TCVN 9369 : 2012 Tiêu chuẩn quốc gia về Nhà hát - Tiêu chuẩn thiết kế

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 9369:2012
NHÀ HÁT - TIÊU CHUẨN THIT K
Theaters- Design Standard
Lời nói đu
TCVN 9369: 2012 được chuyển đổi từ TCXDVN 355 : 2005 theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm b) Khoản 1 Điều 7 Nghị định127/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.
TCVN 9369 : 2012 do Viện Kiến trúc, Quy hoạch Đô thị và Nông thôn - Bộ Xây dựng biên soạn, Bộ Xây dựng đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

NHÀ HÁT - TIÊU CHUẨN THIT K
Theaters- Design Standard
1. Phạm vi áp dụng
1.1. Tiêu chuẩn này áp dụng khi thiết kế các loại nhà hát để biểu diễn kịch nói, nhạc kịch, vũ kịch, ca múa nhạc... và làm cơ sở khi lập dự án đầu tư xây dựng, đánh giá và xét duyệt dự án, kiểm tra kỹ thuật và nghiệm thu công trình.
1.2. Các yêu cầu kỹ thuật của tiêu chuẩn này cũng áp dụng cho các nhà hát có chức năng đặc biệt như nhà hát nghệ thuật sân khấu truyền thống (tuồng, chèo, cải lương và các loại hình nghệ thuật dân gian đặc biệt khác), nhà hát sân khấu thể nghiệm... Tuy nhiên trong các trường hợp này cho phép có những ngoại lệ ở phần sân khấu.
1.3. Tiêu chuẩn này cũng áp dụng cho các phòng khán giả của các tổ hợp công trình như cung văn hóa, câu lạc bộ, khu du lịch, hội trường, nhà hội nghị... Phần sân khấu chỉ tham khảo, không áp dụng bắt buộc.
1.4. Đối với các công trình biểu diễn có tính chất khác biệt hẳn như nhà hát ngoài trời, nhà hát múa rối, rạp xiếc, phòng hòa nhạc hoặc công trình trùng tu sửa chữa có thể tham khảo tiêu chuẩn này
2. Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau là cần thiết khi áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng theo phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 2622 : 1995Phòng cháy chống cháy cho nhà và công trình - Yêu cầu thiết kế.
TCVN 7958 :2008Bảo vệ công trình xây dựng - Phòng chống mối cho công trình xây dựng mới.
TCVN 9385 : 20121)Chống sét cho công trình xây dựng - Hướng dẫn thiết kế, kiểm tra và bảo trì hệ thống.
3. Thuật ngữ và định nghĩa
3.1. Không gian nhà hát
Không gian để biểu diễn và thưởng thức nghệ thuật sân khấu. Không gian nhà hát bao gồm hai thành phần:
- Phần sân khấu.
- Phần khán giả.
3.1.1. Phần sân khấu
Phần không gian phục vụ trực tiếp và gián tiếp cho việc biểu diễn. Phần sân khấu bao gồm hai thành phần:
- Sân khấu: nơi trực tiếp biểu diễn.
- Phần phục vụ sân khấu: nơi diễn ra các hoạt động chuẩn bị và phục vụ biểu diễn.
3.1.2. Phần khán giả
Phần không gian phục vụ cho người xem biểu diễn. Phần khán giả bao gồm hai thành phần:
- Phòng khán giả: nơi khán giả ngồi xem biểu diễn.
- Các không gian phục vụ khán giả.
3.2. Sân khấu
Nơi trực tiếp biểu diễn nghệ thuật, bao gồm hai thành phần:
- Sàn diễn, sân khấu chính.
Các không gian phụ trợ.
3.2.1. Sàn diễn
Diện tích trên sàn sân khấu, nơi biểu diễn nghệ thuật để khán giả thưởng thức.
3.2.2. Các không gian phụ trợ
Các không gian ngay liền kề sàn diễn, nằm trong khu vực sân khấu và trực tiếp phục vụ buổi diễn. Các không gian phụ trợ bao gồm:
- Tiền đài
- Hố nhạc
- Các sân khấu phụ, thiên kiều, gầm sân khấu.
