)
Một loại khoáng vật dạng bột rất mịn trộn lẫn với bitum nóng chảy để chế tạo mát tít át phan dùng trong khớp nối công trình thủy lợi.
3.3
Cốt liệu nhỏ (Small grain material)
Vật liệu xây dựng dạng hạt có đường kính hạt lớn nhất không quá 2 mm.
3.4
Vải làm cốt (Textile fabric for framework)
Vật liệu dùng để làm cốt chế tạo các tấm ma tít át phan. Có thể dùng vải sợi đay, sợi gai hoặc vải sợi thủy tinh để làm vải cốt.
3.5
Mát tít át phan nóng chảy (Hot mastic asphalt melted)
Hỗn hợp dẻo của bitum được đun tới nhiệt độ công tác cùng với chất độn khoáng vật dạng bột (có thể thêm sợi amiăng phế phẩm) đã được sấy nóng tới nhiệt độ khoảng từ 180 °C đến 200 °C. Mát tít át phan nóng chảy dùng để chế tạo các tấm mát tít át phan hoặc đổ đầy vào các nêm chống thấm của khớp nối.
3.6
Vữa át phan nóng chảy (Asphalt-mortar melted)
Hỗn hợp dẻo gồm có bitum được đun nóng tới nhiệt độ công tác, chất độn khoáng vật dạng bột và cốt liệu nhỏ được sấy nóng tới nhiệt độ từ 180 °C đến 200 °C.
3.7
Tấm mát tít át phan (Mastic asphalt sheet)
Loại vật liệu gồm các lớp mát tít át phan nóng chảy và lớp vải cốt đã được tẩm bitum bố trí xen kẽ nhau. Số lượng các lớp này do thiết kế quy định. Có loại chỉ một lớp vải cốt và một hoặc hai lớp mát tit át phan, có loại có hai hoặc ba lớp vải cốt xen kẽ giữa các lớp mát tít át phan.
3.8
Mát tít át phan nguội (Cold-laid mastic asphalt)
Loại vật liệu được chế tạo từ nhũ keo bitum và chất độn khoáng vật dạng bột trộn đều với nhau trong điều kiện nhiệt độ bình thường.
3.9
Nhũ tương bitum (Emulsified bitumen)
Một hệ thống keo phức tạp gồm hai chất lỏng (bitum và nước) không hoà tan lẫn nhau mà do sự phân tán của chất lỏng này vào trong chất lỏng kia để tạo thành những giọt ổn định (đường kính trên 0,1 mm) nhờ sự có mặt của chất nhũ hoá có hoạt tính bề mặt.
4 Yêu cầu đối với vật liệu sử dụng trong khớp nối biến dạng
4.1 Bi tum
4.1.1 Bitum sử dụng trong các khớp nối biến dạng phải phù hợp với TCVN 7493 : 2005.
4.1.2 Mỗi loại bi tum có những đặc tính kỹ thuật riêng. Một số đặc tính kỹ thuật chủ yếu của bi tum thông dụng tham khảo ở phụ lục A.
4.1.3 Để tăng độ dẻo của bitum, có thể pha thêm dầu diezel hoặc dầu ma zút nhưng lượng dầu pha trộn không được vượt quá 5 % (các dầu này sẽ tồn tại lâu dài trong bitum và làm giảm tính bền đối với nước của nó).
4.1.4 Các thùng bitum khi mang ra công trường không được xếp chồng lên nhau mà phải xếp thành từng hàng để có thể kiểm tra và xử lý khi thùng bị thủng. Trường hợp bitum không đựng trong thùng kín thì phải được che mưa, che nắng và không để các tạp chất khác lẫn vào.
4.2 Dung môi làm loãng bitum
Dùng xăng làm dung môi pha loãng bitum. Không được dùng các loại dầu nặng như diezel, mazut, dầu hỏa để làm sơn bitum.
