TCVN 10431-7:2014 Tiêu chuẩn quốc giavề Năng lực phát hiện - Phần 7: Phương pháp luận dựa trên tính chất ngẫu nhiên của nhiễu phương tiện đo

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 10431-7:2014
ISO 11843-7:2012
NĂNG LỰC PHÁT HIỆN - PHẦN 7: PHƯƠNG PHÁP LUẬN DỰA TRÊN TÍNH CHẤT NGẪU NHIÊN CỦA NHIỄU PHƯƠNG TIỆN ĐO
Capability of detection – Part 7: Methodology based on stochastic properties of instrumental noise
Lời nói đầu
TCVN 10431-7:2014 hoàn toàn tương đương với ISO 11843-7:2012;
TCVN 10431-7:2014 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 69 Ứng dụng các phương pháp thống kê biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Bộ TCVN 10431 (ISO 11843), Năng lực phát hiện, gồm các tiêu chuẩn sau:
TCVN 10431-1:2014 (ISO 11843-1:1997), Phần 1: Thuật ngữ và định nghĩa;
TCVN 10431-2:2014 (ISO 11843-2:2000), Phần 2: Phương pháp luận trong trường hợp hiệu chuẩn tuyến tính;
TCVN 10431-3:2014 (ISO 11843-3:2003), Phần 3: Phương pháp luận xác định giá trị tới hạn đối với biến đáp ứng khi không sử dụng dữ liệu hiệu chuẩn;
TCVN 10431-4:2014 (ISO 11843-4:2003), