TCVN 10213-2:2013 Tiêu chuẩn quốc gia về Phương tiện giao thông đường bộ - Hệ thống đánh lửa – Phần 2: Đặc tính điện và phương pháp thử chức năng

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 10213-2:2013
ISO 6518-2:1995
PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ - HỆ THỐNG ĐÁNH LỬA – PHẦN 2: ĐẶC TÍNH ĐIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ CHỨC NĂNG
Road vehicle – Ignition systems – Part 2: Electrical performance and function test methods
Lời nói đầu
TCVN 10213-2:2013 hoàn toàn tương đương ISO 6518-2:1995 và Đính chính Kỹ thuật 1:1997.
TCVN 10213-2:2013 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 22 Phương tiện giao thông đường bộ biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Bộ tiêu chuẩn TCVN 10213 (ISO 6518), Phương tiện giao thông đường bộ Hệ thống đánh lửa, gồm các phần sau:
TCVN 10213-1:2013 (ISO 6518-1:2002), Phần 1: Từ vựng
TCVN 10213-2-2013 (ISO 6518-2:1995), Phần 2: Đặc tính điện và phương pháp thử chức năng.

PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ - HỆ THỐNG ĐÁNH LỬA – PHẦN 2: ĐẶC TÍNH ĐIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ CHỨC NĂNG
Road vehicle – Ignition systems – Part 2: Electrical performance and function test methods
1. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định các phương pháp và điều kiện thử đối với hệ thống đánh lửa bằng ắc quy trong động cơ đốt trong.
Do khó khăn trong việc tạo ra các phép đo lặp lại với các khe hở đánh lửa trong khí quyển và các điều kiện khác, hai phương pháp thường được sử dụng để tính toán các kết quả năng lượng đầu ra của hệ thống là:
Phương pháp A – Sử dụng các khe hở đánh lửa đối với việc đo năng lượng (sơ đồ thử nghiệm A).
Năng lượng đầu ra thu được từ phương pháp này được gọi là năng lượng đánh lửa, Esp.
Phương pháp B – Sử dụng điốt Zener đối với việc đo năng lượng (sơ đồ thử nghiệm B).
Năng lượng đầu ra thu được từ phương pháp này được gọi là năng lượng phóng Zener, Ezp.
Phương pháp này không phù hợp đối với các hệ thống có dòng điện đánh lửa là dòng xoay chiều.
Phương pháp B cũng được khuyến nghị đối với việc thử nghiệm đối chứng các cuộn đánh lửa và các hệ thống có dòng điện gián đoạn.
2. Mô tả hệ thống đánh lửa
Đối với các thử nghiệm được miêu tả trong các mục dưới đây, các thành phần của hệ thống đánh lửa sử dụng phải được quy định đối với các ứng dụng được kiểm tra, nghĩa là với thông số kỹ thuật của thiết bị gốc.
2.1. Hệ thống đánh lửa với bộ chia điện kiểu cơ khí
Các thành phần sau phải được kết nối với nhau như Hình 1 hoặc thành một mạch khác được chứng minh là tương đương.
2.1.1. Cuộn dây một đầu cao áp có thể là cuộn cảm thông thường hoặc máy biến áp lõi từ hoặc không khí.
2.1.2. Điện trở hoặc điện trở kiểu chấn lưu, nếu cuộn dây được thử cần một điện trở chấn lưu hoặc các biện pháp cố định hoặc thay đổi để tạo ra điện áp và/hoặc dòng điện trong mạch đánh lửa thay đổi.
2.1.3. Bộ chia điện, bộ phận phân phối xung đánh lửa tới các bugi. Nó có thể sử dụng phương pháp trigger và/hoặc điều chỉnh thời gian, nhằm đạt được góc tương quan phù hợp giữa bộ chia điện và động cơ.
2.1.4. Thiết bị đóng ngắt phụ nằm bên trong hệ thống thử như bộ điều khiển bằng transistor.
2.2. Hệ thống đánh lửa tĩnh (không có bộ chia điện) với các cuộn dây một đầu cao áp
Các thành phần sau phải được nối liền với nhau như Hình 2 hoặc thành một mạch khác được chứng minh là có tính năng tương đương.

1) Khoảng cách giữa cực roto và các điện cực phải được duy trì không đổi trong suốt quá trình đánh lửa hoặc theo thỏa thuận giữa người sử dụng và nhà cung cấp.
2) Mũi tên chỉ chuỗi các bugi đánh lửa.
3) Thiết lập theo 5.3.1.
CHÚ DẪN:


TCVN10213-2:2013, TCVN 10213-2:2013 Tiêu chuẩn quốc gia về Phương tiện giao thông đường bộ - Hệ thống đánh lửa – Phần 2: Đặc tính điện và phương pháp thử chức năng, tcvn, miễn phí, tiêu chuẩn việt nam

Nhãn:

Đăng nhận xét

[blogger]

Author Name

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.