TCVN 9169:2012 Tiêu chuẩn quốc gia về Công trình thủy lợi - Hệ thống tưới tiêu - Quy trình tưới nhỏ giọt

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 9169:2012
CÔNG TRÌNH THỦY LỢI - HỆ THỐNG TƯỚI TIÊU - QUY TRÌNH TƯỚI NHỎ GIỌT
Hydraulic structure - Irrigation and drainage system - Drip irrigation process
Lời nói đầu
TCVN 9169:2012 được xây dựng từ kết quả nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu ứng dụng công nghệ tưới tiết kiệm nước cho cây nho và cây thanh long vùng khô hạn Nam Trung Bộ”.
TCVN 9169:2012 do Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

CÔNG TRÌNH THỦY LỢI - HỆ THỐNG TƯỚI TIÊU - QUY TRÌNH TƯỚI NHỎ GIỌT
Hydraulic structure - Irrigation and drainage system - Drip irrigation process
1. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định chọn hệ thống tưới nhỏ giọt và yêu cầu kỹ thuật tưới nhỏ giọt.
2. Thuật ngữ định nghĩa
Tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ, định nghĩa sau.
2.1 Hệ thống tưới nước nhỏ giọt (Drip irrigation system)
Bao gồm: (1) Nguồn nước, cụm công trình đầu mối (water source, head works)
               (2) Hệ thống đường ống dẫn (main pipeline)
               (3) Ống tưới, vòi tưới (lateral, dripper)
3. Quy trình tưới
3.1 Quy trình lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt
Thiết bị hệ thống yêu cầu thiết kế đồng bộ theo tiêu chuẩn của nhà sản xuất, do vậy quy trình lắp đặt đều phải tuân theo chỉ dẫn của nhà chế tạo.
- Cụm đầu mối: Máy bơm, bình trộn phân, bộ lọc, van áp lực, đồng hồ lưu lượng, đồng hồ áp lực, van xả khí.
- Hệ thống dẫn: Đường ống dẫn chính được chôn sâu 50 cm, đường ống nhánh chôn sâu 40 cm và 30 cm. Cuối đường ống chính lắp đặt van xả khí, cuối đường ống nhánh lắp đặt nắp bịt xả cặn.
- Dẫn tưới trên mỗi lô: Tại mỗi lô có 1 van điều tiết, đường ống tưới, vòi nhỏ giọt.
- Thiết bị đo độ ẩm gắn vào tensiometer được chôn cố định trong vòng tròn bán kính hút ẩm của cây. Chiều sâu chôn theo các độ sâu: 20 cm; 50 cm và 80 cm.
3.2 Quy trình vận hành hệ thống tưới nhỏ giọt
3.2.1 Kiểm tra trước khi vận hành
3.2.1.1 Máy bơm và động cơ
Máy bơm và động cơ của hệ thống phải thường xuyên kiểm tra và bảo trì các hạng mục sau:
- Kiểm tra dầu bôi trơn máy có sạch không;
- Kiểm tra nguồn điện có khớp với điện thế và tần số ghi trên nhãn động cơ;
- Kiểm tra dây tiếp điện của động cơ;
- Đường ống hút, trỏ cửa vào;
- Kiểm tra độ ổn định và ăn mòn của bệ máy.
Cần kiểm tra thường xuyên hệ thống điện (bởi thợ điện) bao gồm các đầu nối và thiết bị bên trong bộ khởi động và động cơ:
- Kiểm tra liên kết giữa máy bơm và động cơ.
- Kiểm tra toàn bộ các bu lông về độ chặt và độ ăn mòn.
- Kiểm tra định kỳ các thiết bị lọc tự động hoặc bằng tay, xem xét kỹ mức độ thích hợp và tình trạng sạch sẽ. Kiểm tra thiết bị an toàn cho vận hành thiết bị lọc.
- Kiểm tra toàn bộ đường ống.
- Kiểm tra các cuộn cảm ứng (từng cái một) mỗi tuần một lần.
- Kiểm tra độ chính xác trong hoạt động, xác nhận toàn bộ thiết bị phụ và các cảm biến hoạt động đúng. Các dịch vụ sau đó theo đề nghị của nhà sản xuất.
- Các van cô lập cần được kiểm tra hàng năm tại các vị trí hoạt động của chúng.
- Hệ thống điều khiển cần phải được kiểm tra hàng năm đúng theo kỳ hạn được cập nhật phần mềm cũng như phần cứng.
- Các bộ lọc hỗ trợ cần được kiểm tra mỗi lần bằng phương pháp kiểm tra nhanh.
3.2.1.2 Đường ống tưới và các van
