TCVN 9168:2012 Tiêu chuẩn quốc gia về Công trình thủy lợi - Hệ thống tưới tiêu - Phương pháp xác định hệ số tưới lúa

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 9168 : 2012
CÔNG TRÌNH THỦY LỢI - HỆ THỐNG TƯỚI TIÊU - PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH HỆ SỐ TƯỚI LÚA
Hydraulic structure - Irrigation and drainage system - Method of irrigation coefficient determination for rice crop
Lời nói đầu
TCVN 9168 : 2012 được chuyển đổi từ 14TCVN 61-92 theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1 Điều 7 Nghị định số127/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.
TCVN 9168 : 2012 do Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

CÔNG TRÌNH THỦY LỢI - HỆ THỐNG TƯỚI TIÊU - PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH HỆ SỐ TƯỚI LÚA
Hydraulic structure - Irrigation and drainage system - Method of irrigation coefficient determination for rice crop
1. Phạm vi áp dụng
1.1. Tiêu chuẩn này quy định yêu cầu kỹ thuật cơ bản trong tính toán xác định hệ số tưới và chế độ tưới cho ruộng lúa, áp dụng cho hệ thống tưới có quy mô từ cấp III trở lên.
1.2. Đối với các hệ thống tưới có quy mô cấp IV có thể vận dụng tiêu chuẩn này để tính toán chế độ tưới và hệ số tưới lúa, hoặc xác định theo TCVN 8641 : 2011.
1.3. Khi sử dụng các hệ số trong tiêu chuẩn này, cần phân tích lựa chọn các thông số đầu vào phù hợp với tình hình cụ thể của từng vùng, từng địa phương.
2. Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau đây là rất cần thiết khi áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các bản sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 8641 : 2011Công trình thủy lợi - Kỹ thuật tưới tiêu nước cho cây lương thực và thực phẩm.
3. Thuật ngữ và định nghĩa
Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ, định nghĩa sau.
3.1. Lượng bốc hơi mặt ruộng ETc (Evapotransporation of crop)
Lượng thoát hơi nước qua lá trong quá trình phát triển của cây trồng cộng với lượng bốc hơi nước qua mặt thoáng trong thời kỳ đó.
3.2. Lượng bốc hơi tiềm năng ETo (Potential evaptransporation)
Lượng bốc thoát nước qua một thảm thực vật được duy trì độ ẩm đầy đủ trong suốt thời gian sinh trưởng.
3.3. Hệ số tưới (Coefficient of irrigation)
Lưu lượng nước cần thiết phải cung cấp cho một đơn vị diện tích canh tác trong một đơn vị thời gian để đáp ứng yêu cầu sinh trưởng và phát triển của cây trồng có mặt trên diện tích đó, ký hiệu l/s.ha.
Hệ số tưới được phân thành: Hệ số tưới tại mặt ruộng, hệ số tưới tại công trình đầu mối hoặc hệ số tưới của toàn thể hệ thống tính theo công thức:
trong đó
qht là hệ số tưới của toàn hệ thống;
qmr là hệ số tưới mặt ruộng;
η là hệ số sử dụng nước của toàn hệ thống tưới, phương pháp xác định đã được quy định trong tiêu chuẩn thiết kế kênh tưới.
4. Các tài liệu cơ bản cần thiết cho việc tính toán hệ số tưới
4.1. Tài liệu về cây trồng: Thời vụ, thời kỳ sinh trưởng, chế độ canh tác gieo cấy (làm ải, làm dầm, gieo cấy đồng thời, tuần tự).
4.2. Tài liệu về đất đai, địa chất thủy văn như thành phần cơ giới, độ rỗng của đất, độ ẩm ban đầu, độ ẩm tối đa đồng ruộng, hệ số ngấm bão hòa, hệ số ngấm ổn định, vị trí của mực nước ngầm trước khi tưới, vị trí của tầng đế cày.
4.3. Các tài liệu về khí tượng thủy văn như mưa, bốc hơi, nhiệt độ, độ ẩm không khí, gió, bức xạ, số giờ nắng trong ngày. Liệt các tài liệu đo đạc này phải đủ dài (trên 12 năm) để đảm bảo độ chính xác trong tính toán.
4.4. Tần suất mô hình mưa tưới thiết kế để tính toán xác định nhu cầu cấp nước đảm bảo cho hệ thống tưới được quy định là 85% cho tất cả các cấp công trình.
4.5. Tài liệu mô hình mưa tưới thiết kế bao gồm:
- Tổng lượng mưa năm tương ứng với tần suất thiết kế và phân phối lượng mưa theo từng ngày trong năm;
- Chọn mô hình mưa thiết kế được xác định thông qua mô hình mưa điển hình. Mô hình mưa điển hình là mô hình đã xảy ra trong thực tế, có tổng lượng mưa xấp xỉ với tổng lượng mưa thiết kế, có dạng phân phối là phổ biến và thiên về bất lợi.
5. Phương pháp xác định hệ số tưới mặt ruộng lúa
5.1. Theo nguyên tắc là phương pháp giải phương trình cân bằng nước đến và lượng nước hao cho năng suất cao của cây trồng
Wmin ≤ Wc ≤ Wmax
trong đó
Wmin, Wmax là lượng nước tương ứng với lớp nước mặt ruộng nhỏ nhất và lớn nhất theo công thức tưới tăng sản;
Wmax - Wmin là dung tích điều tiết nước trên ruộng lúa.
5.2. Phương trình cân bằng nước
Trong một thời gian tính Δt nào đấy, hệ số tưới mặt ruộng lúa cho 1 ha đại diện được xác định thông qua việc giải phương trình cân bằng nước mặt ruộng như sau:
Wo + m + 10CP = Wng + Wbh + Wth + Wc                         (1)
trong đó


TCVN 9168:2012, Tiêu chuẩn, quốc gia, về Công trình, thủy lợi, Hệ thống tưới tiêu, Phương pháp, xác định, hệ số tưới lúa, tcvn miễn phí, tcvnmienphi, tiêu chuẩn về xây dựng

Nhãn:

Đăng nhận xét

[blogger]

Author Name

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.