TCVN 10533:2014 Tiêu chuẩn quốc gia về Mô tô hai bánh - Hệ thống chống bó cứng phanh (ABS) - Thử nghiệm và phương pháp đo

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 10533:2014
ISO 12364:2001
MÔ TÔ HAI BÁNH – HỆ THỐNG CHỐNG BÓ CỨNG PHANH (ABS) – THỬ NGHIỆM VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐO
Two-wheeled motorcycles – Antilock braking systems (ABS) – Tests and measurement methods
Lời nói đầu
TCVN 10533:2014 hoàn toàn tương đương với ISO 12364:2001.
TCVN 10533:2014 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 22 Phương tiện giao thông đường bộ biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường
Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

MÔ TÔ HAI BÁNH - HỆ THỐNG CHỐNG BÓ CỨNG PHANH (ABS) – THỬ NGHIỆM VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐO
Two-wheeled motorcycles – Antilock braking systems (ABS) – Tests and measurement methods
1. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định các các thử nghiệm và phương pháp đo cho mô tô hai bánh [được định nghĩa theo TCVN 6211 (ISO 3833)] được trang bị một hoặc nhiều cơ cấu chống bó cứng và một hoặc nhiều hệ thống phanh độc lập. Mục đích của tiêu chuẩn này là xác lập các quy trình thử thống nhất trên phạm vi toàn thế giới cho các hệ thống này.
Tiêu chuẩn này đưa ra các quy trình cho các kiểu thử nghiệm phanh trên đường thẳng sau:
– Thử sử dụng lực bám;
– Thử kiểm tra sự bó cứng bánh xe;
– Thử với hệ thống chống bó cứng (ABS) bị hư hỏng;
– Các thử nghiệm bổ sung có thể hỗ trợ cho việc đánh giá và phát triển các hệ thống phanh.
CHÚ THÍCH: Mẫu chuẩn được dùng trong tiêu chuẩn này là các xe loại L, thường là các mô tô hai bánh (L3) theo quy định No.78 và quyết định hợp nhất về kết cấu của các xe (R.E.3) của Ủy ban Kinh tế châu Âu của Liên hiệp quốc (UN-ECE), Các giá trị được cho trong các ngoặc vuông của tiêu chuẩn này được lấy từ cùng một quy định nêu trên (loạt 02 của các bản sửa đổi) và được dùng làm tài liệu tham khảo,
2. Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 6011 (ISO 7117), Mô tô – Đo vận tốc lớn nhất.
TCVN 6411 (ISO 8710), Mô tô – Phanh và các cơ cấu phanh – Thử nghiệm và phương pháp đo.
TCVN 6578 (ISO 3779), Phương tiện giao thông đường bộ – Mã nhận dạng xe (VIN) – Nội dung và cấu trúc.
TCVN 7362 (ISO 6726), Mô tô và xe máy hai bánh – Khối lượng – Thuật ngữ và định nghĩa.
3. Thuật ngữ và định nghĩa
Tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:
3.1
Loại L3 (category L3)
Xe hai bánh có dung tích xy lanh của động cơ vượt quá 50 cm3 hoặc vận tốc thiết kế vượt quá 50 km/h.
3.2
Hệ thống chống bó cứng (antilock system)
Thành phần của hệ thống phanh tự động điều chỉnh hệ số trượt theo chiều chuyển động quay của bánh xe trên một hoặc cả hai bánh xe của mô tô trong quá trình phanh.
3.3
Cảm biến (sensor)
Bộ phận được thiết kế để nhận dạng và truyền cho bộ điều khiển các trạng thái chuyển động quay của các bánh xe hoặc các trạng thái động lực học khác của mô tô.
3.4
Bộ điều khiển (controller)
Bộ phận được thiết kế để đánh giá và vận hành dựa trên các dữ liệu do một cảm biến truyền tới và truyền các tín hiệu cho bộ điều biến.
3.5
Bộ điều biến (modulator)
Bộ phận được thiết kế để thay đổi lực phanh phù hợp với tín hiệu nhận được từ bộ điều khiển.
3.6
Cơ cấu hạn chế góc lắc (outrigger)
Cơ cấu dùng để giới hạn góc lắc (chòng chành) ở một giá trị chỉnh đặt trước.
3.7
Sự bó cứng bánh xe (wheel lock)
Trạng thái xảy ra khi có hệ số trượt bằng 1,00.
CHÚ THÍCH: Trong thực tế, sự bó cứng bánh xe được xem là đã xảy ra khi vận tốc của mô tô vượt quá 15 km/h trong khi vận tốc bánh xe giảm xuống dưới 5 km/h.
3.8
Hệ thống phanh (braking system)
Tổ hợp của các bộ phận (trừ động cơ) bao gồm điều khiển, truyền động và phanh làm giảm dần hoặc điều khiển, vận tốc của một mô tô đang di chuyển, tạm dừng lại và giữ cho mô tô đứng yên nếu được dừng lại hoàn toàn.
