TCVN 9635:2013 Tiêu chuẩn quốc gia về Sản phẩm sữa - Định lượng vi khuẩn bifidus giả định - Kỹ thuật đếm khuẩn lạc ở 37 ºC


TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 9635 : 2013
ISO 29981 : 2010
SẢN PHẨM SỮA – ĐỊNH LƯỢNG VI KHUẨN BIFIDUS GIẢ ĐỊNH – KỸ THUẬT ĐẾM KHUẨN LẠC Ở 37 °C
Milk products – Enumeration of presumptive bifidobacteria – Colony-count technique at 37 °C
Lời nói đầu
TCVN 9635 : 2013 hoàn toàn tương đương với ISO 29981:2010/IDF 220:2010;
TCVN 9635 : 2013 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/F13 Phương pháp phân tích và lấy mẫu biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

SẢN PHẨM SỮA – ĐỊNH LƯỢNG VI KHUẨN BIFIDUS GIẢ ĐỊNH – KỸ THUẬT ĐẾM KHUẨN LẠC Ở 37 °C
Milk products – Enumeration of presumptive bifidobacteria – Colony-count technique at 37 °C
1. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp định lượng có chọn lọc vi khuẩn bifidus giả định trong các sản phẩm sữa bằng kỹ thuật đếm khuẩn lạc ở 37 °C trong điều kiện yếm khí.
Phương pháp này có thể áp dụng cho các sản phẩm sữa như sữa lên men và sữa không lên men, sữa bột, thức ăn theo công thức dành cho trẻ sơ sinh và các giống khởi động khi có mặt các vi sinh vật này, có thể tồn tại độc lập và kết hợp với các vi khuẩn lactic khác. (Về các tiêu chí chất lượng của sản phẩm sữa, ví dụ: xem TCVN 7030:2009(CODEX STAN 243:2003[6]).
Các vi khuẩn bifidus được sử dụng trong các sản phẩm sữa thường thuộc các loài sau (ví dụ, xem Tài liệu tham khảo [7], [8], [16]):
a) Bifidobacterium adolescentis;
b) B. animalis subsp. animalis;
c) B. animalis subsp. lactis;
d) B. bifidum;
e) B. breve;
f) B. infantis;
g) B. longum.
2. Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có)
TCVN 6404 (ISO 7218), Vi sinh vật trong thực phẩm và thức ăn chăn nuôi – Yêu cầu chung và hướng dẫn kiểm tra vi sinh vật
TCVN 6507-1 (ISO 6887-1), Vi sinh vật trong thực phẩm và thức ăn chăn nuôi – Chuẩn bị mẫu thử, huyền phù ban đầu và các dung dịch pha loãng thập phân để kiểm tra vi sinh vật – Phần 1: Các nguyên tắc chung để chuẩn bị huyền phù ban đầu và các dung dịch pha loãng thập phân
TCVN 6507-5 (ISO 6887-5), Vi sinh vật trong thực phẩm và thức ăn chăn nuôi – Chuẩn bị mẫu thử, huyền phù ban đầu và các dung dịch pha loãng thập phân để kiểm tra vi sinh vật – Phần 5: Các nguyên tắc cụ thể đối với mẫu sữa và sản phẩm sữa
TCVN 8128-1 (ISO/TS 11133-1), Vi sinh vật trong thực phẩm và thức ăn chăn nuôi – Hướng dẫn chuẩn bị và sản xuất môi trường nuôi cấy – Phần 1: Hướng dẫn chung về đảm bảo chất lượng đối với việc chuẩn bị môi trường nuôi cấy trong phòng thử nghiệm
TCVN 8177 (ISO 7889), Sữa chua – Định lượng các vi sinh vật đặc trưng- Kỹ thuật đếm khuẩn lạc ở 37 °C