3.2.2.1. Tiền đài
Phần diện tích sàn diễn mở rộng về phía khán giả. Khi đóng màn chính thì tiền đài nằm ở phía trước màn chính.
3.2.2.2. Hố nhạc
Phần không gian nằm giữa sân khấu và khán giả, được làm sâu xuống để ban nhạc biểu diễn.
3.2.2.3. Các sân khấu phụ
Bao gồm các không gian có kích thước tương đương với sàn diễn để phục vụ việc vận chuyển và xếp dọn các đạo cụ, bài trí sân khấu cũng như phục vụ các thủ pháp sân khấu khác. Các sân khấu phụ nằm ở bên phải, bên trái và phía sau sân khấu chính. Sân khấu phụ phía sau gọi là hậu đài. Dưới sân khấu chính có gầm sân khấu.
3.3. Sân khấu hộp
Kiểu không gian nhà hát trong đó sân khấu và khán giả ở hai phía đối diện nhau, ngăn chia bởi tiền đài (còn gọi là mặt tranh).
Trong tiêu chuẩn này, kiểu nhà hát sân khấu hộp được chọn để xác định các chỉ tiêu kỹ thuật của tiêu chuẩn.
3.4. Mặt tranh
Mặt phẳng nằm giữa sân khấu và khán giả, qua đó khán giả theo dõi diễn xuất. Mặt tranh có thể xác định bằng kết cấu xây dựng hoặc các vật liệu khác, hoặc xác định bằng các giải pháp ước lệ, ánh sáng, vật thể đánh dấu. Thông thường, mặt tranh chính là tiền đài, nơi treo màn chính của sân khấu.
3.5. Đường đỏ sân khấu
Đường thẳng giao tuyến giữa mặt tranh và mặt sàn sân khấu. Trung điểm S của đường đỏ sân khấu là điểm nhìn để tính toán thiết kế đảm bảo cho mọi khán giả đều nhìn thấy.
3.6. Độ dốc sàn phòng khán giả
Độ dốc để đảm bảo khán giả ngồi hàng ghế trước không che khuất người ngồi hàng ghế sau.
3.7. Tia nhìn
Đường thẳng từ mắt khán giả ngồi xem kéo tới điểm nhìn S.
3.8. Dàn khung sân khấu
Hệ thống kết cấu bằng thép, nằm phía sau tiền đài. Dàn khung gồm hai tháp khung thẳng đứng, nằm hai bên mặt tranh và cầu khung nằm ngang ở phía trên mặt tranh. Trên dàn khung lắp các thiết bị kỹ thuật ánh sáng và các thiết bị khác. Trên cầu khung có hành lang đi qua trên tiền đài.
3.9. Thiên kiều (còn gọi là khoang treo)
Phần không gian tiếp tục sân khấu chính theo chiều cao để kéo các phông màn, đạo cụ, bài trí lên cao và thực hiện các thủ pháp biểu diễn. Trong thiên kiều có các hành lang thao tác và dàn thưa.
3.10. Gầm sân khấu
Phần không gian tương ứng với sân khấu, nằm ở dưới sàn sân khấu (diện tích tương đương với sân khấu chính) để đặt cáo thiết bị quay, trượt, nâng hạ, cất phông màn dạng cuộn và làm lối ra hố nhạc.
3.11. Các hành lang thao tác
Các hành lang hẹp đi vòng quanh các phía tường bao của thiên kiều và sân khấu phụ để đi lại, thao tác và gắn các thiết bị phục vụ sân khấu.
3.12. Dàn thưa
Một hệ thống dàn kết cấu và sàn nằm trên điểm cao nhất, dưới mái thiên kiều, dùng để đi lại, thao tác và gắn các thiết bị, chủ yếu là hệ thống pu-li, tời, cáp treo các sào trên sân khấu.
