TCVN 10363:2014 Tiêu chuẩn quốc gia về Chai chứa khí - Chai chứa khí bằng thép không hàn - Kiểm tra và thử định kỳ

TCVN 10363:2014
ISO 6406:2005
CHAI CHỨA KHÍ - CHAI CHỨA KHÍ BẰNG THÉP KHÔNG HÀN - KIỂM TRA VÀ THỬ ĐỊNH KỲ
Gas cylinders - Seamless steel gas cylinders - Periodic inspection and testing

Lời nói đầu
TCVN 10363:2014 hoàn tương đương với ISO 6406:2005.
TCVN 10363:2014 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 58 Chai chứa khí biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

CHAI CHỨA KHÍ - CHAI CHỨA KHÍ BẰNG THÉP KHÔNG HÀN - KIỂM TRA VÀ THỬ ĐỊNH KỲ
Gas cylinders Seamless steel gas cylinders - Periodic inspection and testing
1. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này áp dụng cho các chai chứa khí di động bằng thép không hàn (chai đơn hoặc cụm chai) dùng để chứa khí nén và khí hóa lỏng có áp suất với dung tích nước từ 0,5 L đến 150 L; và khi có thể thực hiện được, tiêu chuẩn này cũng áp dụng cho các chai có dung tích nước nhỏ hơn 0,5 L.
Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu về kiểm tra và thử định kỳ để xác minh tính toàn vẹn của chai chứa khí khi được đưa vào sử dụng lại thêm một khoảng thời gian nữa.
Tiêu chuẩn này không áp dụng cho kiểm tra và thử định kỳ các chai chứa axetylen hoặc các chai bằng composit có lớp lót bằng thép.
2. Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn có ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản đã nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 5868:2009 (ISO 9712:2005/ cor 1:2006) Thử không phá hủy - Trình độ chuyên môn và cấp chứng chỉ cá nhân.
TCVN 6874-1:2013 (ISO 11114-1:2010), Chai chứa khí di động - Tính tương thích của vật liệu làm chai chứa và làm van với khí chứa - Phần 1: Vật liệu kim loại.
TCVN 7389 (ISO 13341), Chai chứa khí di động - Lắp van vào chai chứa khí.
TCVN 10357 (ISO 13769), Chai chứa khí - Ghi nhãn.
TCVN 10359 (ISO 11621), Chai chứa khí - Quy trình thay đổi khí chứa.
3. Chu kỳ kiểm tra và thử định kỳ
Một chai chứa khí phải được đưa vào kiểm tra và thử định kỳ sau khi hết hạn thời gian tính từ khi nhận được lần đầu từ người nạp được xác lập phù hợp theo quy định của cơ quan có thẩm quyền quốc gia hoặc với các yêu cầu của khuyến nghị của Liên hiệp quốc về vận chuyển các hàng hóa nguy hiểm - Quy định mẫu (xem Phụ lục A).
Nếu chai vẫn ở trong các điều kiện sử dụng bình thường và không có sự sử dụng quá mức và không ở trong tình trạng không bình thường có thể làm cho chai mất an toàn thì không yêu cầu người sử dụng phải đưa chai chứa khí về để kiểm tra và thử định kỳ trước khi sử dụng hết khí chứa mặc dù chu kỳ kiểm tra định kỳ có thể đã trôi qua.
Người chủ sở hữu hoặc người sử dụng có trách nhiệm đưa chai chứa khí để kiểm tra và thử nghiệm định kỳ trong chu kỳ do cơ quan có thẩm quyền của quốc gia quy định hoặc theo quy định trong tiêu chuẩn thiết kế chai chứa khí có liên quan nếu chu kỳ này ngắn hơn.
4. Danh mục các quy trình kiểm tra và thử định kỳ
Mỗi chai phải được kiểm tra và thử định kỳ. Các quy trình sau, khi áp dụng, tạo thành các yêu cầu cho các kiểm tra và thử định kỳ này và được giải thích đầy đủ thêm trong các điều tiếp theo:
a) Nhận dạng chai và chuẩn bị cho kiểm tra và thử nghiệm (Điều 5);
b) Giảm áp và tháo van (Điều 6);
c) Kiểm tra bên ngoài bằng mắt (Điều 7);
d) Kiểm tra tình trạng bên trong (Điều 8);
e) Các thử nghiệm bổ sung (Điều 9);
f) Kiểm tra cổ chai (Điều 10);
g) Thử áp suất hoặc kiểm tra bằng siêu âm (Điều 11);
h) Kiểm tra van và các phụ tùng khác (Điều 12);
i) Thay thế các chi tiết của chai (Điều 13);
j) Sửa chữa chai (Điều 14);
k) Các nguyên công cuối cùng (Điều 15);
l) Loại bỏ và đưa chai vào diện không sử dụng được (Điều 16).
Nên thực hiện các quy trình từ a) đến l) theo trình tự đã được liệt kê. Đặc biệt là nên thực hiện kiểm tra tình trạng bên trong (d) trước khi thử áp suất hoặc trước khi kiểm tra bằng siêu âm (g).
Các chai không đáp ứng các yêu cầu của kiểm tra hoặc thử nghiệm phải được loại bỏ (xem Điều 16). Khi một chai vượt qua các quy trình nêu trên nhưng vẫn còn nghi ngờ về tình trạng của chai thì phải thực hiện các thử nghiệm bổ sung để xác nhận sự thích hợp của chai cho sử dụng tiếp tục (xem Điều 9) hoặc chai phải được đưa vào diện không sử dụng được.
Tùy thuộc vào lý do loại bỏ, một số chai có thể được phục hồi (xem Phụ lục B).
Chỉ những người có năng lực và thẩm quyền theo các quy định có liên quan mới được thực hiện các kiểm tra và thử nghiệm.
Cơ tính của các chai bằng thép có thể bị ảnh hưởng của sự phơi nhiệt. Vì vậy nhiệt độ lớn nhất cho bất cứ quá trình nào cũng phải được giới hạn phù hợp với khuyến nghị của nhà sản xuất.
5. Nhận dạng chai và chuẩn bị cho kiểm tra và thử
Trước khi thực hiện bất cứ công việc gì phải có sự nhận biết dữ liệu có liên quan, dung lượng của chai và quyền sở hữu chai [ví dụ: từ nhãn dán trên chai và nhãn dập trên chai, xem TCVN.10367 (ISO 13769)]. Các chai được ghi nhãn không đúng hoặc không đọc được hoặc không biết khí chứa phải được để sang một bên để xử lý riêng.
Nếu khí chứa trong chai được nhận dạng là hyđro hoặc khi gây giòn khác thì chỉ những chai được chế tạo hoặc được cấp chứng chỉ là các chai chứa hyđro mới được sử dụng chứa khí này. Phải kiểm tra để bảo đảm rằng chai thích hợp để chứa hyđro, nghĩa là thích hợp về mặt giới hạn bền kéo lớn nhất và trạng thái bề mặt bên trong. Các chai phù hợp với TCVN 10367 (ISO 13769) được ghi nhãn “H”.
Tất cả các chai khác phải được loại ra khỏi dịch vụ chứa hyđro và phải kiểm tra sự phù hợp của chúng với dịch vụ mới theo dự định [xem TCVN 10359 (ISO 11621)].
6. Quy trình giảm áp và tháo van


TCVN 10363:2014 , tcvn miễn phí, TCVN 10363:2014 Tiêu chuẩn quốc gia về Chai chứa khí - Chai chứa khí bằng thép không hàn - Kiểm tra và thử định kỳ, tieu chuẩn về bình khí

Đăng nhận xét

[blogger]

Author Name

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.