TCVN 9330-1 (ISO 14461-1), Sữa và sản phẩm sữa – Kiểm soát chất lượng trong phòng thử nghiệm vi sinh vật – Phần 1: Đánh giá năng lực thực hiện đếm khuẩn lạc
TCVN 9330-2 (ISO 14461-2), Sữa và sản phẩm sữa – Kiểm soát chất lượng trong phòng thử nghiệm vi sinh vật – Phần 2: Xác định độ tin cậy số đếm khuẩn lạc của các đĩa song song và các bước pha loãng liên tiếp
3. Thuật ngữ và định nghĩa
Trong tiêu chuẩn này sử dụng thuật ngữ và định nghĩa sau đây:
3.1. Vi khuẩn bifidus (bifidobacteria)
Vi sinh vật yếm khí tạo ra các khuẩn lạc có hình dạng hạt đậu hoặc hình tròn, màu trắng nhạt, một phần hình sao hoặc ba thùy, đường kính từ 1 mm đến 4 mm trên môi trường muối liti transgalactosyl oligosaccarid-mupirocin (TOS-MUP), theo các điều kiện quy định trong tiêu chuẩn này.
4. Nguyên tắc
4.1. Kháng sinh, muối liti mupirocin (MUP), ức chế sự phát triển của phần lớn các vi khuẩn lactic thường dùng trong các sản phẩm sữa lên men và không lên men.
Vì tính chọn lọc của kháng sinh MUP đã được chứng minh khi bổ sung vào môi trường, thông thường các vi khuẩn yogurt điển hình (Streptococcus thermophilus, Lactobacillus delbrueckii subsp. bulgaricus), các giống ưa nhiệt trung bình (ví dụ: Lactococcus lactis),Lactobacillus acidophilus, Lactobacillus casei và Lactobacillus rhamnosus không phát triển trên môi trường quy định.
Đặc tính này đã được thử nghiệm bằng một số lượng đại diện của các chủng đối chứng và chủng phân lập.
Ngoài ra, thạch TOS làm tăng sự phát triển của vi khuẩn bifidus được sử dụng trong các sản phẩm sữa (xem Tài liệu tham khảo [7]).
CHÚ THÍCH 1: Kiểm tra bằng kính hiển vi vật kính dầu có độ phóng đại 100 lần có rọi sáng pha tương phản cho thấy có dạng hình que với các hình thù khác nhau, thường cong và thô, phân nhánh, sắp xếp đơn chiếc hoặc cặp đôi hình chữ V, theo chuỗi, dưới dạng các tế bào song song hoặc đôi khi có dạng hình hoa thị thể hiện dạng cầu khuẩn phồng.
CHÚ THÍCH 2: Các vi khuẩn bifidus là loại sinh dưỡng hóa học âm tính với catalase, không bền với axit, không sinh bào tử, gram dương, không di động, sinh axit axetic và axit lactic. Glucose bị phân hủy hoàn toàn và đặc trưng bởi sự chuyển hướng fructose-6-phosphat trong đó fructose-6-phosphat phosphoketolase (F6PPK, EC 4.1.2.22) tách fructose-6-phosphat thành axetyl phosphat và erythrose-4-phosphat.
CHÚ THÍCH 3: Nhiệt độ phát triển tối ưu là từ 37 °C đến 41 °C. Về chi tiết, xem Tài liệu tham khảo [9].
4.2. Cấy các dung dịch pha loãng thập phân của mẫu đã đồng hóa vào thạch TOS có chứa MUP dùng kỹ thuật đổ đĩa, sau đó ủ yếm khí ở 37 °C trong 72 h.


TCVN 9635:2013 , TCVN 9635:2013 Tiêu chuẩn quốc gia về Sản phẩm sữa - Định lượng vi khuẩn bifidus giả định - Kỹ thuật đếm khuẩn lạc ở 37 ºC, TCVN MIỄN PHÍ, TCVN VỀ SẢN PHẨM SỮA

Đăng nhận xét

[blogger]

Author Name

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.