3.13. Các sào treo
Hệ thống nhiều sào bằng thép hoặc hợp kim, treo trên các cáp Trên các sào gắn các thiết bị âm thanh, ánh sáng hoặc treo các phông màn bài trí. Nhờ hệ thống các dây cáp, pu-li, tời kéo, các sào treo có thể hạ xuống thấp nhất tới mặt sàn sân khấu và kéo lên cao nhất tới dưới dàn thưa.
3.14. Sàn sân khấu di động
Ngoài sân khấu chính, cố định còn có các loại sàn sân khấu di động:
- Sân khấu quay: Thực hiện chuyển động xoay tròn quanh một tâm, trên mặt phẳng song song với sàn sân khấu hoặc trùng với mặt sàn sân khấu;
- Sàn trượt: Thực hiện chuyển động ngang, trên mặt phẳng song song với mặt sàn sân khấu hoặc trùng với mặt sàn sân khấu;
- Sàn nâng hạ: Một bộ phận sàn sân khấu có thể nâng lên cao hơn hoặc hạ xuống thấp hơn mặt sàn sân khấu. Sàn nâng hạ nếu có kích thước nhỏ gọi là bàn nâng hạ.
- Các sàn sân khấu di động dùng để thực hiện ba chức năng chính:
+ Vận chuyển các trang thiết bị, bài trí;
+ Thay đổi bài trí, khung cảnh trên sân khấu ngay trong buổi diễn;
+ Phục vụ một số thủ pháp diễn xuất.
3.15. Màn ngăn cháy
Màn lớn bằng kim loại và vật liệu chịu được cháy nổ, ngăn được áp suất và lửa, khói, khí độc, dùng để ngăn sự truyền cháy lan lửa, khói, khí độc từ phần này sang phần khác trong nhà hát. Màn ngăn cháy thường nằm phía trên trần, khi có sự cố, hỏa hoạn thì được hạ xuống. Màn ngăn cháy quan trọng nhất nằm ở vùng tiền đài để ngăn chia vùng có nguy cơ cháy cao nhất (sân khấu) với vùng cần bảo vệ nhất (khán giả). Trong nhà hát - phòng khán giả quy mô lớn, màn ngăn cháy còn được bố trí ở một số khu vực khác nhằm phân chia, cô lập vùng cháy khi có sự cố.
4. Phân loại, phân hạng nhà hát và phòng khán giả
4.1. Phân loại
4.1.1. Nhà hát
4.1.1.1. Nhà hát đa năng, phục vụ biểu diễn và thưởng thức các thể loại nghệ thuật sân khấu.
4.1.1.2. Nhà hát chuyên dụng: chỉ dùng (hoặc chủ yếu dùng) cho một loại hình nghệ thuật sân khấu
- Nhà hát kịch nói;
- Nhà hát ca kịch - vũ kịch (opera - ballet);
- Nhà hát chèo;
- Nhà hát tuồng;
- Nhà hát cải lương;
- Nhà hát múa rối.
4.1.1.3. Nhà hát của một đoàn; nhà hát riêng của một đoàn nghệ thuật, thuộc sở hữu của đoàn đó và chỉ phục vụ đoàn đó luyện tập, chuẩn bị và biểu diễn.
4.1.1.4. Nhà hát thể nghiệm: nhà hát của các trường nghệ thuật, các viện nghiên cứu nghệ thuật, có thiết kế đặc biệt nhằm đáp ứng các nhu cầu nghiên cứu, thể nghiệm các sáng tạo trong nghệ thuật biểu diễn với các không gian biểu diễn khác nhau.
4.1.2. Phòng khán giả
4.1.2.1. Phòng khán giả đa năng; phục vụ biểu diễn nghệ thuật và có thể sử dụng cho các mục đích khác như hội nghị, liên hoan, khiêu vũ, thi đấu thể thao trong nhà... (Ví dụ các phòng khán giả của cung văn hóa, câu lạc bộ).
