TCVN 10537:2014 Tiêu chuẩn quốc gia về Phương tiện giao thông đường bộ - Ô tô tải hạng nặng và ô tô khách - Phương pháp thử đáp ứng quay vòng quá độ

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 10537:2014
ISO 14793:2011
PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ – Ô TÔ TẢI HẠNG NẶNG VÀ Ô TÔ KHÁCH – PHƯƠNG PHÁP THỬ ĐÁP ỨNG QUAY VÒNG QUÁ ĐỘ
Road vehicles – Heavy commercial vehicles and buses – Lateral transient response test methods
Lời nói đầu
TCVN 10537:2014 hoàn toàn tương đương với ISO 14793:2011.
TCVN 10537:2014 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 22 Phương tiện giao thông đường bộ biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Lời giới thiệu
Mục đích của tiêu chuẩn này là đưa ra các kết quả thử lặp lại và riêng biệt.
Đặc tính động lực học của của ô tô là vấn đề rất quan trọng đối với an toàn tích cực của xe. Bất cứ một xe nào đó cùng với người lái xe và môi trường giao thông cũng tạo thành một hệ thống điều khiển khép kín. Vì vậy, nhiệm vụ đánh giá chế độ động lực học là rất khó khăn vì sự tương tác rất phức tạp của các yếu tố, người lái-xe-môi trường này là khá phức tạp đối với bản thân mỗi yếu tố. Sự mô tả đầy đủ và chính xác đặc tính động lực học của xe ô tô đòi hỏi phải có thông tin cần thiết thu được từ một số thử nghiệm khác nhau.
Vì phương pháp thử này chỉ định lượng được một phần nhỏ các đặc tính điều khiển phức tạp của xe cho nên các kết quả của các thử nghiệm này chỉ được xem là có ý nghĩa đối với một phần nhỏ tương ứng của toàn đặc tính động lực học.
Hơn nữa, sự hiểu biết không đầy đủ thường có liên quan đến mối quan hệ, giữa toàn bộ các tính chất động lực học của xe và sự phòng tránh tai nạn. Cần có một số lượng lớn công việc để thu thập các dữ liệu thích hợp và tin cậy về tương quan giữa phòng tránh sự cố và các tính chất động lực học của xe nói chung và các kết quả của các thử nghiệm này nói riêng. Kết quả là bất cứ sự áp dụng nào của phương pháp thử này cho mục đích chính cũng sẽ đòi hỏi phải chứng minh sự tương quan giữa các kết quả thử và phương pháp thống kê tai nạn.

PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ - Ô TÔ TẢI HẠNG NẶNG VÀ Ô TÔ KHÁCH - PHƯƠNG PHÁP THỬ ĐÁP ỨNG QUAY VÒNG QUÁ ĐỘ
Road vehicles – Heavy commercial vehicles and buses – Lateral transient response test methods
1. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định các phương pháp thử để xác định khả năng đáp ứng quay vòng quá độ của ô tô tải nặng, các tổ hợp (đoàn xe) ô tô tải hạng nặng, xe khách và xe khách nối toa như đã định nghĩa trong TCVN 6211 (ISO 3833) đối với xe tải và xe rơ móoc có khối lượng trên 3,5 t và xe khách có khối lượng trên 5 t, và trong phân loại xe của UNECE (Ủy ban kinh tế liên hiệp quốc về châu Âu) và EC (Ủy ban châu Âu), các loại M3, N2, N3, O3, và O4.
CHÚ THÍCH: Các trạng thái chuyển động mở được quy định trong tiêu chuẩn này không đặc trưng cho các tình huống lái xe trong thực tế, mặc dù có ích cho việc thu được các giá trị đo các thuộc tính quay vòng quá độ của xe – đặc biệt là về kinh nghiệm của người lái – trong việc phản ứng lại nhiều loại tín hiệu vào riêng cho điều khiển lái trong các điều kiện thử có kiểm soát chặt chẽ. Đối với các tổ hợp (đoàn xe) trong đó sự đáp ứng của đơn xe cuối cùng có tầm quan trọng, xem ISO 14791.
2. Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 6211 (ISO 3833:1977), Phương tiện giao thông đường bộ – Kiểu – Thuật ngữ và định nghĩa.
TCVN 6529:1999 (ISO 1176:1990), Phương tiện giao thông đường bộ – Khối lượng – Thuật ngữ và mã hiệu.
ISO/TR 8725:2088, Road vehicles – Transient open-loop response test method with one period of sinusoidal input(Phương tiện giao thông đường bộ – Phương pháp thử sự đáp ứng quay vòng quá độ vòng hở với một tín hiệu vào dạng sin có chu kỳ).
ISO/TR 8726:1988, Road vehicles –Transient open-loop response test method with pseudo-random steering input, (Phương tiện giao thông đường bộ – Phương pháp thử sự đáp ứng quay vòng quá độ vòng hở với tín hiệu vào giả ngẫu nhiên cho điều khiển lái).
ISO 8855:1991, Road vehicles – Vehicle dynamics and road-holding ability – Vocabulary,( Phương tiện giao thông đường bộ – Động lực học và khả năng bám đường của xe– Từ vựng).
ECE Regulation No. 30, Uniform provisions conceming the approval of pneumatic tyrers for motor vehicles and their trailers, (Các điều khoản thống nhất về phê duyệt các lốp hơi dùng cho các ô tô và các rơ moóc của chúng)
3. Thuật ngữ và định nghĩa
Tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa cho trong ISO 8855 và thuật ngữ, định nghĩa sau.
3.1
Xe đơn (vehicle unit)
Thành phần của một tổ hợp xe (đoàn xe) được nối với một khớp nối bản lề (khớp yên ngựa)/ mâm xoay.
Ví dụ: xe kéo, sơ mi rơ móoc, đầu kéo.
CHÚ THÍCH: Số lượng của các xe đơn nhiều hơn số lượng của các khớp nối bản lề.
4. Nguyên tắc
Lưu ý quan trọng – Phương pháp phân tích các dữ liệu trong miền tần số dựa trên giả thiết rằng xe có sự đáp ứng tuyến tính. Trên toàn bộ phạm vi (dải) gia tốc ngang, phương pháp này không phải là phương pháp tiêu chuẩn để xử lý tinh huống sẽ hạn chế phạm vi tín hiệu vào sao cho có thể thừa nhận được chế độ tuyến tính và, nếu cần thiết, thực hiện nhiều hơn một thử nghiệm ở các phạm vi khác nhau của các tín hiệu vào bao hàm toàn bộ phạm vi được xem xét.
Mục đích của các thử nghiệm này là xác định sự đáp ứng quay vòng quá độ của xe.Cần xem xét các giá trị đặc trưng và các hàm tuyến tính và không tuyến tính đặc trưng đầy đủ phản ứng của xe trong trạng thái quay vòng quá độ.Các giá trị và các hàm đặc trưng tuyến tính được xác định với các thử nghiệm trong miền tần số, các giá trị và các hàm đặc trưng không tuyến tính được xã định với các thử nghiệm trong miền thời gian. Trong trường hợp là tổ hợp xe (đoàn xe), phải đánh giá sự đáp ứng của xe đơn đầu tiên.
Các đặc tính quan trọng trong miền thời gian là
– sự trễ thời gian giữa góc quay tay lái, gia tốc ngang và vận tốc góc quay thân xe,
– các thời gian đáp ứng của gia tốc ngang và vận tốc góc quay thân xe (xem 9.2.1),
– độ khuyếch đại của gia tốc ngang (gia tốc ngang chia cho góc quay tay lái),
– độ khuyếch đại của vận tốc góc quay thân xe (vận tốc đảo lái chia cho góc quay tay lái), và
– các giá trị khuyếch đại (xem 9.2.3).
Các đặc tính quan trọng miền tần số là các hàm truyền của
– gia tốc ngang có liên quan đến góc quay tay lái, và
– vận tốc góc quay thân xe có liên quan đến góc quay tay lái.
Được biểu thị như các hàm khuyếch đại ( hàm truyền) giữa các biến số đầu vào và đầu ra.
Có nhiều phương pháp thử để thu được các đặc tính này trong các miền thời gian và tần số, như sau, khả năng áp dụng của các phương pháp này phụ thuộc một phần vào các kích thước của đường thử sẵn có.
a) miền thời gian:
1) tín hiệu có cấp;
2) tín hiệu hình sin (một chu kỳ). b) miền tần số:
1) tín hiệu ngẫu nhiên;
2) tín hiệu dạng xung;
3) tín hiệu hình sin liên tục.
5. Hệ thống chuẩn
Các biến số của chuyển động được sử dụng để mô tả chế độ của xe trong tình huống lái riêng cho thử nghiệm có liên quan đến hệ trục trung gian (X, Y. Z) (xem ISO 8855).
Vị trí điểm gốc của hệ trục của xe ( XV, YV, ZV) là điểm chuẩn và phải được xác định.

TCVN 10537:2014 , TCVN 10537:2014 Tiêu chuẩn quốc gia về Phương tiện giao thông đường bộ - Ô tô tải hạng nặng và ô tô khách - Phương pháp thử đáp ứng quay vòng quá độ, tcvn miễn phí, tiêu chuẩn về phương tiện giao thông

Nhãn:

Đăng nhận xét

[blogger]

Author Name

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.