TCVN 10615-3:2014 Tiêu chuẩn quốc gia về Âm học - Đo các thông số âm thanh phòng - Phần 3: Văn phòng có không gian mở

TCVN 10615-3:2014
ISO 3382-3:2012
ÂM HỌC - ĐO CÁC THÔNG SỐ ÂM THANH PHÒNG - PHẦN 3: VĂN PHÒNG CÓ KHÔNG GIAN MỞ
Acoustics - Measurement of room acoustic parameters - Part 3: Open plan offices

Lời nói đầu
TCVN 10615-3:2014 hoàn toàn tương đương với ISO 3382-3:2012
TCVN 10615-3:2014 do Ban kỹ thuật Tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 43 Âm học biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Bộ TCVN 10615 (ISO 3382), Âm học - Đo các thông số âm thanh phòng gồm các tiêu chuẩn sau:
TCVN 10615-1:2014 (ISO 3382-1:2009), Phần 1: Không gian trình diễn;
TCVN 10615-2:2014 (ISO 3382-2:2008), Phần 2: Thời gian âm vang trong phòng bình thường;
TCVN 10615-3:2014 (ISO 3382-3:2012), Phần 3: Văn phòng có không gian mở.


Lời giới thiệu
Trong phạm vi của tiêu chuẩn này cụm từ “văn phòng có không gian mở” bao gồm các văn phòng và các không gian tương tự, nơi có đông người có thể làm việc, nói chuyện, hoặc tập trung một cách độc lập tại các khu làm việc xác định. Trong các văn phòng có không gian mở, mọi người ở đó bị ảnh hưởng bởi các hoạt động xảy ra xung quanh họ. Các điều kiện âm thanh không đủ sẽ dẫn đến việc mất tập trung và việc trao đổi bằng lời nói thiếu sự riêng tư. Sự đứt quãng làm suy giảm khả năng tập trung và giảm năng suất lao động, đặc biệt đối với các nhiệm vụ đòi hỏi nguồn lực về nhận thức. Tiếng nói chuyện với âm lượng thấp làm cản trở các cuộc trao đổi riêng hoặc phần cuộc trao đổi kín. Tiếng nói có thể làm ảnh hưởng người nghe, trong khi đối với người nói, họ cũng muốn tránh sự lan truyền vô tình của các cuộc nói chuyện mang tính riêng tư.
Thiết kế các không gian mở bao gồm sự xem xét cẩn thận cách bố trí các khu làm việc và sự bố trí xếp đặt chung giữa các đội hoặc các nhóm công tác. Các yếu tố khác ảnh hưởng đến hiệu suất âm thanh của các không gian mở là độ hấp thụ âm thanh, độ cao các màn chắn và các khu vực lưu trữ, tiếng ồn nền, độ kín của nơi làm việc, khoảng cách giữa các nơi làm việc, và các kích thước của phòng. Thời gian âm vang của một phòng được sử dụng như một chỉ số cơ bản về các đặc tính âm thanh của phòng đó. Tuy nhiên, bằng chứng cho thấy các phép đo khác như tốc độ suy giảm theo không gian của các mức áp suất âm, chỉ số truyền đạt tiếng nói và các mức tiếng ồn nền là cần thiết để sự đánh giá được hoàn chỉnh hơn. Nếu thời gian âm vang được coi là thích hợp thì phải đo theo TCVN 10615-2 (ISO 3382-2).
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp đo mà cho kết quả là các đại lượng số đơn biểu thị các tính năng chung về âm thanh của các văn phòng có không gian mở. Mục đích chính là đảm bảo chất lượng tiếng nói giữa các phòng làm việc. Phương pháp đo và các đại lượng kết quả số đơn là tương ứng với các điều kiện âm thanh mà người lao động cảm thụ được.
Các đồ đạc nội thất có ảnh hưởng rất lớn đến các điều kiện âm thanh. Vì vậy, chỉ thực hiện các phép đo khi phòng đã bố trí đầy đủ các thiết bị, bao gồm cả các đồ đạc. Phép đo trong phòng không có đồ đạc thì không mô tả được các điều kiện âm thanh cảm thụ được. Một điều quan trọng nữa là các phép đo được thực hiện khi không có sự hiện diện của con người, nhưng có tiếng ồn nền của một ngày bình thường, nó có thể sinh ra do hệ thống thông gió, tiếng ồn giao thông, hoặc hệ thống che chắn âm thanh nhân tạo. Nếu có sự hiện diện con người, thì mức tiếng ồn nền sẽ thay đổi nhiều theo thời gian và như vậy phép đo không thể cho các kết quả tin cậy.
Các đại lượng số đơn được thiết kế để đại diện cho tình trạng mà một người nói và mọi người còn lại im lặng. Vì vậy, sử dụng các loa đơn để thực hiện các phép đo. Nếu nhiều người nói cùng một lúc, thì mức che phủ âm tăng lên và mức độ mất tập trung cũng bớt đi (xem Tài liệu tham khảo [10]). Vì vậy, các kết quả sẽ mô tả trạng thái mất tập trung nhất. Tuy nhiên, có thể áp dụng tiêu chuẩn này để xác định chất lượng âm thanh của phòng, ví dụ, trung tâm dịch vụ điện thoại nơi mà mọi người gọi điện, nói chuyện cùng lúc. Trong các trường hợp như vậy, môi trường âm thanh xung quanh được tạo ra bởi nhiều người cùng đồng thời nói có thể sinh ra hiệu ứng che phủ âm tích cực và các kết quả của tiêu chuẩn này có thể đánh giá, ước tính thấp độ riêng tư tiếng nói cảm thụ được.


