TCVN 10431-3:2014 Tiêu chuẩn quốc gia về Năng lực phát hiện - Phần 3: Phương pháp luận xác định giá trị tới hạn đối với biến đáp ứng khi không sử dụng dữ liệu hiệu chuẩn


TCVN 10431-3:2014
ISO 11843-3:2003
NĂNG LỰC PHÁT HIỆN - PHẦN 3: PHƯƠNG PHÁP LUẬN XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ TỚI HẠN ĐỐI VỚI BIẾN ĐÁP ỨNG KHI KHÔNG SỬ DỤNG DỮ LIỆU HIỆU CHUẨN
Capability of detection - Part 3: Methodology for determination of the critical value for the response variable when no calibration data are used

Lời nói đầu
TCVN 10431-3:2014 hoàn toàn tương đương với ISO 11843-3:2003;
TCVN 10431-3:2014 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 69 Ứng dụng các phương pháp thống kê biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Bộ TCVN 10431 (ISO 11843), Năng lực phát hiện, gồm các tiêu chuẩn sau:
TCVN 10431-1:2014 (ISO 11843-1:1997), Phần 1: Thuật ngữ và định nghĩa;
TCVN 10431-2:2014 (ISO 11843-2:2000), Phần 2: Phương pháp luận trong trường hợp hiệu chuẩn tuyến tính;
TCVN 10431-3:2014 (ISO 11843-3:2003), Phần 3: Phương pháp luận xác định giá trị tới hạn đối với biến đáp ứng khi không sử dụng dữ liệu hiệu chuẩn;
TCVN 10431-4:2014 (ISO 11843-4:2003), Phần 4: Phương pháp luận so sánh giá trị tối thiểu phát hiện được với giá trị đã cho;
TCVN 10431-5:2014 (ISO 11843-5:2008), Phần 5: Phương pháp luận trong trường hợp hiệu chuẩn tuyến tính và phi tuyến;
TCVN 10431-6:2014 (ISO 11843-6:2013), Phần 6: Phương pháp luận xác định giá trị tới hạn và giá trị tối thiểu phát hiện được trong phép đo có phân bố Poisson được xấp xỉ chuẩn;
TCVN 10431-7:2014 (ISO 11843-7:2012), Phần 7: Phương pháp luận dựa trên tính chất ngẫu nhiên của nhiễu phương tiện đo.

Lời giới thiệu
Yêu cầu lý tưởng về năng lực phát hiện đối với biến trạng thái được lựa chọn là trạng thái thực tế của mọi hệ thống quan trắc có thể được phân loại chắc chắn là bằng hay khác với trạng thái cơ sở của nó. Tuy nhiên, do các biến động hệ thống và ngẫu nhiên, yêu cầu lý tưởng này không thể đáp ứng được vì:
- Trên thực tế, tất cả các trạng thái quy chiếu, bao gồm cả trạng thái cơ sở, đều không bao giờ biết được chắc chắn đối với biến trạng thái. Do đó, tất cả các trạng thái chỉ có thể được đặc trưng chính xác về những khác biệt so với trạng thái cơ sở, nghĩa là đối với biến trạng thái tịnh.
CHÚ THÍCH: Trong TCVN 8890 (ISO Guide 30) và TCVN 9598 (ISO 11095) không đưa ra phân biệt giữa biến trạng thái và biến trạng thái tịnh. Kết quả là, trong hai tiêu chuẩn này, trạng thái quy chiếu được giả định là đã biết đối với biến trạng thái, không có lý giải.
- Ngoài ra, việc hiệu chuẩn và các quá trình lấy mẫu cũng như chuẩn bị mẫu đều bổ sung biến động ngẫu nhiên vào kết quả đo.
Trong tiêu chuẩn này, ký hiệu a được dùng cho xác suất phát hiện (sai) rằng hệ thống không ở trạng thái cơ sở trong khi nó ở trạng thái cơ sở.

NĂNG LỰC PHÁT HIỆN - PHẦN 3: PHƯƠNG PHÁP LUẬN XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ TỚI HẠN ĐỐI VỚI BIẾN ĐÁP ỨNG KHI KHÔNG SỬ DỤNG DỮ LIỆU HIỆU CHUẨN
Capability of detection - Part 3: Methodology for determination of the critical value for the response variable when no calibration data are used
1. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp ước lượng giá trị tới hạn của biến đáp ứng từ trung bình và độ lệch chuẩn của các phép đo lặp lại của trạng thái quy chiếu trong những tình huống nhất định (xem 5.1), trong đó giá trị của biến trạng thái tịnh bằng “không”, đối với mọi mục đích hợp lý và dự đoán được. Do đó, có thể quyết định xem giá trị của biến đáp ứng trong trạng thái thực tế (hoặc mẫu thử) có cao hơn phạm vi giá trị quy cho trạng thái quy chiếu hay không.
Quy trình chung để xác định giá trị tới hạn của biến đáp ứng và biến trạng thái tịnh cũng như xác định giá trị tối thiểu phát hiện được được đề cập trong TCVN 10431-2 (ISO 11843-2). Các quy trình này được áp dụng trong những tình huống có hiệu chuẩn theo đường thẳng thích hợp và độ lệch chuẩn dư của các đáp ứng đo được là không đổi hoặc là hàm tuyến tính của biến trạng thái tịnh. Quy trình nêu trong tiêu chuẩn này dùng để xác định giá trị tới hạn của biến đáp ứng chỉ khuyến nghị đối với các tình huống không sử dụng dữ liệu hiệu chuẩn. Phân bố của dữ liệu được giả định là chuẩn hoặc gần chuẩn.
Quy trình nêu trong tiêu chuẩn này được khuyến nghị cho những tình huống khó thu được một lượng lớn trạng thái thực tế mặc dù có thể chuẩn bị một lượng lớn trạng thái cơ sở.
2. Tài liệu viện dẫn


Bản word | Bản gốc

TCVN 10431-3:2014 Tiêu chuẩn quốc gia về Năng lực phát hiện - Phần 3: Phương pháp luận xác định giá trị tới hạn đối với biến đáp ứng khi không sử dụng dữ liệu hiệu chuẩn

Đăng nhận xét

[blogger]

Author Name

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.