TCVN 9140:2012 Tiêu chuẩn quốc gia về Công trình thủy lợi - Yêu cầu bảo quản mẫu nõn khoan trong công tác khảo sát địa chất công trình

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 9140:2012
CÔNG TRÌNH THỦY LỢI - YÊU CẦU BẢO QUẢN MẪU NÕN KHOAN TRONG CÔNG TÁC KHẢO SÁT ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH
Hydraulic structures - Technical requirements for preserving samples in the work on geological investigation
Lời nói đầu
TCVN 9140:2012 được chuyển đổi từ QP.TL-2.70 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1 điều 7 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.
TCVN 9140:2012 do Viện thủy điện và năng lượng tái tạo - Viện khoa học thủy lợi Việt Nam biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

CÔNG TRÌNH THỦY LỢI - YÊU CẦU BẢO QUẢN MẪU NÕN KHOAN TRONG CÔNG TÁC KHẢO SÁT ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH
Hydraulic structures - Technical requirements for preserving samples in the work on geological investigation
1. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này áp dụng đối với tất cả mẫu nõn khoan lấy từ các loại hố khoan sau:
- Mẫu nõn khoan thăm dò địa chất công trình (ĐCCT) các giai đoạn khảo sát thiết kế xây dựng và sửa chữa công trình thủy lợi;
- Mẫu nõn khoan kiểm tra chất lượng thi công đập, các hố khoan kiểm tra chất lượng xử lý gia cố, chống thấm nền và thân công trình thủy lợi;
Tiêu chuẩn này không đề cập đến mẫu thí nghiệm, việc bảo quản mẫu đá và đất dùng cho các thí nghiệm trong phòng thực hiện theo tiêu chuẩn khác (ví dụ 14TCN 124-2002 v.v…)
2. Thuật ngữ và định nghĩa
2.1 Công trình thủy lợi (Hydraulic structures)
Bao gồm cả cụm đầu mối công trình thủy điện (Hồ chứa nước, đập ngòi sông suối, công trình xả lũ, hệ thống dẫn nước, nhà máy thủy điện).
2.2 Khảo sát (thăm dò) ĐCCT (geological investigation)
Bao gồm cả khảo sát (thăm dò) yếu tố địa chất thủy văn (ĐCTV) cho mục đích thiết kế xây dựng thủy lợi.
2.3 Mẫu nõn khoan (sample)
Nõn khoan là tên gọi chung của đá và đất lấy từ trong ống mẫu khoan máy; vật liệu thân công trình lấy từ trong ống mẫu khoan máy cũng gọi là nõn khoan;
Mẫu đất trong tiêu chuẩn này là tên gọi chung của mẫu nham thạch mềm rời (đất, cát, dăm sạn, sỏi cuộn) lấy từ mũi khoan tay và từ mũi xuyên tiêu chuẩn SPT.
2.4 Hòm mẫu nõn khoan bao gồm hòm nõn và hòm mẫu:
- Hòm nõn là hòm dựng toàn bộ nõn khoan máy (cả đá và đất) được sắp xếp và ghi hòm nõn theo 4.3;
- Hòm mẫu là hòm đựng mẫu  đất đại diện cho từng đoạn sâu khoan tay và xuyên tiêu chuẩn SPT được sắp xếp và ghi hòm mẫu theo 4.3.
2.5 Nhà kho bảo quản bao gồm nhà kho tạm thời và nhà kho bảo quản lâu dài:
- Kho tạm thời là kho bảo quản mẫu nõn khoan trong các giai đoạn khảo sát thiết kế đến khi kết thúc xây dựng công trình thủy lợi. Có 2 mức kho tạm thời: mức 1 kho tạm thời bảo quản mẫu nõn khoan tại đơn vị  khảo sát ĐCCT đến khi sản phẩm khoan được xác nhận để nghiệm thu; mức 2 kho bảo quản mẫu nõn khoan tại Ban quản lý xây dựng công trình trước khi bàn giao cho cơ quan Quản lý khai thác công trình.