ÂM HỌC - ĐO CÁC THÔNG SỐ ÂM THANH PHÒNG - PHẦN 3: VĂN PHÒNG CÓ KHÔNG GIAN MỞ
Acoustics - Measurement of room acoustic parameters - Part 3: Open plan offices
1. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định các phương pháp đo các đặc tính âm thanh phòng tại các văn phòng có không gian mở bao gồm cả các đồ đạc nội thất/trang thiết bị văn phòng. Tiêu chuẩn này quy định các quy trình đo, các thiết bị cần thiết, phạm vi tiến hành phép đo, và phương pháp đánh giá các số liệu cũng như cách trình bày báo cáo thử nghiệm.
Có thể sử dụng các kết quả đo để đánh giá các đặc tính âm thanh phòng trong các văn phòng có không gian mở. Tiêu chuẩn này áp dụng cho các văn phòng có không gian mở cỡ trung bình và lớn.
2. Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau là cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi (nếu có).
TCVN 10615-1(ISO 3382-1) Âm học - Đo các thông số âm thanh phòng - Phần 1: Không gian trình diễn
ISO 3740, Acoustics Determination of sound power levels of noise sources Guideline for the use of basic standards (Âm học - Xác định các mức công suất âm của các nguồn tiếng ồn - Hướng dẫn sử dụng các tiêu chuẩn cơ bản).
ISO 3744, Acoustics Determination of sound power levels and sound energy levels of noise sources using sound pressure Engineering methods for an essentially free field over a reflecting plane (Âm học - Xác định các mức công suất âm và các mức năng lượng âm của các nguồn tiếng ồn sử dụng áp suất âm- Các phương pháp kỹ thuật đối với trường tự do cơ bản trên mặt phẳng phản xạ).
ISO 14257, Acoustics Measurement and parametric description of spatial sound distribution curves in workrooms for evaluation of their acoustical performance (Âm học - Mô tả phép đo và thông số của các đường cong phân bố âm trong không gian trong phòng làm việc để đánh giá hiệu suất âm của chúng).
ISO 16032, Acoustics Measurement of sound pressure level from service equipment in buildings - Engineering method (Âm học - Phép đo mức áp suất âm từ các thiết bị phục vụ trong các tòa nhà - Phương pháp kỹ thuật).
IEC 60268-16:2011, Sound system equipment - Part 16: Objective rating of speech intelligibility by speech transmission index (Hệ thống thiết bị âm thanh - Phần 16: Đánh giá khách quan về độ rõ tiếng theo chỉ số truyền đạt tiếng nói).
IEC 61260, Electroacoustics - Octave-band and fractional-octave-band filters (Điện thanh - Bộ lọc dải octa và dải octa phân đoạn).
IEC 61672-1, Electroacoustics - Sound level meters - Part 1: Specifications (Điện thanh - Máy đo mức âm - Phần 1: Yêu cầu kỹ thuật).
3. Thuật ngữ và định nghĩa
Trong tiêu chuẩn này, sử dụng các thuật ngữ, định nghĩa sau:
3.1. Phân bố âm thanh trong không gian của mức áp suất âm trọng số A của tiếng nói (spatial sound distribution of the A-weighted sound pressure level of speech)
Đường thể hiện độ suy giảm mức áp suất âm trọng số A như một hàm số của khoảng cách từ nguồn âm phát ra tiếng ồn với phổ công suất âm của tiếng nói bình thường.
3.2. Tốc độ suy giảm trong không gian của tiếng nói (spatial decay rate of speech)
D2,S
Tốc độ suy giảm trong không gian của mức áp suất âm trọng số A của tiếng nói khi khoảng cách tăng gấp đôi.
CHÚ THÍCH: Định nghĩa này là một ứng dụng của DLđã được định nghĩa tại ISO 14257, nhưng sử dụng phổ của tiếng nói bình thường và có trọng số A trong cả dải tần số. Sự suy giảm trong không gian không được xác định cho các dải tần số riêng.
3.3. Mức áp suất âm trọng số A của tiếng nói tại khoảng cách 4 m (A-weighted sound pressure level of speech at distance of 4 m)
Lp,A,S,4 m
Mức áp suất âm trọng số-A danh định của tiếng nói bình thường tại khoảng cách 4 m kể từ nguồn âm.
CHÚ THÍCH: Vị trí đo không cần phải định vị tại khoảng cách này kể từ nguồn âm. Nhận được Lp,A,S,4 m sử dụng đường hồi quy tuyến tính từ sự phân bố âm trong không gian của mức áp suất âm trọng số A (SPL) của tiếng nói.
3.4. Chỉ số truyền đạt tiếng nói (speech transmission index)
STI
Đại lượng vật lý biểu thị chất lượng truyền tiếng nói liên quan đến độ rõ tiếng.
[ISO 60268-16:2011]
3.5. Phân bố âm thanh trong không gian của chỉ số truyền đạt tiếng nói (spatial sound distribution of speech transmission index)
Đường cho thấy sự suy giảm của chỉ số truyền đạt tiếng nói từ nguồn âm quy chiếu khi khoảng cách tăng lên.
3.6. Khoảng cách mất tập trung (distraction distance)
rD
Khoảng cách từ người nói mà chỉ số truyền đạt tiếng nói giảm xuống dưới 0,05.
CHÚ THÍCH 1: Khoảng cách mất tập trung được biểu thị theo mét.
CHÚ THÍCH 2: Trên khoảng cách mất tập trung, sự tập trung và sự riêng tư bắt đầu cải thiện nhanh chóng (xem Tài liệu tham khảo [8][14]).
3.7. Khoảng cách riêng tư (privacy distance)
Khoảng cách từ người nói mà chỉ số truyền đạt tiếng nói giảm xuống dưới 0,20.
CHÚ THÍCH 1: Khoảng cách riêng tư được biểu thị bằng mét.
CHÚ THÍCH 2: Trên khoảng cách riêng tư, cảm nhận về sự tập trung và sự riêng tư rất giống như giữa các phòng làm việc riêng rẽ (xem Tài liệu tham khảo [8][14]). Các giá trị STI nhỏ hơn 0,20 là khó đạt được trong các văn phòng có sự cách biệt của tiếng nói kém hoặc thể tích nhỏ.
3.8. Mức ồn nền (background noise level)
Lp,B
Mức áp suất âm trong các dải octa hiện hữu tại nơi làm việc trong các giờ làm việc nhưng không có người ở đó.