4.1.2.2. Phòng khán giả cho một thể loại nghệ thuật: như rạp chiếu phim (nghệ thuật điện ảnh), rạp xiếc (cho nghệ thuật xiếc), nhà hát (các loại hình nghệ thuật sân khấu), hòa nhạc...
4.2. Phân hạng
4.2.1. Nhà hát
4.2.1.1. Nhà hát được phân chia ra các hạng khác nhau theo quy mô sân khấu (diện tích sàn diễn) và quy mô phòng khán giả. Cấp công trình được lấy theo quy định về phân loại, phân cấp công trình dân dụng, công nghiệp và hạ tầng kỹ thuật đô thị [1].
4.2.1.2. Phân hạng nhà hát theo quy mô sân khấu được quy định trong Bảng 1.
Bảng 1 - Phân hạng nhà hát theo quy mô sân khấu
Hạng nhà hát
Diện tích sàn diễnm2
Cấp công trình
1. Hạng I
Lớn hơn 100
Cấp I
2. Hạng II
từ 61 đến 100
Cấp II
3. Hạng III
Nhỏ hơn 60
Cấp III
4.2.2. Phòng khán giả
4.2.2.1. Phân hạng phòng khán giả theo quy mô được quy định trong Bảng 2.
Bảng 2 - Phân hạng phòng khán giả
Hạng phòng khán giả
Quy mô phòng khán giả ghế
Cấp công trình
1. Phòng khán giả ngoại cỡ
Trên 1 500
Cấp đặc biệt
2. Phòng khán giả cỡ A
Từ 1 201 đến 1 500
Cấp đặc biệt
3. Phòng khán giả cỡ B
Từ 801 đến 1 200
Cấp I
3. Phòng khán giả cỡ C
Từ 401 đến 800
Cấp I
4 Phòng khán giả cỡ D
Từ 251 đến 400
Cấp II
5. Phòng khán giả cỡ E
Nh hơn 250
Cấp III
4.2.2.2. Phân cấp công trình nhà hát và phòng khán giả theo độ bền vững và an toàn cháy nổ được quy định trong Bảng 3.
Bảng 3 - Yêu cầu cấp công trình nhà hát - phòng khán giả
Hạng nhà hát và phòng khán giả
Yêu cầu về cấp công trình
Cấp công trình
Độ bền vững
Bậc chịu lửa
1. Phòng khán giả ngoại cỡ, cỡ A
Cấp đặc biệt
Niên hạn sử dụng trên 100 năm
Bậc I
2. Nhà hát hạng I, phòng khán giả cỡ B, C
Cấp I
Niên hạn sử dụng trên 100 năm
Bậc I hoặc bậc II
3. Nhà hát hạng II, phòng khán giả cỡ D
Cấp II
Niên hạn sử dụng từ 50 năm đến 100 năm
Bậc II hoặc bậc Ill
4. Nhà hát hạng III, phòng khán giả cỡ E
Cấp III
Niên hạn sử dụng từ 20 năm đến 50 năm
Bậc III hoặc bậc IV
5. Yêu cầu về địa điểm và diện tích khu đất xây dựng
5.1. Địa điểm xây dựng nhà hát - phòng khán giả phải đảm bảo các yêu cầu sau:
a) Ở trung tâm đô thị, khu dân cư hoặc nằm trong khu cây xanh, khu công viên, khu du lịch để có sức hấp dẫn, đồng thời đóng góp cho sự hoạt động và diện mạo của khu trung tâm;
b) Ở nơi có đường giao thông thuận tiện với các phương tiện giao thông cá nhân và công cộng;
c) Xa các nguồn ồn lớn, nguồn khí độc hại, các nơi có nguy cơ cháy nổ cao;
d) Diện tích khu đất tính theo tiêu chuẩn từ 6 m2/khán giả đến 10 m2/khán giả. Mật độ xây dựng từ 35 % đến 40 %,
5.2. Đường giao thông xung quanh công trình phải đảm bảo cho xe chữa cháy có thể tiếp cận tất cả mọi phía của công trình.
