TCVN 7921-2-8:2014 Tiêu chuẩn quốc gia về Phân loại điều kiện môi trường - Phần 2-8: Điều kiện môi trường xuất hiện trong tự nhiên - Tiếp xúc với lửa

TCVN 7921-2-8:2014
IEC 60721-2-8:1994
PHÂN LOẠI ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG PHẦN 2-8: ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG XUẤT HIỆN TRONG TỰ NHIÊN - TIẾP XÚC VỚI LỬA
Classification of environmental conditions - Part 2: Environmental conditions appearing in nature - Section 8: Fire exposure

Lời nói đầu
TCVN 7921-2-8:2014 hoàn toàn tương đương với IEC 60721-2-8:1994;
TCVN 7921-2-8:2014 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/E3 Thiết bị điện tử dân dụng biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

PHÂN LOẠI ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG - PHẦN 2-8: ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG XUẤT HIỆN TRONG TỰ NHIÊN - TIẾP XÚC VỚI LỬA
Classification of environmental conditions - Part 2: Environmental conditions appearing in nature - Section 8: Fire exposure
1. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này đưa ra các thuộc tính cơ bản, các đại lượng đặc trưng và một mô tả các điều kiện môi trường trong mối liên quan với sự xuất hiện, phát triển và lan rộng của lửa trong tòa nhà, và liên quan tới các sản phẩm kỹ thuật điện tiếp xúc với lửa trong sử dụng tĩnh tại.
Tiêu chuẩn này chủ yếu liên quan đến các điều kiện trong giai đoạn trước bùng cháy của vụ cháy, nhưng các điều kiện sau khi bùng cháy cũng được đề cập.
2. Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau đây là cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất (kể cả các sửa đổi).
ISO/IEC Guide 52:1990, Glossary of fire terms and definitions (Từ điển các thuật ngữ và định nghĩa về cháy)
3. Tổng quan
Vụ cháy khởi đầu trong một không gian khi có đủ năng lượng được cấp cho vật liệu dễ cháy thông qua, ví dụ, một điếu thuốc lá đang cháy hoặc chập điện để vật liệu mồi cháy, hoặc khi vật liệu đó tự nó phát ra năng lượng này (tự mồi cháy). Các ảnh hưởng có tính quyết định đến quá trình mồi cháy là (xem Hình 1):
- đặc tính của nguồn năng lượng;
- kiểu hoặc đặc tính hình học của vật liệu tiếp xúc, và
- thời gian tiếp xúc với nhiệt.
Sau khi mồi cháy, lửa phát ra nhiệt năng. Một phần nhiệt này được sử dụng để tiếp năng lượng duy trì sự cháy. Một phần được truyền qua bức xạ và đối lưu tới các vật liệu và sản phẩm khác trong không gian để rồi lại bị đốt nóng, có thể mồi cháy và góp phần gây cháy lan (xem Hình 2). Vật liệu dễ cháy có trong các tòa nhà thường bị mồi cháy ở giai đoạn khí.
Một khi ngọn lửa ban đầu xuất hiện trong không gian, quá trình lửa mạnh lên và lan rộng được quy định bởi (xem Hình 1):
- Vị trí, khối lượng và cách bố trí của chất đốt hoặc tải lửa của vụ cháy, phân bố chất đốt trong không gian, và tính liên tục, tính xốp và các đặc tính cháy của chất đốt;
- Các điều kiện khí động lực học của không gian;
- Hình dạng và kích thước của không gian; và
- Các đặc tính nhiệt của không gian.
Hình 1 - Các yếu tố ảnh hưởng đến mồi cháy, lửa cháy và cháy lan trong tòa nhà. Một gói chất đốt là một thành phần của tải lửa, ví dụ tấm rèm cửa, cụm cáp, mảnh nội thất hoặc một nhóm đồ nội thất trong một văn phòng.
Nếu có lắp đặt thiết bị chữa cháy, quá trình lửa mạnh lên còn bị ảnh hưởng bởi:
- thiết kế và khả năng hoạt động của thiết bị này, ví dụ hệ thống phun nước.
Sự phát triển của vụ cháy nói chung bao gồm các quá trình nhiệt, khí động học và hóa học, chịu tác động của tương tác phức tạp giữa một số cơ chế. Nhìn chung, bức xạ, đối lưu và lửa lan là các yếu tố vật lý chi phối.
Trong quá trình lửa mạnh lên, một lớp khí nóng tích tụ bên dưới trần của không gian (Hình 2). Trong những điều kiện nhất định, lớp khí này có thể dẫn đến lửa mạnh lên nhanh chóng và bao trùm những phần lớn của tải lửa tổng vào vụ cháy: Bùng cháy xuất hiện.
Hình 2 - Lửa xuất hiện và lan ra trong căn phòng
Nhiều tiêu chí khác nhau đã được đưa ra để tiên đoán hiện tượng bùng cháy. Một tiêu chí định nghĩa bùng cháy là lúc mà các ngọn lửa bắt đầu tràn ra ngoài qua các lỗ hở của không gian, tương ứng với nhiệt độ lớp khí bên trên là 500oC đến 600oC. Một tiêu chí khác liên quan tới bức xạ tới hạn tạo ra ở độ cao mặt sàn của căn phòng hoặc không gian cỡ 20 kW/m2. Cũng còn có nhiều tiêu chí khác. Chúng đều ở mức sơ lược và tương ứng với một số tình huống vật lí khác nhau.
Dựa trên mối tương quan của các kết quả thu được từ trên một trăm thí nghiệm và trên một nghiên cứu bổ sung, chủ yếu về các cân bằng năng lượng và khối lượng, công thức (1) dưới đây được rút ra để cung cấp hướng dẫn về việc xác định mức tỏa nhiệt tối đa cho phép nhằm ngăn ngừa sự bùng cháy trong một căn phòng hoặc không gian quy định với kích thước điển hình cỡ vài mét và với các lớp lót tường, lót trần bằng vật liệu không cháy:


TCVN 7921-2-8:2014, Tiêu chuẩn, quốc gia, về Phân loại điều kiện, môi trường, - Phần 2-8: Điều kiện ,môi trường, xuất hiện, trong tự nhiên, - Tiếp xúc với lửa, tcvn miễn phí, tiêu chuẩn về điều kiện môi trường

Đăng nhận xét

[blogger]

Author Name

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.