TCVN 9381:2012 Tiêu chuẩn quốc gia về Hướng dẫn đánh giá mức độ nguy hiểm của kết cấu nhà

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 9381:2012
HƯỚNG DẪN ĐÁNG GIÁ MỨC ĐỘ NGUY HIỂM CỦA KẾT CẤU NHÀ
Guidelines for the evaluation of dangerous levels of building structures
Lời nói đầu
TCVN 9381:2012 chuyển từ TCXDVN 373:2006 thành Tiêu chuẩn Quốc gia theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm b khoản 2 Điều 7 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.
TCVN 9381:2012 do Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng - Bộ Xây dựng biên soạn, Bộ Xây dựng đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

HƯỚNG DẪN ĐÁNG GIÁ MỨC ĐỘ NGUY HIỂM CỦA KẾT CẤU NHÀ
Guidelines for the evaluation of dangerous levels of building structures
1 Phạm vi áp dụng
1.1 Tiêu chuẩn này áp dụng để đánh giá mức độ nguy hiểm của kết cấu nhà, kết quả đánh giá phục vụ cho việc sửa chữa, cải tạo hoặc tháo gỡ nhằm đảm bảo an toàn sử dụng.
1.2 Khi đánh giá mức độ nguy hiểm đối với công trình công nghiệp, công cộng, nhà cao tầng có yêu cầu đặc biệt, ngoài việc tuân theo quy định của tiêu chuẩn này, còn phải phù hợp với các tiêu chuẩn liên quan hiện hành.
2 Tài liệu viện dẫn
TCVN 2737:1995Tải trọng tác động - Tiêu chuẩn thiết kế.
TCVN 5573:1991Kết cấu gạch đá và gạch đá cốt thép - Tiêu chuẩn thiết kế.
TCVN 5574:2012Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép - Tiêu chuẩn thiết kế.
TCVN 5575:2012Kết cấu thép - Tiêu chuẩn thiết kế.
3 Ký hiệu
Trong tiêu chuẩn này sử dụng các ký hiệu sau:
Lo      Nhịp tính toán;
      Chiều cao tính toán;
      Số lượng cấu kiện;
ndc     Số cột nguy hiểm;
ndw    Số đoạn tường nguy hiểm;
ndmb  Số dầm chính nguy hiểm;
ndsb   Số dầm phụ nguy hiểm;
nds    Số bản nguy hiểm;
nc     Số cột;
nmb   Số dầm chính;
nsb    Số dầm phụ;
nw    Số đoạn tường;
ns    Số bản;
nd    Số cấu kiện nguy hiểm;
nrt    Số vì kèo;
     Tỉ số phần trăm cấu kiện nguy hiểm;
rfdm  Tỉ số phần trăm cấu kiện nguy hiểm trong nền móng;
rsdm  Tỉ số phần trăm cấu kiện nguy hiểm trong kết cấu chịu lực;
resdm Tỉ số phần trăm cấu kiện nguy hiểm trong kết cấu bao che;
R     Khả năng chịu lực của cấu kiện;
S     Hiệu ứng tác động;
m    Hàm phụ thuộc;
mA  Hàm phụ thuộc của nhà cấp A;
mB  Hàm phụ thuộc của nhà cấp B;
mC  Hàm phụ thuộc của nhà cấp C;
mD  Hàm phụ thuộc của nhà cấp D;
ma  Hàm phụ thuộc của bộ phận nhà cấp a;
mb  Hàm phụ thuộc của bộ phận nhà cấp b;
mc  Hàm phụ thuộc của bộ phận nhà cấp c;
md  Hàm phụ thuộc của bộ phận nhà cấp d;
maf Hàm phụ thuộc của nền móng cấp a;
mbf Hàm phụ thuộc của nền móng cấp b;
mcf Hàm phụ thuộc của nền móng cấp c;
mdf Hàm phụ thuộc của nền móng cấp d;
mas Hàm phụ thuộc của kết cấu chịu lực phần thân cấp a;
mbs Hàm phụ thuộc của kết cấu chịu lực phần thân cấp b;
mcs Hàm phụ thuộc của kết cấu chịu lực phần thân cấp c;
mds Hàm phụ thuộc của kết cấu chịu lực phần thân cấp d;
maes Hàm phụ thuộc của kết cấu bao che cấp a;
mbes Hàm phụ thuộc của kết cấu bao che cấp b;
mces Hàm phụ thuộc của kết cấu bao che cấp c;
mdes Hàm phụ thuộc của kết cấu bao che cấp d;
a, b, c, d  Các cấp giám định mức độ nguy hiểm các bộ phận của nhà;
A, B, C, D  Các cấp giám định mức độ nguy hiểm của nhà;
Fd   Cấu kiện không nguy hiểm;
Td   Cấu kiện nguy hiểm.
4 Trình tự đánh giá mức độ nguy hiểm của nhà
4.1 Nội dung và phạm vi đánh giá
Tiếp nhận yêu cầu của chủ quản công trình về nội dung và phạm vi đánh giá mức độ nguy hiểm của nhà.
4.2 Khảo sát sơ bộ
Thu thập, điều tra và phân tích các tài liệu gốc của nhà và tiến hành xem xét hiện trường.
4.3 Khảo sát chi tiết
Tiến hành kiểm tra chi tiết hiện trạng của nhà để xác định các chỉ tiêu kỹ thuật cần thiết.