5.3. Khi bố trí lối vào cho xe ô tô con tiếp cận nhà hát phải làm đường cho xe chạy liên thông, không phải lùi và chiều rộng đường phải đảm bảo cho hai xe tránh nhau.
5.4. Đối với nhà hát - phòng khán giả từ hạng II hoặc cỡ C trở lên phải bố trí đường cho xe tải tiếp cận với kho bài trí, với chiều rộng đường không nhỏ hơn 4 m. Khi xe tải lùi vào, sàn xe phải ngang bằng với sàn kho.
CHÚ THÍCH: Trường hợp bố trí kho bên trong công trình thì đường vào phải có chiều cao thông thủy không nhỏ hơn 4,5 m.
5.5. Nhà hát - phòng khán giả phải bố trí bãi đỗ xe đủ diện tích cho xe ca, xe ôtô, xe máy, xe đạp và xe lăn của người khuyết tật. Chỗ để xe của người khuyết tật phải ở vị trí gần cửa vào nhà hát. Nếu có thể, bố trí một không gian làm nơi để xe lăn ngay kề cửa vào hoặc sảnh vào. Các lối đi lên bằng bậc phải có đường dốc cho xe lăn. Lối ra vào bãi đỗ xe không được cắt ngang dòng người chính ra vào nhà hát. Diện tích các bãi đỗ xe, tùy thuộc vào đặc điểm của từng đô thị nơi xây dựng nhà hát - phòng khán giả. Có thể tính theo tiêu chuẩn từ 3 m2/khán giả đến 5 m2/khán giả.
CHÚ THÍCH: Khi thiết kế nhà hát cần tính đến nhu cầu tiếp cận và sử dụng của người khuyết tật. Yêu cầu thiết kế được lấy theo quy định có liên quan [3].
5.6. Trước mỗi lối ra khỏi nhà hát cần bố trí diện tích thoát người. Diện tích thoát người được tính không nhỏ hơn 30 m2/100 khán giả thoát ra tại cửa đó.
Các diện tích thoát người không được bao bọc bởi tường, rào, mặt nước hoặc cây xanh mà phải được mở hướng ra các đường giao thông hoặc không gian công cộng khác. Các lối ra vào của ôtô, phương tiện giao thông công cộng, của xe chữa cháy... không được tính vào diện tích thoát người.
5.7. Khoảng không gian công cộng để tập kết người và xe phía trước nhà hát - phòng khán giả (hoặc mặt hướng ra đường) được thiết kế với tiêu chuẩn:
- 1,50 m/100 khán giả;
- Không nhỏ hơn 15 m đối với các nhà hát - phòng khán giả ngoại cỡ, cỡ A và B.
5.8. Các tổng kho và các xưởng lớn: nếu không phục vụ hàng ngày cho các nhà hát thì không được đặt chung trong công trình nhà hát mà phải bố trí thành công trình riêng, tách rời khỏi khu đất của công trình nhà hát.
5.9. Trong công trình nhà hát - phòng khán giả không được bố trí nhà ở hoặc các cơ sở dân dụng khác, không bố trí ga ra, kho xăng dầu, chất nổ và các kho tàng không phục vụ nhà hát.
5.10. Sử dụng kết cấu gỗ trong công trình phải có giải pháp phòng chống mối mọt. Yêu cầu thiết kế tuân theo quy định trong TCVN 7958: 2008.
6. Yêu cầu về thiết kế kiến trúc
6.1. Yêu cầu thiết kế phần khán giả
6.1.1. Phần khán giả của nhà hát gồm:
- Phòng khán giả (nơi khán giả ngồi xem);
- Các không gian phục vụ khán giả: lối vào, nơi mua vé, sảnh vào, nơi gửi mũ áo, hành lang, sảnh nghỉ;
- Các không gian xã hội: phòng khiêu vũ, phòng tiệc, phòng khách, phòng truyền thống;
- Các phòng phụ trợ: y tế - cấp cứu, bảo vệ, phòng nhân viên và một số phòng chức năng khác tùy theo điều kiện cụ thể;
- Các lối giao thông, hành lang, cầu thang, căn tin, cà phê giải khát...