- Kho lâu dài là kho bảo quản mẫu nõn khoan các hố khoan thăm dò ĐCCT đã được lựa chọn (của một hoặc nhiều công trình) để bảo quản trong quá trình khai thác công trình thủy lợi. Tiêu chuẩn lựa chọn và thời gian bảo quản thực hiên theo 5.2.
3. Quy định chung
3.1 Mẫu nõn khoan là sản phẩm trực tiếp của hố khoan khảo sát ĐCCT thủy lợi để xác định địa tầng, cấu trúc, mức độ phong hóa, mức độ nứt nẻ của đá gốc và thành phần, kết cấu, trạng thái của đất … thay đổi theo chiều sâu hố khoan; là tài liệu thực tế để theo dõi, đánh giá khả năng và mức độ phong hóa, biến đổi tiếp diễn của nham thạch nền công trình… do vậy phải được bảo quản ngay từ lúc lấy nõn, mẫu đá và đất, sắp xếp, lưu trữ và bảo quản đúng yêu cầu và quy định cụ thể ở điều 4.
3.2 Bảo quản mẫu nõn khoan phải có kèm theo hình trụ hố khoan, bảng thống kê và ảnh nõn khoan (ảnh kỹ thuật số - KTS lưu giữ trong album và trong đĩa CD).
3.3 Các loại mẫu nõn khoan sau đây là đối tượng phải bảo quản:
- Mẫu nõn khoan các hố khoan thăm dò ĐCCT các giai đoạn khảo sát từ giai đoạn DAĐT đến các bước thiết kế xây dựng công trình thủy lợi.
- Mẫu nõn khoan các hố khoan kiểm tra để đánh giá chất lượng thi công thân công trình và chất lượng thi công xử lý nền công trình thủy lợi;
- Mẫu nõn khoan các hố khoan khảo sát hiện trạng chất lượng thân và nền công trình để thiết kế sửa chữa, nâng cấp công trình thủy lợi;
4. Yêu cầu và quy định cụ thể
4.1 Yêu cầu về mức độ bảo quản mẫu nõn khoan khảo sát ĐCCT thủy lợi
4.1.1 Bảo quản tạm thời trong giai đoạn khảo sát thiết kế xây dựng công trình thủy lợi vói tất cả mẫu nõn khoan khảo sát ĐCCT quy định ở 3.3;
Bảo quản tạm thời tại đơn vị khảo sát ĐCCT thực hiện theo 4.4.1.
Bảo quản tạm thời tại Ban quản lý xây dựng công trình thực hiện theo 4.4.2.
Yêu cầu về tiếp nhận mẫu nõn khoan để bảo quản tạm thời thực hiện theo 4.4.1 và 4.4.2;
Trong thời gian bảo quản tạm thời có thể giảm mẫu nõn khoan theo 5.1.
4.1.2 Bảo quản lâu dài trong giai đoạn khai thác công trình thủy lợi chỉ thực hiện với số mẫu nõn khoan khảo sát ĐCCT đã được lựa chọn sau khi đã giảm theo quy định ở 5.1;
yêu cầu về tiếp nhận mẫu nõn khoan để bảo quản lâu dài thực hiện theo 4.4.3;
Thời gian bảo quản lâu dài thực hiện theo 5.2.
4.1.3 Số lượng mẫu nõn khoan bảo quản lâu dài ở từng công trình thủy lợi cụ thể là số lượng mẫu nõn khoan không được giảm quy định ở 5.1, khoảng 0% đến 70% tổng khối lượng mẫu nõn khoan khảo sát ĐCCT (0% mẫu nõn khoan thăm dò ĐCCT thủy lợi nền mềm rời, cấp III trở xuống: 70% nõn khoan khảo sát ĐCCT ở công trình khối lượng khoan ít mà điều kiện ĐCCT phức tạp).
