TCVN 9764:2013 Tiêu chuẩn quốc gia về Măng cụt quả tươi

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 9764:2013
CODEX STAN 204-1997, Rev. 1-2005
MĂNG CỤT QUẢ TƯƠI
Mangosteens
Lời nói đầu
TCVN 9764: 2013 hoàn toàn tương đương với CODEX STAN 204-1997, Rev. 1-2005;
TCVN 9764: 2013 do Cục Chế biến, Thương mại nông lâm thủy sản và Nghề muối biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

MĂNG CỤT QUẢ TƯƠI
Mangosteens
1. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này áp dụng cho các loại măng cụt quả tươi thương phẩm, có tên khoa học làGarcinia mangostana L., thuộc họ Guttiferae, tiêu thụ dưới dạng quả tươi, sau khi đã được sơ chế và đóng gói.
Tiêu chuẩn này không áp dụng cho măng cụt dùng cho chế biến công nghiệp.
2. Yêu cầu chất lượng
2.1. Yêu cầu tối thiểu
Đối với tất cả các hạng, phải tuân thủ các quy định cụ thể cho mỗi hạng và sai số cho phép, măng cụt quả tươi phải:
- nguyên vẹn;
- còn nguyên đài và cuống;
- lành lặn, không bị dập nát hoặc hư hỏng;
- sạch và không có tạp chất nhìn thấy bằng mắt thường;
- không có sinh vật hại gây ảnh hưởng đến hình thức bên ngoài của quả;
- không có hư hại do sinh vật hại gây ra;
- không bị ẩm bất thường ở ngoài vỏ, trừ nước ngưng tụ do vừa lấy ra từ bảo quản lạnh;
- không có mùi và/hoặc vị lạ;
- tươi, có hình dạng, màu sắc và mùi vị đặc trưng cho loài;
- không bị chảy nhựa;
- không có khuyết tật nhìn thấy bằng mắt thường;
- có thể cắt và mở ra dễ dàng.
2.1.1. Sự phát triển và trạng thái của măng cụt quả tươi phải cho phép chúng có thể:
- tiếp tục quá trình chín sau thu hoạch cho đến khi chúng đạt được độ chín thích hợp (ít nhất vỏ phải có màu hồng);
- chịu được vận chuyển và bốc dỡ;
- đến nơi tiêu thụ với trạng thái tốt.
2.2. Phân hạng
Măng cụt quả tươi được phân thành hai hạng như sau:
2.2.1. Hạng “đặc biệt”
Măng cụt quả tươi thuộc hạng này phải có chất lượng cao nhất, đặc trưng cho giống và/hoặc loại sản phẩm thương mại, không có khuyết tật, trừ các khuyết tật rất nhỏ ngoài vỏ không làm ảnh hưởng tới hình thức bên ngoài, chất lượng và cách xếp sản phẩm trong bao gói.
2.2.2. Hạng I
Măng cụt quả tươi thuộc hạng này phải có chất lượng tốt, đặc trưng cho giống và/hoặc loại sản phẩm thương mại. Cho phép có các khuyết tật nhẹ, miễn là không làm ảnh hưởng tới hình thức bên ngoài, chất lượng và cách trình bày của sản phẩm trong bao gói:
- khuyết tật nhẹ về hình dạng quả;
- khuyết tật nhẹ trên vỏ của quả và đài, như: thâm, xước hoặc hư hỏng cơ học khác. Tổng diện tích bị khuyết tật không lớn hơn 10 % diện tích bề mặt quả.
Các khuyết tật không được ảnh hưởng đến thịt quả.
3. Yêu cầu về kích cỡ
Kích cỡ được xác định theo theo khối lượng hoặc đường kính lớn nhất của quả như quy định ở bảng dưới đây:
Mã kích cỡ
Khối lượng
g
Đường kính
mm
A
30 - 50
38 - 45
B
51 - 75
46 - 52
C
76 - 100
53 - 58
D
101 - 125
59 - 62
E
> 125
> 62
4. Yêu cầu về sai số
Đối với sản phẩm không đáp ứng các yêu cầu của mỗi hạng đã nêu, cho phép có sai số về chất lượng và kích cỡ trong mỗi đơn vị bao bì quả (hoặc lô quả ở dạng rời).
4.1. Sai số về chất lượng
4.1.1. Hạng "đặc biệt”
Cho phép 5 % số quả hoặc khối lượng của lô quả không đáp ứng yêu cầu của hạng “đặc biệt”, nhưng đạt chất lượng hạng I hoặc nằm trong giới hạn sai số của hạng I.
4.1.2. Hạng I
Cho phép số quả hoặc khối lượng của lô quả không đáp ứng yêu cầu chung hoặc yêu cầu tối thiểu của hạng I, nhưng không chứa quả bị thối hoặc bị hư hỏng khác làm cho quả không thích hợp để sử dụng.
4.2. Sai số về kích cỡ
Đối với tất cả các mã kích cỡ, 10 % số quả hoặc khối lượng lô quả không đáp ứng yêu cầu về kích cỡ của mã đó, nhưng có kích cỡ của mã ngay trên hoặc dưới nó theo quy định ở Mục 3.