3.9
Bộ điều khiển (control)
Bộ phận được vận hành trực tiếp bởi người lái để cung cấp cho hệ truyền động năng lượng yêu cầu cho phanh hoặc điều khiển mô tô.
3.10
Hệ thống truyền động (transmission)
Tổ hợp của các bộ phận cấu thành tạo ra sự liên kết giữa cơ cấu điều khiển và phanh.
3.11
Phanh (brake)
Bộ phận của hệ thông phanh tạo ra các lực chống lại chuyển động của mô tô.
3.12
Hệ thống phanh độc lập (independent braking system) Hệ thống tác động chỉ trên một bánh xe.
3.13
Mô tô có tải (laden motorcycle)
Mô tô được chất tải sao cho đạt tới “tổng khối lượng lớn nhất của nhà sản xuất” của xe như đã định nghĩa trong TCVN 7362 (ISO 6726), bao gồm cả khối lượng của người lái và thiết bị thử, với sự phân bố khối lượng trên các trục do nhà sản xuất mô tô quy định.
CHÚ THÍCH: Về quy định khối lượng của người lái và thiết bị thử, xem 5.2 và 5.3.
3.14
Mô tô không tải (unladen motorcycle)
Mô tô trong điều kiện “khối lượng bản thân của xe” như đã định nghĩa trong TCVN 7362(ISO 6726), cộng với khối lượng của người lái và thiết bị thử
CHÚ THÍCH: Về quy định khối lượng của người lái và thiết bị thử, xem 5.2 và 5.3.
3.15
Vận tốc lớn nhất (maximum speed),
vmax
Vận tốc mà mô tô có thể đạt được khi được thử phù hợp với TCVN 6011 (ISO 7117).
3.16
Vận tốc thử (test speed)
Vận tốc của mô tô đo được tại thời điểm người lái bắt đầu vận hành cơ cấu điều khiển hoặc các cơ cấu điều khiển hệ thống phanh.
4 Điều kiện thử ở hiện trường
4.1 Bề mặt thử
Tiêu chuẩn này quy định các thử nghiệm trên hai bề mặt sau:
– Một có hệ số bám không vượt quá [0,45];
– Một có hệ số bám không nhỏ hơn [0,80].
Bề mặt thử phải bằng phẳng (nghĩa là không được có građien vượt quá 1 %) và không được có lẫn các vật liệu ngoại lai.
Đối với các bề mặt bị ẩm ướt, có thể dẫn đến các kết quả không ổn định do sự trượt hoặc thay đổi đặc tính phanh. Vì vậy độ sâu của lớp nước không nên vượt quá 3 mm.
CHÚ THÍCH: Cần lưu ý rằng một số thông số bề mặt không được xác định hoàn toàn và cần phải có sự đánh giá về kỹ thuật để bảo đảm cho bề mặt có chất lượng thích hợp.
4.2 Vận tốc gió
Vận tốc trung bình của gió không được vượt quá 5 m/s.
4.3 Nhiệt độ môi trường xung quanh
Phải ghi lại nhiệt độ môi trường xung quanh trong báo cáo thử (xem Phụ lục A).
4.4 Đường thử
Bề mặt thử ngay sau điểm tại đó thử nghiệm được bắt đầu phải được vạch dấu để có một làn đường có đủ chiều dài và chiều rộng cho mô tô dừng lại.
Để bảo đảm an toàn, nên có bề mặt rộng, bằng phẳng bao quanh làn đường thử.
5 Chuẩn bị mô tô
5.1 Lốp
Các lốp xe phải được bơm hơi tới các mức áp suất do nhà sản xuất mô tô quy định.
5.2 Người lái và các khối lượng mang theo
5.2.1 Khối lượng nhỏ nhất của người lái và bất cứ thiết bị thử nào được mang theo trên mô tô phải là 85 kg, các khối lượng này cũng như sự phân bố khối lượng trên các trục phải được ghi lại trong báo cáo thử.
5.2.2 Tổng khối lượng của thiết bị thử và dụng cụ đo trên mô tô không nên vượt quá 10 % khối lượng bản thân của mô tô. Trong bất cứ trường hợp nào, tổng khối lượng và vị trí của thiết bị thử phải được ghi lại trong báo cáo thử.
5.3 Thiết bị thử
Mô tô phải được chuẩn bị cho các thử nghiệm được quy định trong Bảng 1 với sự cung cấp và/hoặc hiệu chuẩn các dụng cụ hiện có theo yêu cầu.
Có thể bổ sung thiết bị phụ để cung cấp các dữ liệu và nâng cao độ an toàn cho người lái, nhưng phải chú ý bảo đảm cho thiết bị phụ được bổ sung này không ảnh hưởng đáng kể đến đặc tính của hệ thống phanh hoặc các đặc tính động lực học của mô tô.


TCVN 10533:2014 , TCVN 10533:2014 Tiêu chuẩn quốc gia về Mô tô hai bánh - Hệ thống chống bó cứng phanh (ABS) - Thử nghiệm và phương pháp đo, tcvn miễn phí, tiêu chuẩn về môtô 2 bánh, ABS

Nhãn:

Đăng nhận xét

[blogger]

Author Name

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.