4.3 Các chất độn khoáng vật dạng bột
4.3.1 Có thể sử dụng bột đá vôi có cường độ chịu nén từ 30 MPa đến 60 MPa, đá đô lô mít, cao lanh, gạch nung, gạch chịu lửa nghiền nhỏ hoặc tro thải (tro bay) của các nhà máy nhiệt điện, bụi amiăng ngắn phế thải (có 99 % là sợi ngắn dưới 1,5 cm) trộn với bitum nóng chảy để chế tạo mát tít át phan nóng chảy hoặc với nhũ keo bitum để chế tạo mát tít át phan nguội. Có thể sử dụng xỉ lò cao và lò Mác tanh nghiền nhỏ làm chất độn nhưng phải loại bỏ hết các hạt kim loại có trong xỉ trước khi nghiền nhỏ.
4.3.2 Chất độn khoáng vật dạng bột phải đáp ứng các yêu cầu sau:
a) Xốp, khô, không vón cục khi trộn với bitum nóng chảy;
b) Có khả năng bám dính tốt với bitum;
c) Không trương nở trong nước;
d) Có độ bền trong môi trường ăn mòn;
e) Hàm lượng các hạt sét không vượt quá 1,5 % và hàm lượng các chất hòa tan trong nước không vượt quá 1,5 % theo khối lượng;
f) Có thành phần hạt như sau:
- Hạt nhỏ hơn 1,25 mm: không ít hơn 100 %;
- Hạt nhỏ hơn 0,50 mm: không ít hơn 95 %;
- Hạt nhỏ hơn 0,15 mm: không ít hơn 85 %;
- Hạt nhỏ hơn 0,07 mm: không ít hơn 60 %.
4.3.3 Hàm lượng chất độn khoáng vật dạng bột dùng để chế tạo mát tít át phan nóng chảy theo quy định tại 5.3.
4.3.4 Không sử dụng bột đá vôi trong môi trường nước chua. Không sử dụng xi măng pooc lăng trong môi trường nước biển, nước sun phát, nước chua. Sử dụng các chất độn trong môi trường ăn mòn phải do phòng thí nghiệm chuyên môn xác định theo yêu cầu của cơ quan tư vấn thiết kế.
4.3.5 Các chất độn khoáng vật dạng bột sau khi nghiền phải được đóng bao như xi măng và bảo quản trong kho có mái che và chống ẩm.
4.4 Cốt liệu nhỏ
4.4.1 Cốt liệu nhỏ dùng để trộn với bitum nóng chảy với chất độn khoáng vật tạo thành vữa át phan nóng chảy là cát xây dựng có kích thước hạt lớn nhất không quá 2 mm.
4.4.2 Cốt liệu nhỏ phải thỏa mãn các yêu cầu sau:
a) Hàm lượng các hạt sét không quá 1 % theo khối lượng và không có sét dạng cục;
b) Hàm lượng các chất hòa tan trong nước không quá 0,5 % theo khối lượng.
4.4.3 Hàm lượng cốt liệu nhỏ dùng để chế tạo vữa át phan nóng chảy quy định tại 5.4.3.
4.4.4 Cốt liệu nhỏ phải được bảo quản cẩn thận, không được để nước, đất bẩn và các loại cốt liệu hạt lớn lẫn vào.
4.5 Vải làm cốt
4.5.1 Dùng vải sợi đay, sợi gai, hoặc vải sợi thủy tinh làm cốt để chế tạo các tấm mát tít át phan. Vải làm cốt phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Cho phép bi tum nóng chảy thấm vào các sợi vải cốt;
- Còn mới, sạch sẽ, không bị mục nát;
- Không dính các loại dầu, mỡ, sơn.
4.5.2 Nếu dùng bao tải đay hay bao tải gai làm vải cốt thì phải chọn bao tải mới và tháo hết các đường viền, mép để mở rộng ra thành tấm to.
4.5.3 Vải cốt phải được bảo quản trong kho có mái che, trong điều kiện khô ráo. Vải để trong kho phải thường xuyên kiểm tra đề phòng nấm mốc và mối xông.
