TCVN 10555:2014 Tiêu chuẩn quốc gia về Quặng mangan - Xác định hàm lượng ẩm

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 10555:2014
ISO 4299:1989
QUẶNG MANGAN – XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG ẨM
Manganese ores – Determination of the moisture content
Lời nói đầu
TCVN 10555:2014 hoàn toàn tương đương với ISO 4299:1989.
TCVN 10555:2014 do Ban Kỹ thuật Tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC102 Quặng sắt biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

QUẶNG MANGAN – XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG ẨM
Manganese ores – Determination of the moisture content
1. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định giá trị trung bình hàm lượng ẩm của một lô hàng (lô) quặng mangan tự nhiên hoặc đã qua xử lý, bao gồm tinh quặng, quặng viên và quặng kết tụ.
Phương pháp này áp dụng tại các địa điểm chuyển giao và/hoặc nghiệm thu quặng.
Phụ lục A quy định phương pháp được sử dụng trong trường hợp quặng mangan bị dính hoặc ướt. Phụ lục B quy định các phương pháp hiệu chính đối với nước phun tưới và/hoặc nước mưa.
2. Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau là cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi (nếu có)
TCVN 10548-1(ISO 4296-1), Quặng mangan – Lấy mẫu – Phần 1: Lấy mẫu đơn.
TCVN 10548-2(ISO 4296-2), Quặng mangan – Lấy mẫu – Phần 2: Chuẩn bị mẫu
3. Thuật ngữ và định nghĩa
Tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa dưới đây.
3.1. Mẫu ẩm (moisture sample)
Mẫu được lấy để xác định hàm lượng ẩm của một lô hàng hoặc một phần của lô hàng.
3.2. Mẫu thử (test sample)
Mẫu được chuẩn bị để xác định hàm lượng ẩm, lấy từ từng mẫu đơn, từ từng phần mẫu (sub- samples), hoặc từ mẫu tổng, tùy theo phương pháp quy định đối với mẫu ẩm.
3.3. Phần mẫu thử (test portion)
Phần đại diện của mẫu thử dùng để xác định hàm lượng ẩm.
Nếu toàn bộ mẫu thử để xác định hàm lượng ẩm, thì cũng có thể gọi mẫu thử này là “phần mẫu thử”.
4. Nguyên tắc
Sấy khô phần mẫu thử trong tủ sấy tại nhiệt độ 105 oC và xác định hàm lượng ẩm từ khối lượng ban đầu và khối lượng đã sấy khô, tính bằng phần trăm khối lượng.
5. Thiết bị, dụng cụ
5.1. Khay sấy, được làm bằng vật liệu không gỉ, (ví dụ, thép không gỉ, đồng thau), có bề mặt nhẵn, không bị nhiễm bẩn và có khả năng chứa một lượng mẫu ẩm xác định thành từng lớp có chiều dày nhỏ hơn 30 mm.
5.2. Tủ sấy, được trang bị bộ kiểm soát nhiệt độ có khả năng điều chỉnh nhiệt độ tại các điểm bất kỳ trong tủ sấy, trong phạm vi nhiệt độ mong muốn ± 5 oC.
5.3. Cân, có độ chính xác đến 0,05 % khối lượng ban đầu của mẫu.
6. Lấy mẫu và mẫu thử
Sử dụng các mẫu thử được lấy theo TCVN 10548-1 (ISO 4296-1) và chuẩn bị theo TCVN 10548-2 (ISO 4296-2). Khối lượng của phần mẫu thử phụ thuộc vào cỡ hạt lớn nhất được quy định tại Bảng 1.
Bảng 1 – Khối lượng tối thiểu của phần mẫu thử
Cỡ hạt lớn nhất của phần mẫu thử, mm
Khối lượng tối thiểu của phần mẫu thử, kg
22,4
10,0
5
1
7. Cách tiến hành