Khi hệ thống bắt đầu làm việc phải kiểm tra các van xem có làm việc bình thường không. Đối với van đầu mối nếu thấy tăng, giảm đột ngột phải kiểm tra đường ống có bị xì nước, vỡ đường ống do bị chuột, chó cắn v.v… các van nhánh đóng mở có đúng quy định không, nếu phát hiện các van đều mở đều đóng, phải đóng, mở theo đúng quy trình tưới.
3.2.2 Kiểm tra trong quá trình vận hành
3.2.2.1 Thiết bị bơm
- Kiểm tra máy bơm về tiếng ồn, độ rung, rò rỉ, lưu lượng và áp lực bơm; so sánh lưu lượng và áp lực thực tế với chỉ số thiết kế.
- Kiểm tra động cơ về tiếng ồn, độ rung và yêu cầu về điện.
- Kiểm tra động cơ diezen về tiếng ồn, rung, áp lực dầu, nhiệt độ và tiêu thụ nhiên liệu, thay dầu theo đề nghị của nhà sản xuất.
3.2.2.2 Thiết bị đo lưu lượng
- Lưu lượng tăng cho biết đường ống bị rò rỉ hoặc bị vỡ, áp lực quá cao ở cuối ống, các đầu phun mòn hoặc quá cỡ, van giảm áp điều chỉnh không thích hợp hoặc các van mở thừa.
- Giảm lưu lượng cho biết đầu tưới, bộ lọc hoặc các bộ phận khác bị cản trở, bơm mòn, áp lực cuối ống quá thấp, lẫn khí trong hệ thống; van giảm áp điều chỉnh không đúng.
3.2.2.3 Thiết bị phun hóa chất và ngăn dòng chảy ngược
Xem xét kỹ các ống tưới, van, bơm, động cơ và các thiết bị phun khác về sự rò rỉ hoặc hoạt động không thích hợp, làm sạch bộ lọc, màng chắn, lưới lọc, vòi phun và thùng sau mỗi lần sử dụng. Chuẩn bị và chứa hóa chất theo đề nghị của nhà sản xuất.
3.2.2.4 Các yêu cầu khác
Đồng hồ đo: đồng hồ nước phải phù hợp với đồng hồ lưu lượng của máy bơm:
- Kiểm tra nước làm mát ổ đỡ: lưu lượng làm mát phù hợp từ 10 giọt/phút đến 30 giọt/phút. Nếu không có thể tăng giảm vít điều chỉnh;
- Kiểm tra nhiệt độ tại các vị trí ổ đỡ: thường nhiệt độ trong khoảng từ 200C đến 4000C;
- Kiểm tra máy bơm và đường ống có bị rò rỉ nước hoặc khí lọt vào không, nếu có phải xử lý ngay;
- Khi dừng máy bơm nên đóng van phía ống ra trước, sau đó ngắt điện để giảm độ rung;
- Kiểm tra nhiệt độ vận hành của động cơ có vượt quá qui định cho phép không ghi trên nhãn đông cơ không. Nếu có phải dừng ngay để sửa chữa. Trường hợp trên nhãn không ghi nhiệt độ cho phép, có thể chuẩn đoán nhiệt độ trong động cơ không được vượt quá 500C, lớn nhất nhưng không được quá 800C.
3.2.3 Quy trình vận hành
3.2.3.1 Vận hành lần đầu
Để tránh tạp chất bẩn làm tắc đường ống khi vận hành lần đầu phải mở các van cuối của đường ống chính, ống nhánh và mở tất cả đầu cuối của đường ống cấp cuối  cùng để thau rửa sạch đường ống. Việc thau rửa được tiến hành cho từng cấp ống: thời gian thau rửa khoảng 15 min; thau rửa xong, trước tiên phải đóng van tháo nước của ống chính, sau đó đóng van tháo nước của ống nhánh và cuối cùng bịt kín đầu cuối của các cấp ống cuối cùng.
3.2.3.2 Vận hành thường xuyên
Đề phòng phát sinh hiện tượng nước va trong đường ống cần phải đóng, mở van từ từ. Tốc độ làm đầy ống nhánh không lớn hơn 0,5 m/s; thời gian làm đầy ống không được nhỏ hơn 15 min. Khi dừng vận hành, thời gian đóng van không được nhỏ hơn các giá trị trong Bảng 1.
Tưới luân phiên theo trình tự, kế hoạch đã được lập; trong thời gian tưới cần kiểm tra tình hình làm việc của đường ống; nếu phát hiện thấy hư hỏng, rò rỉ nước cần phải sửa chữa ngay.


TCVN 9169:2012 , Tiêu chuẩn, quốc gia, về Công trình thủy lợi, Hệ thống tưới tiêu , Quy trình tưới nhỏ giọt, tcvn miễn phí, tiêu chuẩn về xây dựng

Nhãn:

Đăng nhận xét

[blogger]

Author Name

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.