4.2 Yêu cầu về nhà kho bảo quản mẫu nõn khoan
4.2.1 Nhà kho tạm thời
- Nhà kho tạm thời của đơn vị khảo sát ĐCCT do đơn vị khảo sát ĐCCT xây dựng và quản lý.
- Nhà kho tạm thời của công trình do chủ đầu tư tổ chức xây dựng và quản lý có thể giao cho nhà thầu khảo sát xây dựng và quản lý; nếu công trình do nhiều nhà thầu thực hiện khảo sát thì Ban quản lý xây dựng công trình của chủ đầu tư (gọi tắt là BQLXDCT) chỉ định nhà thầu khảo sát chính xây dựng và quản lý; khi nhà thầu khảo sát hoàn thành nhiệm vụ, sản phẩm được nghiệm thu thì trước khi rút quân bàn giao kho tạm cho BQLXDCT trực tiếp quản lý, Biên bản bàn giao kho và mẫu nõn khoan trong kho lập theo mẫu số 3 - Phụ lục B;
- Nhà kho tạm phải đặt  tại vị trí dễ kiểm soát, kiểm tra nghiệm thu sản phẩm thăm dò ĐCCT, đồng thời không được cản trở đến công tác khảo sát và thi công công trình. Vị trí nhà kho tạm thời có thể đặt ngay trong khu vực công  trình gần doanh trại của nhà thầu khảo sát, nếu các hạng mục công trình phân tán xa thì vị trí kho tạm do BQLXDCT xác định;
- Chất lượng (tuổi thọ) của nhà kho tạm thời phải đảm bảo cho việc bảo quản mẫu nõn khoan trong giai đoạn khảo sát đến kết thúc xây dựng công trình, tổng nghiệm thu sản phẩm khảo sát và xử lý nền công trình; sau đó chuyển mẫu nõn khoan không được giảm (quy định ở 5.1) vào kho lâu dài bàn giao cho Ban quản lý khai thác công trình (BQLKTCT) thủy lợi tiếp tục quản lý.
4.2.2 Nhà kho lâu dài
- Nhà kho lâu dài do cơ quan QLKTCT thủy lợi - là cơ quan đại diện của chủ quản công trình trực tiếp quản lý;
- Vị trí nhà kho lâu dài phải đặt ở trong khu nhà quản lý công trình để tiện quản lý, khai thác tài liệu;
- Chất lượng nhà kho lâu dài phải đảm bảo cho việc bảo quản mẫu nõn khoan trong quá trình khai thác công trình đến hết thời gian quy định ở 5.2.
4.2.3 Yêu cầu khác
Nhà kho phải đặt ở nơi cao ráo, đủ ánh sáng, có lối đi thuận lợi, dễ dàng bảo quản và kiểm tra các hòm mẫu nõn khoan; phải có biện pháp chống mối chân giá kê, chân tường, chân cột nhà kho. Trong kho phải có các hàng giá kê chắc chắn để kê xếp chồng tối thiểu 10 hòm mẫu nõn khoan, khoảng cách giữa hàng giá kê với tường nhà kho và khoảng cách giữa các hàng giá kê trong kho phải đủ rộng để xuất nhập hòm mẫu nõn khoan dễ dàng, giá kê hòm mẫu nõn khoan bảo quản lâu dài phải cao tối thiểu 30 cm để thông thoáng.
