TCVN 9392:2012 Tiêu chuẩn quốc gia về Thép cốt bê tông - Hàn hồ quang

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 9392:2012
THÉP CỐT BÊ TÔNG - HÀN HỒ QUANG
Metal arc welding of steel for concrete reinforcement
Lời nói đầu
TCVN 9392:2012 chuyển đổi từ TCXD 227:1999 thành Tiêu chuẩn Quốc gia theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm b khoản 2 Điều 7 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.
TCVN 9392:2012 do Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng - Bộ Xây dựng biên soạn, Bộ Xây dựng đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

THÉP CỐT BÊ TÔNG - HÀN HỒ QUANG
Metal arc welding of steel for concrete reinforcement
1. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu kỹ thuật hàn hồ quang đối với vật liệu thép cốt bê tông, các phương pháp kiểm tra quy trình hàn và tay nghề thợ hàn, áp dụng cho các liên kết hàn hồ quang thép để làm cốt trong kết cấu bê tông cốt thép.
Tiêu chuẩn áp dụng cho hàn thép cốt bê tông theo các tiêu chuẩn TCVN 1651-1:2008TCVN 1651-2:2008TCVN 6288:1997. Tiêu chuẩn cũng áp dụng cho hàn liên kết thép cốt với chi tiết thép xây dựng khác.
Ngoài các yêu cầu được quy định ở trên, các yêu cầu chi tiết nêu trong điều 4 cũng phải được ghi trong hồ sơ.
Các quy trình hàn trong tiêu chuẩn này bao gồm: hàn hồ quang tay, hàn trong môi trường khí bảo vệ, hàn không có khí bảo vệ bằng dây có lõi thuốc.
2. Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau là cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 1651-1:2008Thép cốt bê tông - Phần 1: Thép thanh tròn trơn.
TCVN 1651-2:2008Thép cốt bê tông - Phần 2: Thép thanh vằn.
TCVN 6288:1997Dây thép vuốt nguội để làm cốt bê tông và sản xuất lưới thép hàn.
3. Thuật ngữ và định nghĩa
Tiêu chuẩn sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:
3.1. Thép cốt (Bar)
Sản phẩm thép có dạng tròn nhẵn hoặc có gai, kể cả thép thanh hoặc thép sợi.
3.2. Thép cốt cán nóng (Hot rolled bar)
Thép cốt theo tiêu chuẩn TCVN 1651-1:2008TCVN 1651-2:2008.
3.3. Thép sợi gia công nguội (Cold reduced wire)
Thép sợi theo tiêu chuẩn TCVN 6288:1997.
3.4. Thép cốt có gân hoặc thép sợi có gân (Deformed bar or wire)
Thép cốt hoặc thép sợi có gân bề mặt nhằm làm tăng độ bám dính trong bê tông. Góc độ của gân được quy định trong các tiêu chuẩn TCVN 1651-2:2008TCVN 6288:1997.
3.5. Đường kính danh nghĩa (Nominal size, d)
Đường kính tương ứng với diện tích tiết diện tính toán của thép cốt.
3.6. Giới hạn chảy (Yield stress)
Ứng suất đo được trong thí nghiệm kéo khi độ dãn dài đạt giá trị quy định.
3.7. Mối hàn kết cấu (Structural joint)
Mối hàn được thiết kế để chịu lực trong quá trình làm việc.
3.8. Mối hàn đính (Tack weld)
Mối hàn được sử dụng để định vị các thép cốt với nhau.
3.9. Mối hàn góc vát (Flare-bevel fillet weld)
Mối hàn giữa mặt cong của thép cốt với mặt phẳng của thép hình (Hình 1.a và Hình 1.b).
3.10. Mối hàn góc chữ V (Flare-vee fillet weld)
Mối hàn giữa các mặt cong của hai thép cốt ghép song song liền kề nhau (Hình 1.c và Hình 1.d).
Hình 1 - Các mối hàn góc vát và hàn góc chữ V
3.11. Liên kết hàn đối đầu (Butt joint)
Mối hàn giữa hai thép cốt có trục trên cùng một đường thẳng, vùng nối của chúng được hàn hoàn toàn (Bảng 1).
Bảng 1 - Các liên kết hàn đối đầu
No
Chi tiết
Phạm vi kích thước
Phạm vi áp dụng
1
từ 45o đến 60o
Khe hở từ 1,5 mm đến 3 mm
Tất cả các cỡ đường kính
Khi hàn được gốc mối hàn ở mặt sau
2
Gá tạm máng đỡ bằng đồng, khe hở 3 mm
Tất cả các cỡ đường kính
Khi không hàn được gốc mối hàn ở mặt sau
3*
Gá máng đỡ bằng thép, khe hở 3 mm
Tất cả các cỡ đường kính
Khi không hàn được gốc mối hàn ở mặt sau
4

Khe hở từ 2.5 mm đến 3.5 mm
từ 25 mm đến 50 mm
Thường áp dụng khi thép cốt có thể xoay được để hàn ở vị trí hàn bằng
5
Khe hở từ 10 mm đến 25 mm
Máng bằng đồng, có khe hở 6 mm
từ 5 mm đến 50 mm
Cách chắc hơn dùng thông thường
6
Vát mép 60o chữ V, khe hở 3 mm
từ 25 mm đến 50 mm
Hàn ở vị trí ngang và đứng, ít sử dụng
7
Khe hở 3 mm
25 mm và nhỏ hơn
Thường áp dụng cho cỡ đường kính nhỏ. Thép cốt ở vị trí thẳng đứng
8
Khe hở 3 mm
từ 25 mm đến 40 mm
Thường áp dụng cho cỡ đường kính trung bình. Thép cốt ở vị trí thẳng đứng
9
Khe hở 3 mm
từ 25 mm đến 50 mm
Thường áp dụng cho cỡ đường kính lớn. Thép cốt ở vị trí thẳng đứng
CHÚ THÍCH: *) Máng đỡ bằng thép được cố định trong liên kết và không tham gia chịu lực.
3.12. Liên kết hàn ốp táp (Splice joint)
Mối nối giữa hai thép cốt có các trục thẳng hàng. Các thép cốt được nối bằng các đường hàn góc thông qua chi tiết ốp chung, vùng tiếp giáp của chúng không hàn (Hình 2).
3.1.3. Chi tiết ốp (Splice member)
Chi tiết dạng thép tấm, thép góc, thép hình, thép ống hoặc thép cốt được sử dụng để liên kết hai thép cốt với nhau. Hai thép cốt được hàn riêng biệt vào chi tiết ốp thay cho việc hàn chúng với nhau (Hình 2).
a) Liên kết hàn có sử dụng ốp táp bằng thép tấm
b) Liên kết hàn có sử dụng ốp táp bằng thép góc
c) Liên kết hàn có sử dụng ốp táp bằng thép cốt
Hình 2 - Liên kết hàn ốp táp
3.14. Liên kết hàn ghép chồng (Lap joint)
Mối hàn nối hai thép cốt ghép chồng lên nhau (Hình 3 và Hình 4).
3.15. Liên kết hàn chữ thập (Cruciform joint)
Liên kết bằng mối hàn góc giữa hai thép cốt có các trục vuông góc với nhau (Hình 5).


TCVN 9392:2012 Tiêu chuẩn quốc gia về Thép cốt bê tông - Hàn hồ quang, TCVN9392:2012, tcvn, miễn phí, tiêu chuẩn việt nam, tiêu chuẩn thép bê tông

Nhãn:

Đăng nhận xét

[blogger]

Author Name

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.