TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 8932: 2013
ISO 2301 : 1973
GỖ XẺ CÂY LÁ RỘNG - KHUYẾT TẬT - PHƯƠNG PHÁP ĐO
Sawn timber of broadleaved species - Defects - Measurement
Lời nói đầu
TCVN 8932 : 2013 chấp nhận hoàn toàn tiêu chuẩn ISO 2301:1973.
TCVN 8932 : 2013 do Trung tâm Nghiên cứu và Chuyển giao Công nghệ Công nghiệp rừng biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Sawn timber of broadleaved species - Defects - Measurement
1. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này qui định những phương pháp quốc tế đo các khuyết tật của gỗ xẻ cây lá rộng đã phân loại trong ISO 2299 gồm gỗ chưa gia công bề mặt, gỗ đã phân định cỡ, đãgia công bề mặt nhưng chưa định biên dạng.
2. Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổsung (nếu có)
TCVN 1757-75, Khuyết tật gỗ. Phân loại. Tên gọi. Định nghĩa và phương pháp xác định
ISO 2301 : 1973, Sawn timber of broadleaved species - Defects - Measurement (Gỗ xẻcây lá rộng - Khuyết tật - Phương pháp đo)
3. Phương pháp đo (Measurement)
3.1. Mắt gỗ (Knots)
Kích thước của mắt gỗ được thể hiện bằng giá trị tuyệt đối (mm) hoặc giá trị tương đối (tỷ số giữa kích thước mắt với kích thước của các cạnh tương ứng của tấm gỗ, số lượng mắt đếm được trên một mét dài hoặc trên toàn bộ tấm gỗ.
Kích thước của mắt gỗ được xác định bằng một trong hai phương pháp sau:
a) Bằng khoảng cách giữa hai tiếp tuyến với chu vi của mắt gỗ, song song với rìa của tấm gỗ.
b) Bằng đường kính nhỏ nhất của mặt cắt ngang mắt gỗ.
3.1.1.1. Mắt tròn (Round knots)
3.1.1.2. Mắt ôvan (Ovan knots)
Mắt tròn và mắt ôvan được đo như sau:
Theo phương pháp mục a) bằng khoảng cách giữa hai tiếp tuyến với chu vi của mắt gỗ, song song với rìa của tấm gỗ (hình 1 kích thước a1 và a2)
Theo phương pháp mục b) bằng đường kính nhỏ nhất với mặt cắt ngang mắt gỗ (hình 1 kích thước b1 và b2).
3.1.1.3. Mắt dẹt/dài (Splay/spike knots)
3.1.1.4. Mắt xuyên (Traversing splay knots)
3.1.1.5. Mắt nhánh (Branched knots)
Mắt dẹt, mắt xuyên và mắt nhánh được đo như sau:
Theo phương pháp mục a) bằng khoảng cách giữa cạnh nhọn (rìa) và đường tiếp tuyến với chu vi của mắt gỗ, kẻ song song với cạnh nhọn (rìa), đo trên cạnh của tấm gỗ có mặt cắt ngang của mắt gỗ (hình 2, kích thước a). Đối với mắt dẹt cũng có thể đo khoảng cách giữa hai đường tiếp tuyến với chu vi của mắt, kẻ đường song song với cạnh nhọn (rìa) của tấm gỗ (hình 2, kích thước A1) hoặc là khoảng cách giữa cạnh nhọn (rìa) và đường tiếp tuyến với chu vi của mắt, kẻ song song với cạnh nhọn (rìa), đo trên cạnh của tấm gỗcó mặt cắt dọc của mắt gỗ (hình 2, kích thước A2).
Theo phương pháp b) bằng đường kính nhỏ nhất của mặt cắt ngang mắt (hình 2, kích thước b1 và b2). Cùng với phương pháp đo a) và b), đối với mắt nhánh có thể được đo bằng tổng các kích thước của mắt tạo thành, mỗi mắt được đo bởi phương pháp thích hợp đã qui định (h2, các kích thước Sa, SA, Sb).
Thêm vào phương pháp đo a) và b), đối với mắt nhánh có thể được đo tổng các kích thước của các mắt tạo thành, mỗi mắt được đo bởi phương pháp thích hợp đã qui định (hình 2, các kích thước Sa, SA, Sb).
Đăng nhận xét