4.4 Phân tích, đánh giá
Tiến hành phân tích các tài liệu, số liệu, khảo sát, đo đạc. Trên cơ sở đó, tính toán kiểm tra đánh giá tổng hợp nhằm xác định cấp nguy hiểm của nhà.
4.5 Lập báo cáo
Báo cáo cần nêu rõ những nội dung chính: chủ quản nhà, địa chỉ nhà cần đánh giá, mô tả nhà (công năng, loại kết cấu, hình dạng), mục đích đánh giá, kết quả khảo sát và tính toán kiểm tra, nguyên nhân gây hư hỏng, kết luận và kiến nghị xử lý.
5 Phương pháp đánh giá
5.1 Nguyên tắc đánh giá tổng hợp
Cần tiến hành theo 3 bước:
- Bước 1: Đánh giá mức độ nguy hiểm của cấu kiện, phân cấu kiện thành hai loại: cấu kiện nguy hiểm (Td) và cấu kiện không nguy hiểm (Fd).
 - Bước 2: Đánh giá mức độ nguy hiểm của các bộ phận nhà (nền móng, kết cấu chịu lực phần thân, kết cấu bao che), cấp đánh giá được chia làm làm 4 cấp: a, b, c, d.
- Bước 3: Đánh giá mức độ nguy hiểm của nhà, cấp đánh giá được chia làm 4 cấp: A, B, C, D.
5.2 Đánh giá mức độ nguy hiểm của cấu kiện
5.2.1 Nguyên tắc chung
5.2.1.1 Cấu kiện nguy hiểm là những cấu kiện mà khả năng chịu lực, vết nứt và biến dạng không đáp ứng được yêu cầu sử dụng bình thường.
5.2.1.2 Phân chia cấu kiện theo các quy định sau đây (được xem là 1 cấu kiện):
a) Móng:
- Móng đơn dưới cột;
- Móng băng: độ dài 1 trục của 1 gian;
- Móng bè: diện tích của 1 gian.
b) Tường: chiều dài tính toán, 1 mặt của 1 gian.
c) Cột: chiều dài tính toán của cột.
d) Dầm, xà gỗ, dầm phụ: chiều dài của chúng;
e) Bản sàn toàn khối: diện tích một gian; đối với bản sàn đúc sắn: một tấm;
f) Vì kèo, giàn v.v...
5.2.2 Đáng giá nền móng
5.2.2.1 Đánh giá mức độ nguy hiểm của nền móng gồm hai phần: nền và móng.
5.2.2.2 Khi kiểm tra nền móng cần chú trọng xem xét tình trạng vết nứt xiên dạng hình bậc thang, vết nứt ngang và vết nứt thẳng đứng ở vị trí tiếp giáp giữa móng với tường gạch chịu lực, tình trạng vết nứt ngang chỗ nối tiếp móng với chân cột khung, tình trạng chuyển vị nghiêng của nhà, tình trạng trượt, ổn định của nền, biến dạng, rạn nứt của đất nền.
5.2.2.3 Đất nền được đánh giá là nguy hiểm khi có một trong những hiện tượng sau:
- Tốc độ lún nền trong thời gian 2 tháng liên tục lớn hơn 2 mm/tháng và không có biểu hiện dừng lún;
- Nền bị lún không đều, độ lún vượt quá giới hạn cho phép theo tiêu chuẩn hiện hành, tường bên trên có vết nứt (do lún) có bề rộng lớn hơn 10 mm, và độ nghiêng cục bộ của nhà lớn hơn 1%.
- Nền không ổn định dẫn đến trôi trượt, chuyển vị ngang lớn hơn 10 mm và ảnh hưởng rõ rệt đến kết cấu phần thân, mặt khác vẫn có hiện tượng tiếp tục trôi trượt.
5.2.2.4 Móng được đánh giá là nguy hiểm khi có một trong những hiện tượng sau:
- Khả năng chịu lực của móng nhỏ hơn 85% hiệu ứng tác động vào móng;
- Móng bị mủn, mục, nứt, gẫy dẫn đến kết cấu bị nghiêng lệch, chuyển vị, rạn nứt, xoắn rõ rệt;
- Móng có hiện tượng trôi trượt, chuyển vị ngang trong thời gian 2 tháng liên tục lớn hơn 2 mm/tháng và không có biểu hiện chấm dứt.
5.2.3 Đánh giá cấu kiện kết cấu xây gạch
5.2.3.1 Đánh giá mức độ nguy hiểm của kết cấu xây gạch bao gồm các nội dung: khả năng chịu lực, cấu tạo và liên kết, vết nứt và biến dạng v.v...
5.2.3.2 Khi tính toán kiểm tra khả năng chịu lực kết cấu xây gạch, cần xác định cường độ của viên xây và vữa để suy ra cường độ thể xây, hoặc trực tiếp xác định cường độ thể xây trên công trình. Giá trị thực đo của mặt cắt xây gạch cần trừ đi phần diện tích hao mòn do các nguyên nhân khác nhau gây nên.


TCVN9381:2012, TCVN 9381:2012 Tiêu chuẩn quốc gia về Hướng dẫn đánh giá mức độ nguy hiểm của kết cấu nhà, tieu chaun việt nam, tieu chuẩn kết cấu nhà, nguy hiểm, tcvn miễn phí

Nhãn:

Đăng nhận xét

[blogger]

Author Name

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.