6.1.2. Tiêu chuẩn diện tích, khối tích:
- Tiêu chuẩn khối tích: từ 5 m3/khán giả đến 7 m3/khán giả;
- Tiêu chuẩn diện tích cho các không gian thuộc phần khán giả được quy định trong Bảng 4.
Bảng 4 - Tiêu chuẩn diện tích đối với phần khán giả
(Các thành phần quy định bắt buộc đối với mọi nhà hát)
Không gian chức năng
Tiêu chuẩn diện tích
m2/khán giả
1. Phòng khán giả (bao gồm cả diện tích các tầng gác, các ban công, các lô)
Từ 0,8 đến 1,2
2. Phòng bán vé
0,05
3. Sảnh vào
Từ 0,15 đến 0,18
4. Nơi gửi mũ áo
0,03
5. Hành lang phân phối khách
0,20
6. Snh nghỉ
0,30
7. Khu vệ sinh
0,03
8. Phòng y tế - cấp cứu
0,03
9. Căn tin, giải khát cho khán giả
0,10
10. Phòng chuẩn bị căn tin
0,03
6.1.3. Kích thước và thông số tính toán đối với phòng khán giả có sân khấu hộp được quy định trong Bảng 5.
Bảng 5 - Kích thước, thông số đối với phòng khán giả có sân khấu hộp
Ch tiêu
Thông số
Ghi chú
1. Chiều sâu phòng khán giả, m
a) Đối với nhà hát kịch nói, ca kịch
b) Đối với nhà hát nhạc kịch, vũ kịch

£ 27
£ 30
Là khoảng cách từ đường đỏ sân khấu tới tường cuối phòng khán giả, sau hàng ghế xa nhất.
2. Góc mở trên mặt bằng (g), (°)
< 30
Góc mở (g) ly theo Hình 1
3. Góc nhìn của khán giả ngồi giữa hàng ghế đầu (b), (°)
£ 110
Góc nhìn (b) lấy theo Hình 1
4. Góc nhìn của khán giả ngồi giữa hàng ghế cuối (a), (°)
≥ 30
Góc nhìn (a) lấy theo Hình 1
5. Góc lệch của tia nhìn, (°)
a) Đối với khán giả ngồi trên trục phòng khán giả
b) Đối với các lô, ban công ở trên gác, vị trí gần sân khấu nhất
£ 26
£ 40
Là góc tạo bởi mặt phẳng nằm ngang với đường thẳng kéo từ mắt khán giả tới trung điểm đường đỏ sân khấu
6. Khoảng cách từ hàng ghế đầu tới lan can hố nhạc không được nhỏ hơn, m
2,6
Nếu bố trí chỗ ngồi cho xe lăn phải để 3,2 m
7. Độ cao sàn sân khấu, m
Từ 0,9 đến 1,15
Là độ cao đường đỏ sân khấu so với sàn phòng khán giả ở hàng ghế đầu
8. Độ cao thông thủy phần thấp nhất trong phòng khán giả, m
≥ 2,6

CHÚ DN: a ≥ 30° và b £ 110°
Hình 1 - Góc m và các góc nhìn
6.1.4. Phòng bán vé: có thể được bố trí ngoài công trình, trong công trình hoặc phòng bán vé kết hợp với sảnh vào. Bố trí cho mỗi nhà hát từ 1 phòng đến 3 phòng bán vé. Trước mỗi phòng bán vé có lan can tay vịn để định hướng cho khách xếp hàng.
Trong mọi trường hợp, điểm soát vé và xé vé phải nằm ở sau sảnh vào.
6.1.5. Cửa vào của khán giả: cửa vào phải làm kiểu cửa hai cánh, bản lề quay, mở ra ngoài, theo hướng thoát người. Có thể dùng bộ đẩy tự động khép cửa. Không được làm cửa cuốn, cửa kéo, cửa sập, cửa chốt, cánh bản lề mở vào trong. Không được làm bậu cửa, không treo rèm.