4.3 Yêu cầu về hòm đựng mẫu nõn khoan
4.3.1 Quy cách hòm mẫu nõn khoan cần thống nhất theo quy định sau
- Hòm nõn khoan máy (thông thường làm bằng gỗ) lòng hòm có kích thước (105 x 55 x 12) cm chia thành 5 ngăn dọc để đựng 5 m nõn khoan. Thành hòm chắc chắn và đủ dầy (thông thường là 1,5 cm đến 2 cm) để viết tên hòm nõn, mỗi đầu dài thêm 10 cm để dễ khiêng hòm mẫu khi vận chuyển và kiểm tra. Ván ngăn dọc (thường dài 100 cm, cao 10 cm) và ván ngăn ngang (để ngăn cách các hiệp khoan) đủ dầy (thường 0,8 cm đến 1,0 cm) để viết số liệu và chiều sâu nõn  đá từng hiệp khoan. Đáy hòm chắc chắn, nắp hòm kín, để trong quá trình bảo quản và luân chuyển hòm mẫu nõn khoan, nõn mẫu đất đá không bị xáo trộn (xem Hình 1);
- Hòm mẫu đất khoan tay (thông thường làm bằng gỗ) hình hộp chữ nhật, lòng hòm có kích thước (62 x 45 x 10) cm chia thành 20 ô đựng mẫu đất đại diện cho 10 m khoan sâu (mỗi ô mẫu đại diện khoan tay 50 cm). Thành hòm dày 1 cm, ván ngăn dày 0,8 cm, đáy và nắp đậy chắc chắn (xem Hình A.2);
- Hòm mẫu nõn khoan bảo quản lâu dài trước khi sử dụng phải phun thuốc chống mối.
4.3.2 Nội dung hòm đựng mẫu nõn khoan phải thống nhất theo quy định sau
- Nõn, mẫu đá và đất dọc hố khoan từ trên xuống dưới xếp trong hòm mẫu nõn khoan (nhìn ngang hòm mẫu nõn) là từ trái sang phải, từ trên xuống dưới. Ký hiệu ở thành hòm trên góc trái là số hiệu hố khoan và số thứ tự của hòm mẫu nõn khoan (xem chi tiết 1 trong Hình A.1 và A.2). Chữ số trên các ván ngăn là số thứ tự hiệp khoan, trong dấu ngoặc đơn là chiều sâu hiệp khoan (xem chi tiết 3 trong Hình A.1 và A.2);
- Từng hòm mẫu nõn khoan phải có lý lịch rõ ràng, ghi tóm tắt bằng sơn đỏ ở mặt trước và mặt đầu bên trái thành hòm; nội dung phải ghi: tên công trình, tên hạng mục công trình, số hiệu hố khoan và tháng năm khoan lấy mẫu nõn, số hiệu hòm mẫu nõn, độ sâu nõn, mẫu có trong hòm (xem chi tiết 2 trong Hình A.1 và A.2 Phụ lục A)
4.4 Yêu cầu về tiếp nhận, bảo quản mẫu nõn khoan
4.4.1 Bảo quản tạm thời mẫu nõn khoan tại đơn vị khảo sát ĐCCT.
Trong quá trình thực hiện hố khoan hoặc từng loạt hố khoan khảo sát ĐCCT, tổ khoan phải tự bảo quản mẫu nõn khoan theo các yêu cầu sau:
- Từng hiệp khoan lấy mẫu nõn phải xếp ngay vào hòm, đánh số ngay (bằng sơn đỏ) từng thỏi nõn, từng hiệp khoan, số thứ tự hòm mẫu nõn khoan để chống nhầm lẫn;
- Việc ghi sơn hòm mẫu nõn khoan và mô tả chi tiết, lập bảng thống kê và chụp ảnh từng hòm nõn khoan phải hoàn tất ngay khi kết thúc từng hố khoan;
- Việc chụp ảnh kỹ thuật số mẫu nõn khoan phải thực hiện trước khi chọn mẫu nõn đá mang đi thí nghiệm. Mẫu đất nguyên dạng đã lấy khi khoan thì vị trí và số liệu từng mẫu đó phải thể hiện ở hòm mẫu nõn khoan để nhận biết trong ảnh kỹ thuật số;
- Ảnh mẫu nõn khoan  chụp dưới ánh sáng tự nhiên và phải thấy rõ toàn bộ nõn khoan có trong hòm nõn, in ảnh cỡ 10cmx15cm, bảo quản trong album và trong đĩa CD ở nơi khô ráo và nhiệt độ dưới 350C.