5. Yêu cầu về cách trình bày
5.1. Độ đồng đều
Măng cụt quả tươi trong mỗi đơn vị bao bì quả (hoặc lô quả ở dạng rời) phải đồng đều và chỉ gồm quả có cùng xuất xứ, chất lượng và kích cỡ. Phần sản phẩm nhìn thấy được trong mỗi đơn vị bao bì quả (hoặc lô quả ở dạng rời) phải đại diện cho toàn bộ khối quả bên trong.
5.2. Bao gói
Măng cụt quả tươi phải được bao gói sao cho có thể bảo vệ được sản phẩm một cách tốt nhất. Vật liệu được sử dụng bên trong bao gói phải mới[1], sạch và không làm hư hại đến bề mặt hoặc bên trong quả. Cho phép sử dụng vật liệu, nhất là giấy hoặc tem, mang thông tin thương mại, nhưng phải được in hoặc dán bằng mực hoặc hồ dán không độc.
Măng cụt quả tươi phải được đóng vào bao bì theo quy định của TCVN 9770:2013(CAC/RCP 44-1995, Amd. 1-2004) Quy phạm thực hành bao gói và vận chuyển rau, quả tươi.
5.2.1. Bao bì
Bao bì phải có chất lượng, vệ sinh, thông thoáng và bền phù hợp cho việc bốc dỡ, chuyên chở bằng đường biển và bảo quản măng cụt quả tươi. Đơn vị bao bì quả (hoặc lô quả ở dạng rời) không được chứa tạp chất và mùi lạ.
6. Ghi nhãn
6.1. Bao bì bán lẻ
Ngoài các yêu cầu của TCVN 7087:2013 (CODEX STAN 1-1985, Amd. 7-2010) Ghi nhãn thực phẩm bao gói sẵn, phải áp dụng các quy định cụ thể sau:
6.1.1. Tên sản phẩm
Nếu sản phẩm không nhìn thấy được từ bên ngoài thì trên nhãn mỗi bao bì phải ghi tên quả hoặc tên giống của quả.
6.2. Bao bì quả không dùng để bán lẻ
Mỗi bao bì sản phẩm phải có các thông tin dưới đây, bằng chữ ở cùng một phía, dễ đọc, rõ ràng, dễ nhận biết và nhìn thấy từ bên ngoài hoặc bằng tài liệu kèm theo.
6.2.1. Dấu hiệu nhận biết
Tên và địa chỉ nhà xuất khẩu, nhà đóng gói và/hoặc người gửi hàng. Mã số nhận biết (tùychọn)[2].
6.2.2. Tên sản phẩm
Nếu sản phẩm không nhìn thấy được từ bên ngoài thì trên bao bì phải ghi tên quả, tên giống và/hoặc tên thương mại.
6.2.3. Nguồn gốc sản phẩm
Xuất xứ sản phẩm hoặc vùng trồng hoặc tên quốc gia, khu vực hoặc địa phương.
6.2.4. Nhận biết về thương mại
- hạng;
- kích cỡ (ký hiệu kích cỡ hoặc khối lượng tính bằng gam hoặc đường kính tính bằng milimét lớn nhất và nhỏ nhất);
- khối lượng tịnh (tùy chọn).
6.2.5. Dấu kiểm định (tùy chọn)
7. Chất nhiễm bẩn
7.1. Măng cụt quả tươi áp dụng Tiêu chuẩn này phải tuân theo mức tối đa cho phép của Tiêu chuẩn hiện hành.
7.2. Sản phẩm áp dụng Tiêu chuẩn này phải tuân theo mức dư lượng tối đa thuốc bảo vệ thực vật cho phép theo quy định hiện hành.
8. Vệ sinh
8.1. Sản phẩm áp dụng các quy định của Tiêu chuẩn này phải được sơ chế và xử lý theo các quy định tương ứng của TCVN 5603:2008 (CAC/RCP 1-1969. Rev. 4-2003) Quy phạm thực hành về những nguyên tắc chung đối với vệ sinh thực phẩm; Quy phạm thực hành vệ sinh đối với rau quả tươi (CAC/RCP 53-2003 - Code of Hygienic Practice for Fresh Fruits and Vegetables) và các quy phạm liên quan khác của Codex như quy phạm thực hành vệ sinh và Quy phạm thực hành.
8.2. Sản phẩm phải tuân theo các quy định về chỉ tiêu vi sinh vật trong TCVN 9632:2013(CAC/GL 21-1997) Nguyên tắc thiết lập và áp dụng chỉ tiêu vi sinh vật trong thực phẩm.


[1] Đối với Tiêu chuẩn này, vật liệu bao gói gồm cả vt liệu tái chế có cht lượng phù hợp với thực phm
[2] Luật quốc gia của nhiều nước yêu cầu khai báo rõ ràng tên và địa chỉ. Tuy nhiên, trong trường hợp sử dụng mã số nhận biết thì tên người đóng gói/hoặc người gửi hàng (hoặc các ký hiệu tương đương) phải được ghi cạnh mã số nhận biết.

TCVN 9764:2013, TCVN 9764:2013 Tiêu chuẩn quốc gia về Măng cụt quả tươi, tiêu chuẩn măng cụt, tcvn mien phí, CODEX STAN 204-1997, Rev. 1-2005

Đăng nhận xét

[blogger]

Author Name

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.