Nếu cửa mở hoặc cửa hãm có mặt kính thì phải sử dụng kính an toàn.
Tiêu chuẩn chiều rộng cửa: 0,60 m trên 100 khán giả (số lẻ dưới một trăm tính tròn thêm một trăm).
6.1.6. Không được kết hợp giữa sảnh vào với hành lang phân phối khách cũng như giữa sảnh vào với sảnh nghỉ.
6.1.7. Nơi gửi mũ áo: trong các nhà hát có phòng khán giả cỡ C, D, E cho phép kết hợp sảnh vào với nơi gửi mũ áo, hoặc kết hợp hành lang phân phối khách với sảnh nghỉ. Khi đó cho phép giảm bớt các chỉ tiêu diện tích quy định trong Bảng 4.
6.1.8. Sảnh nghỉ: lưu thông trực tiếp với phòng khán giả, các ban công, các lô, các khu căng tin giải khát, vệ sinh. Không lưu thông trực tiếp với sảnh vào, hoặc các không gian bên ngoài.
6.1.9. Khu vệ sinh cho khách vào xem được bố trí liền với sảnh nghỉ nhưng không liên thông với sảnh vào hoặc các không gian bên ngoài. Khu vệ sinh không được bố trí ra vào trực tiếp với không gian phòng khán giả.
6.1.10. Căn tin - giải khát dành cho khách chưa vào xem: có thể bố trí liền với sảnh vào nhưng không được phép thông với hành lang phân phối khách hoặc sảnh nghỉ. Diện tích căn tin - giải khát này không tính vào chỉ tiêu diện tích quy định trong Bảng 4.
6.1.11. Căn tin - giải khát dành cho khách vào xem: bố trí liền với sảnh nghỉ hoặc hành lang phân phối khách. Diện tích căn tin này được quy định trong Bảng 4.
6.1.12. Chiều cao thông thủy:
- Phòng bán vé, nơi giữ mũ áo, căn tin - giải khát, hành lang phân phối khách...: không nhỏ hơn 3,3 m;
- Sảnh vào: không nhỏ hơn 3,6 m;
- Sảnh nghỉ: không nhỏ hơn 4,2 m.
6.1.13. Kích thước ghế ngồi cho khán giả được quy định như sau:
- Chiều rộng (khoảng cách thông thủy giữa hai tay ghế): từ 45 cm đến 55 cm.
- Chiều sâu (khoảng cách giữa mép ghế với mặt tựa): từ 45 cm đến 55 cm.
- Chiều cao mặt ghế so với sàn: từ 40 cm đến 45 cm.
6.1.14. Ghế ngồi phải được gắn chặt vào mặt sàn, trừ các ghế ở lô có sàn phẳng nhưng cũng không được quá 8 ghế tự do, xê dịch được.
CHÚ THÍCH: Cho phép ngoại lệ đối với phòng khán giả đa năng của nhà văn hóa, câu lạc bộ.
6.1.15. Các ghế lật phải đảm bảo không gây tiếng động khi sử dụng và tạo sự thoải mái cho khán giả trong suốt thời gian ngồi xem.
6.1.16. Khoảng cách để đi lại giữa hai hàng ghế được quy định như sau:
- Không nhỏ hơn 45 cm đối với phòng khán giả cỡ B trở lên.
- Không nhỏ hơn 40 cm đối với phòng khán giả cỡ C trở xuống.
Cách tính toán cụ thể khoảng cách này theo mức độ tiện nghi cho ở Hình 2.
6.1.17. Số ghế tối đa bố trí trong một hàng ghế liên tục phụ thuộc vào khoảng cách đi lại giữa hai hàng ghế và được quy định trong Bảng 6.


TCVN 9369 : 2012, Tiêu chuẩn quốc gia về Nhà hát - Tiêu chuẩn thiết kế, tcvn, miễn phí, tcvn9369, Theaters- Design Standard

Nhãn:

Đăng nhận xét

[blogger]

Author Name

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.