- Hòm mẫu nõn khoan phải đặt ở chỗ khô ráo, bằng phẳng, kê cách mặt đất tối thiểu 10 cm. Khi đặt các hòm mẫu nõn chồng lên nhau thì đáy hòm trên phải kê cách mặt hòm dưới 1 cm đến 2 cm.
- Các hòm mẫu nõn phải được bảo quản ngay trong kho tạm tại hiện trường, trường hợp số lượng hòm mẫu nõn ít có thể để trong lán trại của tổ khoan, nếu để ở ngoài phải có bạt che phủ kín chống mưa nắng xung quanh phải có rãnh thoát nước mưa. Sau mỗi trận hoặc đợt mưa nếu hòm mẫu nõn bị ướt thì phải hong khô từ từ không để nõn khoan nứt vỡ do bị khô đột ngột.
- Sau khi kết thúc từng hố khoan hoặc từng loạt hố khoan, tổ khoan phải kiểm tra lại, chỉnh sai, đảm bảo mẫu nõn khoan đã xếp vào hòm đựng đúng chiều, đúng độ sâu, đã có đủ số hiệu thỏi nõn, số hiệu và chiều sâu hiệp khoan (ghi trên ván ngăn), số hiệu và lý lịch hòm nõn (ghi ở thành hòm) theo quy định ở 4.2 đã phù hợp với ảnh nõn khoan thì lập bảng thống kê hòm mẫu nõn khoan theo mẫu số 1 và số 2 Phụ lục B hoàn chỉnh các tài liệu gốc;
- Sau khi được kỹ sư chính ĐCCT (hoặc chủ nhiệm ĐCCT) kiểm tra và xác nhận chất lượng mẫu nõn khoan, tài liệu mô tả chi tiết và ảnh nõn khoan phù hợp với mẫu nõn khoan, khi được kỹ sư giám sát của chủ đầu tư ký xác nhận khối lượng loạt hố khoan, thì tổ khoan chuyển tất cả các hòm mẫu nõn khoan xếp vào kho tạm thời của Ban quản lý xây dựng công trình theo quy định ở 4.3.2.
4.4.2 Tiếp nhận mẫu nõn khoan về kho tạm thời của Ban quản lý xây dựng công trình
- Kho tạm thời của công trình chỉ tiếp nhận loạt hòm mẫu nõn khoan theo bảng thống kê của đơn vị khảo sát, có sự xác nhận của kỹ sư chính ĐCCT (hoặc chủ nhiệm ĐCCT) và kỹ sư giám sát của chủ đầu tư. Khi tiếp nhận phải kiểm tra đối chiếu tên hòm với bảng thống kê, đối chiếu mẫu nõn khoan trong từng hòm với ảnh chụp gốc và bảng thống kê chi tiết nõn khoan; nếu vị trí thỏi nõn khoan vênh với ảnh gốc (do bị xáo trộn khi vận chuyển) thì người giao nộp phải xếp lại cho đúng, nếu thiếu thỏi nõn thì phải ghi rõ lý do trong biên bản giao nhận. Kiên quyết không nhập kho các hòm mẫu nõn khoan không có ảnh gốc, ảnh nõn khoan kém chất lượng, không có bảng thống kê mẫu nõn khoan như đã quy định.
- Xếp các hòm mẫu nõn khoan vào kho tạm theo quy định sau:

TCVN 9140:2012 , TCVN 9140:2012 Tiêu chuẩn quốc gia về Công trình thủy lợi - Yêu cầu bảo quản mẫu nõn khoan trong công tác khảo sát địa chất công trình, tiêu chuẩn miễn phí, tiêu chuẩn xây dựng

Nhãn:

Đăng nhận xét

[blogger]

Author Name

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.