4.6 Vật kín nước bằng kim loại
4.6.1 Vật kín nước bằng kim loại trong khớp nối phải là đồng (đồng đỏ hoặc đồng thau).
4.6.2 Hồ sơ thiết kế phải quy định rõ trên bản vẽ về chủng loại, mã hiệu, đặc tính kỹ thuật, kích thước, hình dạng của các vật kín nước bằng kim loại.
4.6.3 Kim loại sử dụng làm vật kín nước phải phẳng, không bị rách, thủng. Phải xử lý sạch các vật lạ khác bám trên bề mặt kim loại.
4.7 Vật kín nước dạng băng bằng các vật liệu khác
4.7.1 Có thể sử dụng cao su và các loại chất dẻo tổng hợp để làm vật kín nước dạng băng trong khớp nối.
4.7.2 Cao su làm vật kín nước trong khớp nối phải thỏa mãn các yêu cầu sau:
- Sức kháng giới hạn chống kéo đứt không nhỏ hơn 20 MPa;
- Độ dãn dài khi bị kéo đứt không nhỏ hơn 500 %;
- Hệ số hóa già ở nhiệt độ 70 °C không thấp hơn 0,7.
4.7.3 Chất dẻo tổng hợp (PVC) làm vật kín nước trong khớp nối phải thỏa mãn các yêu cầu sau:
- Độ bền kéo đứt б phải lớn hơn 8 MPa ;
- Độ dãn dài khi đứt từ 250 % đến 280 %;
- Độ lão hóa không nhỏ hơn 80 %.
4.7.4 Các loại vật liệu làm khớp nối quy định tại 4.7.1, 4.7.2 và 4.7.3 phải được bảo quản cẩn thận trong kho có mái che, đảm bảo không có các tác động cơ học và tác động hóa học (kể cả khi vận chuyển) lên vật liệu làm khớp nối.
4.7.5 Trong một số trường hợp đặc biệt có thể sử dụng dây thừng tẩm bitum, dây đay tẩm bitum v.v... làm khớp nối. Hình dạng, kích thước và yêu cầu các loại vật liệu này do tư vấn thiết kế quy định.
5 Các chế phẩm từ bitum và công nghệ chế tạo chúng
5.1 Quy định chung
Một số chế phẩm từ butum được sử dụng trong các khớp nối biến dạng là sơn butum, mát tít át phan nóng chảy, vữa át phan nóng chảy, các tấm mát tít át phan nguội. Đun nóng bitum để sản xuất một số chế phẩm nêu trên được tiến hành theo trình tự sau đây (nên sử dụng các nguồn nhiệt có khả năng dễ điều chỉnh nhiệt độ như củi gỗ, không nên sử dụng than đá):
a) Giai đoạn 1: đun tới nhiệt độ từ 100 °C đến 110 °C để nước trong bitum bốc hơi hết (khi nước bốc hơi có hiện tượng sủi bọt). Thời gian khử nước có thể kéo dài từ vài giờ tới 24 giờ tùy thuộc vào hàm lượng nước có trong bitum và chiều dầy lớp bitum được đun nóng trong thùng;
b) Giai đoạn 2: khi bitum đã được khử hết nước (không còn hiện tượng sủi bọt), tiếp tục đun tới nhiệt độ công tác. Ở giai đoạn này nếu trộn các vật khác vào bitum đang đun nóng ở nhiệt độ công tác thì vật liệu này phải hoàn toàn khô.
5.2 Sơn bitum
5.2.1 Sơn bitum để tạo nên một lớp hoặc nhiều lớp bảo vệ cách nước trên bề mặt kết cấu cần bảo vệ (bê tông, gỗ, kim loại). Số lần sơn bitum và thành phần sơn bitum do tư vấn thiết kế quy định.
5.2.2 Khi sơn bitum lên bề mặt bê tông hoặc khi dán các tấm mát tít át phan lên bề mặt phải quét ít nhất 2 lớp sơn bitum với các tỉ lệ pha chế theo khối lượng như sau:
- Lớp 1: sơn sơ bộ gồm 25 % bitum và 75 % xăng;
- Lớp 2 và lớp 3: sơn bảo vệ gồm 50 % bitum và 50 % xăng.
