TCVN 10432-1:2014 Tiêu chuẩn quốc gia về Hướng dẫn thực hiện kiểm soát thống kê quá trình (SPC) - Phần 1: Các thành phần của SPC

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 10432-1:2014
ISO 11462-1:2001
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN KIỂM SOÁT THỐNG KÊ QUÁ TRÌNH (SPC) - PHẦN 1: CÁC THÀNH PHẦN CỦA SPC
Guidelines for implementation of statistical process control (SPC) – Part 1: Elements of SPC
Lời nói đầu
TCVN 10432-1:2014 hoàn toàn tương đương với ISO 11462-1:2001;
TCVN 10432-1:2014 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 69 Ứng dụng các phương pháp thống kê biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Bộ TCVN 10432 (ISO 11462), Hướng dẫn thực hiện kiểm soát thống kê quá trình (SPC), gồm các tiêu chuẩn sau:
TCVN 10432-1:2014 (ISO 11462-1:2001), Phần 1: Các thành phần của SPC;
TCVN 10432-2:2014 (ISO 11462-2:2010), Phần 2: Danh mục các công cụ và kỹ thuật
Lời giới thiệu
Bộ tiêu chuẩn TCVN 10432 (ISO 11462) cung cấp hướng dẫn cho việc thực hiện hệ thống kiểm soát thống kê quá trình (SPC). Các hướng dẫn này chủ yếu nhằm giúp tăng hiệu quả sản xuất và năng lực vốn có, đồng thời giảm khoảng dừng và chi phí.
Tiêu chuẩn này đưa ra các thành phần của SPC để hướng dẫn tổ chức trong việc lập kế hoạch, xây dựng, thực hiện và/hoặc đánh giá hệ thống kiểm soát thống kê quá trình. Bằng việc áp dụng các yếu tố mà khách hàng và nhà cung cấp cho là khả thi và phù hợp, tổ chức có thể thỏa mãn yêu cầu để thực hiện một hệ thống SPC toàn diện và hiệu quả. Cũng bằng cách triển khai hệ thống chất lượng với mục đích đảm bảo sản phẩm và dịch vụ đáp ứng các yêu cầu của khách hàng (như hệ thống TCVN ISO
9001), tổ chức có thể cải tiến cơ sở hạ tầng để giúp đạt được các lợi ích từ hệ thống SPC.
Tiêu chuẩn này mở rộng định nghĩa về kiểm soát quá trình để hợp nhất các định nghĩa truyền thống về kiểm soát thống kê quá trình, kiểm soát thuật toán quá trình và các phương pháp kiểm soát dựa trên mô hình. Đây là các cách tiếp cận khác nhau có cùng một mục đích là giảm độ biến động trong sản phẩm và quá trình.
Tiêu chuẩn này cũng mở rộng định nghĩa và cách sử dụng thuật ngữ thông số để áp dụng cho thông số quá trình hoặc thông số sản phẩm; đồng thời thừa nhận thông số sản phẩm có thể là thông số sản phẩm trong quá trình hoặc thông số sản phẩm cuối. Trong các điều kiện đo xác định, thông số sản phẩm có thể tương đương với đặc trưng của sản phẩm.
Một số lưu ý được đưa ra khi xây dựng bộ tiêu chuẩn TCVN 10432 (ISO 11462) bao gồm:
a) Các thành phần trong TCVN 10432-1 (ISO 11462-1) hướng dẫn tổ chức về cách thực hiện hệ thống SPC. Các công cụ và kỹ thuật cụ thể mà kinh nghiệm cho thấy là hữu ích cho việc áp dụng các thành phần này trong các quá trình sẽ được liệt kê trong TCVN 10432-2 (ISO 11462-2).
b) Người sử dụng TCVN 10432 (ISO 11462) cần biết rằng việc sử dụng từ “cần” trong cả hai tiêu chuẩn chỉ ra rằng:
1) trong nhiều khả năng khác nhau, có một hoặc nhiều khả năng được khuyến nghị là đặc biệt phù hợp và hiệu quả mà không đề cập hoặc loại trừ các khả năng khác;
2) một loạt hành động nào đó được ưu tiên nhưng không nhất thiết được yêu cầu đối với một quá trình để đạt được sự kiểm soát kinh tế trong sản xuất.
Việc lựa chọn ngôn ngữ này không chỉ ra các yêu cầu phải được tuân thủ chặt chẽ để phù hợp với tiêu chuẩn này và từ đó không được phép có sự sai lệch so với các yêu cầu này.

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN KIỂM SOÁT THỐNG KÊ QUÁ TRÌNH (SPC) - PHẦN 1: CÁC THÀNH PHẦN CỦA SPC
Guidelines for implementation of statistical process control (SPC) – Part 1: Elements of SPC
1. Phạm vi áp dụng
Kiểm soát thống kê quá trình (SPC) đề cập đến việc sử dụng kỹ thuật thống kê và/hoặc thuật toán kiểm soát thống kê hoặc ngẫu nhiên để đạt được một hoặc nhiều mục đích sau đây:
a) tăng sự hiểu biết về một quá trình;
b) hướng một quá trình vận hành theo cách mong muốn;
c) giảm độ biến động của thông số sản phẩm cuối hay nói cách khác là cải thiện hiệu năng của quá trình.
Các hướng dẫn này đưa ra các thành phần cho việc thực hiện hệ thống SPC nhằm đạt được các mục đích trên. Mục đích kinh tế chung của kiểm soát thống kê quá trình là làm tăng đầu ra của quá trình tốt được tạo ra với lượng nguồn lực đầu vào cho trước.
CHÚ THÍCH 1: SPC hoạt động hiệu quả nhất nhờ kiểm soát độ biến động của thông số quá trình hoặc thông số sản phẩm trong quá trình tương ứng với thông số sản phẩm cuối; và/hoặc nhờ gia tăng độ ổn định của chính quá trình với độ biến động này. Thông số sản phẩm cuối của nhà cung cấp có thể là thông số quá trình đối với quá trình ở giai đoạn tiếp theo của nhà cung cấp.
CHÚ THÍCH 2: Mặc dù SPC liên quan đến hàng hóa được sản xuất nhưng nó cũng có thể áp dụng cho các quá trình tạo dịch vụ hoặc giao dịch (ví dụ như các quá trình liên quan đến dữ liệu, trao đổi thông tin, phần mềm hoặc quá trình di chuyển vật liệu).
Tiêu chuẩn này cung cấp các hướng dẫn hệ thống SPC để sử dụng khi:
- năng lực của nhà cung cấp trong việc giảm độ biến động quá trình theo thiết kế hoặc sản xuất cần được chứng minh hoặc cải tiến; hoặc
- nhà cung cấp bắt đầu áp dụng SPC để đạt được năng lực này.
Các hướng dẫn này không nhằm mục đích sử dụng cho hợp đồng, quy định hay chứng nhận.
2. Tài liệu viện dẫn

Bản word | Bản gốc



TCVN 10432-1:2014 Tiêu chuẩn quốc gia về Hướng dẫn thực hiện kiểm soát thống kê quá trình (SPC) - Phần 1: Các thành phần của SPC

Đăng nhận xét

[blogger]

Author Name

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.