7.1. Số lượng các phép đo hàm lượng ẩm
7.1.1. Nếu lấy một mẫu tổng (mẫu toàn phần) từ một lô thì chuẩn bị bốn mẫu phần mẫu thử. Trong đó lấy hai phần mẫu thử để xác định hàm lượng ẩm, hai phần mẫu còn lại được lưu làm mẫu để sử dụng trong trường hợp có yêu cầu kiểm tra.
7.1.2. Nếu các phần mẫu hoặc các mẫu đơn lấy từ một lô mà không được gộp thành một mẫu chung, thì từ mỗi phần mẫu hoặc mẫu đơn chuẩn bị một phần mẫu thử và từng phần mẫu thử này được tiến hành xác định hàm lượng ẩm.
CHÚ THÍCH: Các mẫu đã được sàng trong nước để xác định cỡ hạt thì không được sử dụng để xác định hàm lượng ẩm.
7.2. Phép đo hàm lượng ẩm
7.2.1. Cân khay sấy (5.1) và ghi lại khối lượng.
7.2.2. Trải phần mẫu thử (6) thành lớp có chiều dày nhỏ hơn 30 mm trên khay sấy đã cân bì (5.1) và cân. Ghi lại khối lượng tổng và khối lượng ban đầu của phần mẫu thử.
7.2.3. Đưa khay sấy có chứa mẫu thử vào tủ sấy (5.2) đã đặt tại nhiệt độ 105 oC và duy trì tại nhiệt độ này trong ít nhất 4 h.
7.2.4. Lấy khay sấy có chứa mẫu thử ra khỏi tủ sấy và cân ngay khi còn đang nóng.
CHÚ THÍCH: Cân (5.3) phải được bảo vệ tránh các ảnh hưởng của vật liệu nóng bằng vật liệu chịu nhiệt phù hợp.
7.2.5. Lại đưa khay sấy có chứa mẫu thử vào vào trong tủ sấy, sấy tiếp 1 h và sau đó cân lại.
7.2.6. Lặp lại quy trình nêu tại 7.2.5 cho đến khi chênh lệch khối lượng giữa các lần cân liên tiếp bằng hoặc nhỏ hơn 0,05 % khối lượng ban đầu của phần mẫu thử. Nếu sau khi sấy lại, khối lượng tăng lên, thì sử dụng kết quả khối lượng đã thu được trước lần cân cuối cùng.
7.2.7. Hàm lượng ẩm của các lô quặng dính và ướt được xác định theo phương pháp quy định tại Phụ lục A, trừ trường hợp khối lượng mẫu là quá nhỏ, thì khi đó khối lượng toàn phần của mẫu có thể đem sấy để xác định hàm lượng ẩm, sử dụng quy trình như đã nêu ở trên.
8. Tính và biểu thị kết quả
8.1. Hàm lượng ẩm của từng phần mẫu thử
Hàm lượng ẩm, wi, biểu thị bằng phần trăm khối lượng, được tính theo công thức (1) và báo cáo kết quả đến số thập phân thứ hai:
                                                                    (1)
Trong đó
m1        là khối lượng ban đầu của phần mẫu thử, tính bằng gam;
m2        là khối lượng của phần mẫu thử sau khi sấy, tính bằng gam.
8.2. Hàm lượng ẩm của lô
Hàm lượng ẩm của lô, , biểu thị bằng phần trăm khối lượng, tính bằng một trong các công thức tương ứng từ (2) đến (5), và báo cáo kết quả đến số thập phân thứ hai.
8.2.1. Khi thực hiện phép xác định hàm lượng ẩm trên mẫu tổng lấy từ một lô, thì hàm lượng ẩm, biểu thị bằng phần trăm khối lượng, được tính từ trung bình số học của hai kết quả thu được từ hai phần mẫu thử theo phương trình
                                                                              (2)
Trong đó
w1 và w2            là các hàm lượng ẩm tính theo phần trăm khối lượng của các phần mẫu thử 1 và 2 tương ứng.