Trước khi dán các tấm mát tít át phan lên bề mặt bê tông phải sơn bitum lên mặt bê tông để đảm bảo sự bám dính của tấm mát tít át phan với bề mặt bê tông.
5.2.3 Khi sơn bitum lên bề mặt gỗ và kim loại, tỷ lệ pha chế sơn bitum như sau:
- Lớp 1: bitum từ 30 % đến 35 %, xăng từ 65 % đến 70 %;
- Lớp 2: bitum từ 65 % đến 70 %, xăng từ 30 % đến 35 %.
5.2.4 Phương pháp chế tạo dung dịch sơn bitum như sau:
a) Phương pháp không đun bitum: sau khi cân đong lượng bitum đã khử hết nước và xăng cho từng mẻ, cho tất cả vào một thùng có nắp thật kín, để từ 5 ngày đến 7 ngày, mỗi ngày lăn thùng vài lần cho tới khi toàn bộ bitum được hòa tan trong xăng là được.
b) Phương pháp đun bitum: đun bitum tới nhiệt độ 100 °C đến 110 °C để khử hết nước. Sau đó để nguội tới 80 °C thì đổ xăng vào và khuấy trộn cho tới khi toàn bộ bitum được hòa tan. Phải dập tắt hết tất cả mọi nguồn phát lửa và than nóng trước khi đổ xăng vào bitum.
5.2.5 Có thể chế tạo sẵn loại sơn bitum đặc (với tỷ lệ bitum nhất định). Khi sử dụng phải pha thêm một lượng xăng tương ứng theo tính toán để có loại dung dịch sơn bitum theo yêu cầu.
5.2.6 Dung dịch sơn bitum chưa dùng tới phải được bảo quản trong thùng có nắp kín.
5.3 Chế tạo mát tít át phan nóng chảy
5.3.1 Tỷ lệ pha trộn để đạt được mát tít át phan nóng chảy do thiết kế quy định. Căn cứ vào nhiệt độ môi trường làm việc của mát tít, các lực tác động mà mát tít phải chịu và yêu cầu đảm bảo tính dễ thi công của mát tít mà quyết định tỷ lệ pha trộn phù hợp.
5.3.2 Nhiệt độ hóa mềm theo phương pháp “vòng và cầu” của mát tít át phan nóng chảy không được thấp hơn 60 °C đến 65 °C. Nếu mát tít át phan làm việc ở môi trường chịu ảnh hưởng trực tiếp của sức nóng mặt trời thì nhiệt độ hóa mềm từ 70 °C đến 85 °C hoặc cao hơn. Nếu mát tít được sử dụng để gia công chế tạo các tấm mát tít át phan dán trên các mặt đứng (hoặc nghiêng) thì nhiệt độ hoá mềm này phải cao hơn nhiệt độ lớn nhất trong thời gian thi công từ 35 °C đến 40 °C. Có thể tăng nhiệt độ hóa mềm bằng cách tăng tỷ lệ chất độn dạng bột hoặc sử dụng các loại bitum cứng hơn.
5.3.3 Để tăng khả năng chịu lực động của mát tít át phan nóng chảy, có thể sử dụng sợi amiăng phế thải (ngắn) hoặc xi măng pooc lăng làm chất độn với tỷ lệ bảo đảm tính dễ thi công quy định tại 5.3.4.
5.3.4 Để đảm bảo tính dễ thi công, hàm lượng của bột đá vôi (hoặc các vật liệu độn khác được nghiền có tỷ trọng bằng 2,7) không vượt quá 65 %. Nếu dùng chất độn nặng có tỷ trọng bằng 3,0 (ví dụ xi măng) không vượt quá 70 %. Nếu dùng chất độn nhẹ (bụi than, muội than…) hoặc chất độn có độ rỗng bên trong (tro thải nhà máy nhiệt điện), không vượt quá 50 % đến 60 %. Nếu dùng chất chất độn là sợi amiăng không quá 25 %. Nếu dùng hỗn hợp chất độn dạng bột và sợi amiăng thì tỷ lệ chất độn dạng bột có thể chiếm từ 15 % đến 20 % và sợi amiăng chiếm từ 10 % đến 15 %.
