TCVN 9593:2013 Tiêu chuẩn quốc gia về Quy phạm thực hành chăn nuôi tốt

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 9593:2013
CAC/RCP 54-2004
QUY PHẠM THỰC HÀNH CHĂN NUÔI TỐT
Code of practice on good animal feeding
Lời nói đầu
TCVN 9593:2013 hoàn toàn tương đương với CAC/RCP 54-2004;
TCVN 9593:2013 do Cục Chăn nuôi biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

QUY PHẠM THỰC HÀNH CHĂN NUÔI TỐT
Code of practice on good animal feeding
1. Giới thiệu
1. Tiêu chuẩn này thiết lập một hệ thống an toàn đối với thức ăn dành cho động vật cung cấp thực phẩm, hệ thống này bao trùm toàn bộ chuỗi thực phẩm, có tính đến các khía cạnh sức khỏe vật nuôi và môi trường để giảm thiểu các nguy cơ đối với sức khỏe người tiêu dùng. Tiêu chuẩn này bổ sung cho các nguyên tắc chung về vệ sinh thực phẩm đã được Ủy ban Tiêu chuẩn Thực phẩm Codex thiết lập1) có tính đến các khía cạnh đặc biệt về thức ăn chăn nuôi.
2. Mục đích và phạm vi áp dụng
2. Mục tiêu của tiêu chuẩn này là đảm bảo an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng thông qua thực phẩm chăn nuôi tốt ở cấp độ trang trại và thực hành sản xuất tốt (GMP) trong suốt quá trình cung ứng, xử lý, bảo quản, chế biến và phân phối thức ăn và nguyên liệu thức ăn chăn nuôi.
3. Tiêu chuẩn này áp dụng cho sản xuất và sử dụng tất cả các nguyên liệu thức ăn chăn nuôi ở mọi cấp độ quy mô công nghiệp cũng như trang trại. Tiêu chuẩn này cũng áp dụng cho động vật chăn thả trên đồng cỏ hay chăn thả tự do, áp dụng cho sản xuất cây trồng làm thức ăn chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản.
4. Những nội dung về quyền động vật, sức khỏe động vật không liên quan đến an toàn thực phẩm thì không được đề cập trong tiêu chuẩn này. Các chất gây ô nhiễm môi trường cần được xem xét về hàm lượng của chúng trong thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu thức ăn chăn nuôi có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng khi sử dụng các loại thực phẩm có nguồn gốc động vật.
5. Về tổng thể, một hệ thống an toàn thức ăn chăn nuôi có thể chỉ đề cập đến các vấn đề sức khỏe của động vật và môi trường kể cả sức khỏe người tiêu dùng, tiêu chuẩn này chỉ đề cập đến an toàn thực phẩm nhằm bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng. Tuy nhiên, mọi cố gắng tốt nhất đã được đưa ra để đảm bảo rằng các khuyến nghị và thực hành trong tiêu chuẩn này sẽ không gây bất lợi cho sức khỏe động vật và các khía cạnh môi trường chăn nuôi.
3. Thuật ngữ và định nghĩa
6. Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:
Thức ăn chăn nuôi [Feed (Feedingstuff)]:
Mọi loại nguyên liệu đa hay đơn lẻ bao gồm cả nguyên liệu thô, đã sơ chế hoặc đã chế biến sử dụng trực tiếp cho động vật cung cấp thực phẩm.
Nguyên liệu thức ăn chăn nuôi (Feed Ingredient)
Một thành phần tạo nên mọi hỗn hợp của một loại thức ăn, có hoặc không có giá trị dinh dưỡng trong khẩu phần thức ăn của vật nuôi, bao gồm cả phụ gia thức ăn chăn nuôi. Các thành phần có thể có nguồn gốc thực vật, động vật, thủy sản, các chất hữu cơ hoặc vô cơ khác.