8.2.2. Khi thực hiện phép xác định hàm lượng ẩm trên từng phần mẫu, hàm lượng ẩm tính theo phần trăm khối lượng, được tính từ giá trị trung bình số học của các kết quả đối với tất cả các phần mẫu có xem xét đến số lượng các mẫu đơn trong từng phần mẫu theo công thức
                                                                 (3)
Trong đó
k          là số lượng các phần mẫu;
Ni         là số lượng các mẫu đơn trong phần mẫu thứ i;
wi         là kết quả của phép xác định hàm lượng ẩm của phần mẫu (phần mẫu thử) thứ i, tính theo phần trăm khối lượng.
CHÚ THÍCH: Nếu không thể thực hiện được việc lấy mẫu lô như một khối nguyên vẹn, hoặc muốn lấy mẫu lô tại các phần riêng biệt có khối lượng không bằng nhau như trong trường hợp lấy mẫu trên cơ sở thời gian, hàm lượng ẩm của từng phần phải được xác định độc lập v à trung bình trọng số của hàm lượng ẩm của lô được tính từ các kết quả riêng lẻ theo công thức
                                                                (4)
Trong đó
k          là số lượng các phần mẫu;
mi         là khối lượng của phần mẫu thứ i, tính bằng gam;
wi         là kết quả của phép xác định hàm lượng ẩm của phần mẫu thứ i, tính bằng phần trăm khối lượng.
8.2.3. Khi phép xác định hàm lượng ẩm được thực hiện trên từng mẫu đơn, hàm lượng ẩm được tính từ trung bình số học của các kết quả đối với tất cả các mẫu đơn thu được như nêu tại 8.2.1, tính bằng phần trăm khối lượng theo công thức
                                                                    (5)
Trong đó
n          là số lượng các mẫu đơn;
wi         là kết quả của phép xác định hàm lượng ẩm của mẫu đơn thứ i, tính theo phần trăm khối lượng.
9. Độ chụm
Các yêu cầu về độ chụm sau đây liên quan đến độ chụm xác định các giá trị hàm lượng ẩm trong các mẫu ẩm khi các phép xác định này được thực hiện trong cùng một phòng thử nghiệm. Phương pháp này được xây dựng nhằm thu được các giá trị về độ chụm, với xác suất 95 %, như quy định trong Bảng 2.
Bảng 2 – Độ chụm và sai số lớn nhất cho phép giữa kết quả của các phép xác định song song
Hàm lượng ẩm,% (m/m)
Độ chụm,(% tuyệt đối)
Sai số lớn nhất cho phép,(% tuyệt đối)
£
-
5
10
15
5
10
15
-
± 0,4
± 0,5
± 0,7
± 0,8
0,5
0,7
0,9
1,1
Nếu các giá trị độ chụm và sai số lớn nhất thu được vượt quá các giá trị trong bảng, thì phải tiến hành lại phép xác định hàm lượng ẩm.
Khi thực hiện hai phép xác định song song, thì các kết quả cuối cùng nhận được như thể hiện trên biểu đồ (xem Hình 1)
10. Báo cáo thử nghiệm
Báo cáo thử nghiệm bao gồm các thông tin sau
a) Viện dẫn tiêu chuẩn này;
b) Các chi tiết cần thiết để nhận dạng mẫu thử;
c) Kết quả phép thử;
d) Các đặc điểm bất kỳ đã được ghi nhận trong quá trình xác định và các thao tác không được quy định trong tiêu chuẩn này mà có thể gây ảnh hưởng đến các kết quả.
Các ví dụ về các báo cáo thử nghiệm phù hợp được nêu tại Bảng 3, 4 và Bảng 5.


TCVN10555:2014, TCVN 10555:2014 Tiêu chuẩn quốc gia về Quặng mangan - Xác định hàm lượng ẩm, tcvn, miên phí, tiêu chuẩn việt nam

Đăng nhận xét

[blogger]

Author Name

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.