CHÚ THÍCH: Tiếng ồn nền ở đây có nghĩa là tất cả các âm thanh liên tục, không phải do con người gây ra, ví dụ, thiết bị nhiệt, thông gió và điều hòa không khí (HVAC), tiếng ồn giao thông, thiết bị văn phòng hoặc hệ thống che chắn âm.
4. Các đại lượng số đơn
Các mức áp suất âm và chỉ số truyền đạt tiếng nói (STI) được đo tại các dải octa từ 125 Hz đến 8000 Hz. STI được xác định theo toàn bộ phương pháp quy định tại IEC 60268-16.
Các số liệu đo được quy đổi về bốn đại lượng số đơn đơn giản để dễ sử dụng khi thiết kế âm thanh và cho phép thiết lập các giá trị mục tiêu đơn giản trong tương lai. Các đại lượng số đơn được xác định là:
Khoảng cách mất tập trung, rD;
Tốc độ suy giảm trong không gian của mức áp suất âm trọng số A của tiếng nói, D2,S;
Mức áp suất âm trọng số A của tiếng nói tại khoảng cách 4 m, Lp,A,S,4 m;
Mức tiếng ồn nền trọng số A trung bình, Lp,A,B.
Ngoài các đại lượng trên, cũng có thể xác định chỉ số truyền đạt tiếng nói (STI) tại vị trí làm việc gần nhất, và khoảng cách riêng tư, rP.
5. Các điều kiện đo
5.1. Thiết bị
5.1.1. Nguồn âm. Trong tất cả các phép đo, sử dụng nguồn âm đẳng hướng tạo ra tiếng ồn hồng. Cách khác, cũng có thể sử dụng các tín hiệu tất định có phổ hồng giống tín hiệu loại chuỗi chiều dài cực đại có chu kỳ (MLS) hoặc các cách quét để đo đáp ứng xung và từ đó rút ra được các kết quả (xem Tài liệu tham khảo [13]).
Nguồn âm đẳng hướng được sử dụng là do mọi người làm việc trong các văn phòng có không gian mở không nói liên tục theo một hướng cố định. Các yêu cầu nêu tại TCVN 10615-1 (ISO 3382-1) về nguồn âm đẳng hướng được đáp ứng đầy đủ cho các phép đo phải phù hợp với tiêu chuẩn này. Việc kiểm tra xác nhận công suất âm của nguồn được thực hiện theo TCVN 10615-1 (ISO 3382-1), với nguồn âm được định vị tại độ cao 1,2 m.
5.1.2. Micro. Cần tiến hành đo các mức áp suất âm tại từng dải octa và tại từng vị trí micro, sử dụng máy đo mức âm phù hợp các yêu cầu của IEC 61672-1, loại 1. Các micro phải là loại đẳng hướng (cần chú ý các thiết bị phụ nối với micro). Các bộ lọc dải octa phải phù hợp với IEC 61260.
Nếu tín hiệu được ghi lại (ví dụ, sử dụng các máy ghi tương tự hoặc máy ghi số) để xử lý ngoại tuyến, thì cần đảm bảo rằng toàn bộ hệ thống thiết bị phải phù hợp với các yêu cầu đã nêu trên.
5.2. Quy trình đo


TCVN10615-3:2014, TCVN 10615-3:2014 Tiêu chuẩn quốc gia về Âm học - Đo các thông số âm thanh phòng - Phần 3: Văn phòng có không gian mở, tcvn, miễn phí, tiêu chuẩn việt nam

Đăng nhận xét

[blogger]

Author Name

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.