CHÚ THÍCH: Phần trăm quy định tại 5.3.4 là phần trăm của khối lượng hỗn hợp mát tít át phan.
5.3.5 Các tỷ lệ pha trộn mát tít át phan nóng chảy phải dựa trên cơ sở thí nghiệm xác định. Nếu khối lượng thi công nhỏ có thể tham khảo các số liệu trong phụ lục C và qua thực tế sử dụng để hiệu chỉnh.
5.3.6 Mát tít át phan nóng chảy để đổ vào trong các nêm chống thấm phải có khối lượng riêng không nhỏ hơn 1,5 g/cm³.
5.3.7 Các chất độn khoáng vật và sợi amiăng (nếu sử dụng) phải được sấy riêng. Không được cho chất độn khoáng vật, sợi amiăng nguội và ẩm vào bitum nguội rồi mới đun nóng hỗn hợp này tới nhiệt độ công tác.
5.3.8 Hỗn hợp mát tít át phan nóng chảy phải được trộn đều cho tới khi trở thành hỗn hợp đồng nhất. Trong quá trình trộn vẫn phải duy trì nhiệt độ công tác của bitum. Nếu trộn bằng máy (phải sử dụng máy trộn cưỡng bức kiểu chuyên dùng với thùng trộn có hai vỏ, ở giữa có khí nóng lưu chuyển), thời gian trộn không ít hơn 10 min đến 15 min (tùy thuộc dung tích thùng trộn). Nếu trộn bằng thủ công, phải sử dụng các thanh khuấy có bản rộng và gắn một miếng lưới thép ở gần đầu thanh để kiểm tra độ đồng nhất của hỗn hợp (vớt hỗn hợp lên ở nhiều vị trí khác nhau).
5.4 Vữa át phan nóng chảy
5.4.1 Vữa át phan nóng chảy là hỗn hợp dẻo gồm có bitum (được đun tới nhiệt độ công tác), chất độn khoáng vật dạng bột và cốt liệu nhỏ cũng được sấy nóng từ 180 °C đến 200 °C. Vữa át phan có độ bền cơ học và nhiệt độ hóa mềm (theo phương pháp “vòng và cầu”) cao hơn mát tít át phan nóng chảy, ở nhiệt độ cao có thể dễ dàng lấp đầy các khe, kẽ hẹp và có thể sử dụng để lấp đầy các khoang rỗng mà không cần phải đầm chặt.
5.4.2 Vữa át phan nóng chảy có thể sử dụng để thay thế mát tít át phan nóng chảy nhằm tiết kiệm bitum và chất độn khoáng vật.
5.4.3 Thành phần của vữa át phan nóng chảy do thí nghiệm quy định. Nếu không có điều kiện thí nghiệm có thể tham khảo một số cấp phối dưới đây để sử dụng thi công khớp nối công trình thủy công:
a) Cấp phối 1:
- Bitum: từ 15 % đến 25 %;
- Chất độn dạng bột: từ 28 % đến 26 %;
- Cát (d ≤ 2 mm): từ 50 % đến 60 % (nếu tỷ lệ cát chiếm trên 60 % thì tính dễ thi công của vữa sẽ giảm);
b) Cấp phối 2:
- Bitum: từ 18 % đến 21 %;
- Chất độn dạng bột: từ 42 % đến 39 %;
- Cát (d ≤ 2 mm): 40% ;
c) Cho phép sử dụng vữa át phan nóng chảy không có chất độn dạng bột đổ vào các lỗ nêm chống thấm khi kích thước của lỗ nêm không nhỏ hơn 40 cm x 40 cm:
- Bitum: từ 25 % đến 30 %;
- Cát mịn (phần lớn có kích thước hạt từ 0,25 mm đến 0,15 mm) : từ 70 % đến 75 % ;
(Khối lượng riêng của vữa át phan nóng chảy khoảng 1,8 g/cm³ đến 2,0 g/cm³).
5.4.4 Quy trình chế tạo vữa át phan nóng chảy tương tự chế tạo mát tít át phan nóng chảy. Cát sử dụng để chế tạo vữa át phan nóng chảy được sấy tới nhiệt độ từ 180 °C đến 200 °C rồi mới cân và cho vào thùng trộn.
5.4.5 Trường hợp đặc biệt cho phép dùng bitum nóng chảy đổ vào lỗ nêm chống thấm thay cho mát tít át phan nóng chảy hoặc vữa át phan nóng chảy.
5.5 Tấm mát tít át phan
5.5.1 Quy định chung
5.5.1.1 Tấm mát tít át phan được sử dụng để gián vào bề mặt bê tông trong các khe khớp nối lún khi chiều rộng các khe này bằng 0,5 cm đến 2,0 cm.
5.5.1.2 Yêu cầu kỹ thuật đối với các tấm mát tít át phan dùng trong công trình thủy lợi do tư vấn thiết kế quy định hoặc tham khảo ở phụ lục D.
5.5.2 Trình tự chế tạo tấm mát tít át phan
5.5.2.1 Trình tự chế tạo tấm mát tít át phan gồm 3 khâu riêng biệt:
- Gia công tấm vải cốt trong bitum nóng chảy;
- Chế tạo mát tít át phan nóng chảy;
- Đổ mát tít át phan nóng chảy ở nhiệt độ cao lên bề mặt các tấm vải cốt đã được tẩm bitum.
5.5.2.2 Trường hợp vải cốt được dệt bằng sợi có nguồn gốc thực vật phơi khô phải thỏa mãn các yêu cầu quy định tại 4.5.1. Vải cốt được nhúng vào thùng bitum đã khử hết nước và đun nóng tới nhiệt độ công tác, thời gian nhúng vào thùng bi tum không ít hơn 4 min.
5.5.2.3 Sau khi đã tẩm bitum vào các tấm vải cốt, vải cốt phải được rắc chất độn khô lên bề mặt để chống dính và bảo quản cẩn thận.
5.5.2.4 Để kiểm tra chất lượng tấm vải cốt, phải tháo ra một số sợi vải này để quan sát. Nếu các sợi này có màu đen đều, không có chỗ màu sáng thì việc tẩm vải cốt đạt yêu cầu chất lượng.
5.5.2.5 Nên sử dụng bao tải đay để tẩm bitum dán lên mặt bê tông.
5.5.2.6 Nếu sử dụng vải đay sợi thủy tinh làm cốt, chỉ cần ngâm vải này trong bitum pha loãng bằng xăng không cần đun nóng, sau đó hong cho xăng bốc hơi. Tỷ lệ pha loãng là 50 % bitum và 50 % xăng (tính theo khối lượng).
5.5.2.7 Để chế tạo tấm mát tít át phan, nên gia công các bàn khuôn bằng gỗ được bào nhẵn và phẳng, có kích thước (dài, rộng) bằng kích thước của tấm vải cốt và các thành gờ có chiều dày khác nhau bằng chiều dày của tấm mát tít cần chế tạo theo yêu cầu của thiết kế. Bàn khuôn phải được đặt thật ngang bằng (kiểm tra bằng ni vô). Mặt trong của thành khuôn và bàn khuôn phải được quét một lớp dung dịch sét để chống dính.
5.5.2.8 Đặt tấm vải cốt đã tẩm bitum cho thật phẳng trong khuôn (chiều dày thành bờ bằng chiều dày tấm vải cốt đã tẩm bitum cộng với chiều dày một hoặc hai lớp mát tít tùy theo quy định của thiết kế. Đổ mát tít át phan nóng chảy ở nhiệt độ từ 120 °C đến 140 °C vào khuôn và cán phẳng bằng một thanh gỗ sao cho tấm mát tít có chiều dày đồng đều và không để xuất hiện các túi không khi ở giữa lớp mát tít át phan và lớp vải cốt đã tẩm biitum.
5.5.2.9 Khi chế tạo các tấm mát tít có hai lớp mát tít ở hai bên mặt của lớp vải cốt (lớp vải cốt ở giữa), chờ cho lớp mát tít át phan thứ nhất (xem 5.5.2.8) nguội đi, sau đó bóc tấm mát tít này và lật ngược lại đặt vào khuôn khác có thành gờ dày hơn rồi lại tiếp tục đổ lớp mát tít át phan thứ hai lên trên mặt tấm vải cốt theo như cách đã đổ lớp thứ nhất.
5.5.2.10 Có thể thay thế lớp mát tít át phan bằng vữa át phan để chế tạo tấm mát tít át phan khi được tư vấn thiết kế đồng ý.
5.5.2.11 Có thể cuộn tấm mát tít át phan được chế tạo xong thành từng cuộn và bảo quản trong kho kín ở tư thế dựng đứng.
5.6 Dây thừng tẩm bitum
5.6.1 Dây thừng để tẩm bitum dùng trong khớp nối công trình thủy công có thể bằng sợi đay, sợi gai hay dứa. Yêu cầu về vật liệu làm dây thừng do tư vấn thiết kế quy định.
5.6.2 Cách tẩm bitum vào dây thừng cũng tương tự như tẩm bitum vào vải cốt sợi đay. Trước khi tẩm phải tở dây ra một ít, sau đó khoanh lại thành từng khoanh tròn và dùng dây buộc lại thành từng cuộn có chiều dài bằng chiều dài sử dụng trong khớp nối. Nên treo cuộn dây cho nằm lơ lửng trong thùng bitum nóng chảy đã khử hết nước và được đun nóng tới nhiệt độ công tác cho đến khi bitum thấm đều vào trong lõi dây.
5.7 Mát tít át phan nguội
5.7.1 Mát tít át phan nguội được chế tạo từ nhũ keo bitum và chất độn khoáng vật dạng bột trộn đều nhau, dùng để trát bề mặt bê tông trong các khớp nối biến dạng có chiều rộng từ 0,3 cm đến 0,6 cm (một lớp), từ 0,6 cm đến 4,0 cm (nhiều lớp). Sau khi khô, mát tít át phan nguội trở thành vật liệu át phan dẻo, bền nhiệt, có cường độ chịu cắt tương đối cao.
5.7.2 Để đảm bảo tính bền nước của mát tít át phan nguội, phải sử dụng chất tạo nhũ là vôi tôi loại I (có hàm lượng oxít can xi không ít hơn 80 %). Với chất tạo nhũ là vôi tôi, mát tít khô sẽ có độ hút nước và độ trương nở thấp nhất. Mát tít với chất tạo nhũ là vôi làm việc tốt trong các môi trường nước mềm, nước biển, nước ăn mòn sun phát nhưng không được sử dụng trong môi trường nước chua. Mát tít át phan nguội trong khe khớp nối cần có độ dẻo và khả năng biến dạng cao, nên có thể sử dụng sét, á cát làm chất tạo nhũ. Tuyệt đối không dùng xi măng làm chất tạo nhũ.
5.7.3 Nhũ keo bitum dùng để chế tạo mát tít át phan nguội. Để tăng sức bám dính của mát tít át phan nóng hoặc mát tít át phan nguội trên bề mặt bê tông, trước khi trát mát tít phải quét nhũ keo bitum lên bề mặt bê tông. Khi quét lên bề mặt bê tông phải pha loãng nhũ keo từ 2 lần đến 3 lần.
5.7.4 Tỷ lệ thành phần các chất trong nhũ keo bitum thông thường quy định trong bảng 1:

TCVN 9159:2012, TCVN 9159:2012 Tiêu chuẩn quốc gia về Công trình thủy lợi - Khớp nối biến dạng - Yêu cầu thi công và nghiệm thu, tiêu chuẩn công trình thủy lợi

Nhãn:

Đăng nhận xét

[blogger]

Author Name

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.