TCVN 4193:2014 Tiêu chuẩn Việt Nam về Cà phê nhân


TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 4193 : 2014
CÀ PHÊ NHÂN
Green Coffee
Lời nói đầu
TCVN 4193:2014 thay thế TCVN 4193:2005;
TCVN 4193:2014 do Cục chế biến nông lâm thủy sản và nghề muối và Công ty Cổ phần Giám định cà phê và hàng hóa xuất nhập khẩu biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

CÀ PHÊ NHÂN
Green Coffee
1. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này áp dụng cho cà phê nhân: cà phê chè (Arabica) và cà phê vối (Robusta).
2. Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu dẫn sau là rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn.
TCVN 1279 : 1993 Cà phê nhân – Bao gói, ghi nhãn, bảo quản và vận chuyển.
TCVN 4334 : 2007 (ISO 3509 : 2005) Cà phê và sản phẩm cà phê – Thuật ngữ và định nghĩa.
TCVN 4807 : 2013 (ISO 4150 : 2011) Cà phê nhân và cà phê nguyên liệu – Phân tích cỡ hạt – Phương pháp dùng sàng máy và sàng tay.
TCVN 4808 : 2007 (ISO 4149 : 2005) Cà phê nhân – Phương pháp kiểm tra ngoại quan, xác định tạp chất lạ và các khuyết tật.
TCVN 5702 : 1993 Cà phê nhân – Lấy mẫu.
TCVN 6602 : 2013 (ISO 8455 : 2011) Cà phê nhân – Hướng dẫn bảo quản và vận chuyển.
TCVN 6928 : 2007 (ISO 6673 : 2003) Cà phê nhân – Xác định hao hụt khối lượng ở 105°C.
TCVN 7032 : 2007 (ISO 10470 : 2004) Cà phê nhân – Bảng tham chiếu khuyết tật.
3. Thuật ngữ và định nghĩa
Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa nêu trong TCVN 4334 : 2007(ISO 3509 : 2005) và TCVN 7032 : 2007 (ISO 10470 : 2004) và thuật ngữ, định nghĩa sau:
3.1. Nhân lỗi (defective bean)
Tất cả các khuyết tật liên quan đến nhân cà phê, được quy định trong Phụ lục A.
3.2. Tạp chất (foreign matter)
Tất cả các khuyết tật không liên quan đến nhân cà phê, được quy định trong Phụ lục A.
4. Yêu cầu kỹ thuật
4.1. Phân hạng chất lượng cà phê nhân, được quy định tại Bảng 1.
Bảng 1 – Phân hạng chất lượng cà phê nhân
Hạng chất lượng
Loại cà phê
Cà phê chè
Cà phê vối
Hạng 1
A118a
R118a
A116a
R118b
A116b
R116a
-
R116b
-
R116c
Hạng 2
A214a
R213a
A213a
R213b
A213b
R213c
Hạng 3
-
R3
4.2. Màu sắc: Màu đặc trưng của từng loại cà phê nhân.
4.3. Mùi: Mùi đặc trưng của từng loại cà phê nhân, không có mùi lạ.
4.4. Độ ẩm: Nhỏ hơn hoặc bằng 12,5 %.
4.5. Tỷ lệ lẫn cà phê khác loại cho phép có trong từng hạng cà phê, được quy định tại Bảng 2.
Bảng 2 – Tỷ lệ lẫn cà phê khác loại cho phép
Loại cà phê
Hạng 1
Hạng 2
Hạng 3
Cà phê chè
Không được lẫn R và C
Được lẫn R ≤ 1 % và C ≤ 0,5 %
-
Cà phê vối
Cho phép lẫn C ≤ 0,5 % và A ≤ 3 %
Cho phép lẫn C ≤ 1 % và A ≤ 5 %
Cho phép lẫn C ≤ 1 % và A ≤ 5 %
Chú thích
- A: Cà phê chè (Arabica), R: Cà phê vối (Robusta), C: Cà phê mít (Chari)
- %: Tính theo phần trăm khối lượng.
4.6. Tỷ lệ khối lượng khuyết tật (nhân lỗi, tạp chất) tối đa cho phép đối với từng hạng cà phê, được quy định tại Bảng 3 và Bảng 4.
Bảng 3 – Tỷ lệ khối lượng khuyết tật tối đa cho phép đối với từng loại hàng cà phê chè
Hạng chất lượng
Nhân lỗi, tính bằng %
khối lượng
Tạp chất, tính bằng %
khối lượng
Hạng 1


A118a
6
0,1
A116a
8
0,1
A116b
10
0,1
Hạng 2


A214a
11
0,1
A213a
12
0,1
A213b
14
0,1
Bảng 4 – Tỷ lệ khối lượng khuyết tật tối đa cho phép đối với từng hạng cà phê vối
Hạng chất lượng
Nhân lỗi, tính bằng %
khối lượng
Tạp chất, tính bằng %
khối lượng
Hạng 1


R118a
10
0,1
R118b
15
0,5
R116a
14
0,5
R116b
16
0,5
R116c
18
0,5
Hạng 2


R213a
17
0,5
R213b
20
0,5
R213c
24
1,0
Hạng 3


R3
70
5,0
4.7. Tỷ lệ khối lượng tối đa cho phép đối với một số khuyết tật, được quy định tại Bảng 5.



TCVN Công nghệ - Thực phẩm, TCVN 4193:2014 Tiêu chuẩn Việt Nam về Cà phê nhân, tcvn miễn phí

Đăng nhận xét

[blogger]

Author Name

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.