Phụ gia thức ăn chăn nuôi 2) (Feed Additive)
Chất có hoặc không có giá trị dinh dưỡng thường không được dùng trực tiếp làm thức ăn chăn nuôi, nhưng khi được bổ sung vào thức ăn chăn nuôi thì có ảnh hưởng đến tính chất của thức ăn và sản phẩm động vật.
Thức ăn chăn nuôi có bổ sung thuốc thú y (Medicated Feed)
Mọi loại thức ăn chăn nuôi có chứa thuốc thú y theo quy định.
Chất không mong muốn (Undesirable substances)
Các chất gây nhiễm và các chất khác có mặt trong thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu thức ăn chăn nuôi tạo mối nguy đến sức khỏe người tiêu dùng, bao gồm cả an toàn thực phẩm liên quan đến vấn đề sức khỏe động vật.
4. Nguyên tắc chung và các yêu cầu
7. Thức ăn chăn nuôi và thành phần thức ăn chăn nuôi cần thu được và bảo quản trong điều kiện ổn định, bảo vệ khỏi ô nhiễm do động vật gây hại hoặc các chất ô nhiễm hóa học, vật lí, vi sinh vật hoặc các chất không mong muốn khác trong quá trình sản xuất, xử lí, bảo quản và vận chuyển. Thức ăn chăn nuôi cần ở trong tình trạng tốt và đáp ứng được các tiêu chuẩn chất lượng chấp nhận. Khi thích hợp, nên tuân theo các nguyên tắc Thực hành Nông nghiệp tốt, nguyên tắc Thực hành Sản xuất tốt (GMPs) khi nào thích hợp và nguyên tắc hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP)3) khi nào áp dụng để kiểm soát các mối nguy có thể xuất hiện trong thực phẩm. Các nguồn ô nhiễm tiềm ẩn từ môi trường cần phải được xem xét.
8. Người tham gia sản xuất thức ăn chăn nuôi hoặc thành phần thức ăn chăn nuôi, người chăn nuôi gia súc để sử dụng làm thực phẩm và người sản xuất các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật cần hợp tác để phát hiện ra các mối nguy tiềm ẩn và mức độ nguy hiểm của chúng đến sức khỏe người tiêu dùng. Sự hợp tác này cho phép phát triển và duy trì các phương án quản lý mối nguy và thực hành chăn nuôi an toàn thích hợp.
4.1. Thành phần thức ăn chăn nuôi
9. Thành phần thức ăn chăn nuôi phải được lấy từ các nguồn an toàn và là đối tượng để phân tích mối nguy khi các thành phần có được từ quá trình hoặc công nghệ không được đánh giá từ quan điểm an toàn thực phẩm. Quy trình sử dụng phải thích hợp với việc áp dụng các nguyên tắc làm việc đối với phép phân tích mối nguy trong Khuôn khổ của Tiêu chuẩn thực phẩm Codex4). Trong trường hợp đặc biệt, các nhà sản xuất phụ gia thức ăn chăn nuôi cần phải cung cấp thông tin đầy đủ đến người sử dụng để cho phép sử dụng đúng và an toàn. Việc giám sát thành phần thức ăn chăn nuôi phải bao gồm kiểm tra, lấy mẫu và phân tích các chất không mong muốn sử dụng các quy trình dựa trên mối nguy. Nếu được sử dụng, thì thành phần thức ăn chăn nuôi được chấp nhận phải đáp ứng các tiêu chuẩn theo quy định về mức độ của tác nhân gây bệnh, độc tố nấm mốc, thuốc bảo vệ thực vật và các chất không mong muốn mà có thể làm tăng các mối nguy đến sức khỏe người tiêu dùng.
4.2. Ghi nhãn



TCVN 9593:2013 Tiêu chuẩn quốc gia về Quy phạm thực hành chăn nuôi tốt, tcvn miễn phí, tiêu chuẩn về chăn nuôi

Đăng nhận xét

[blogger]

Author Name

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.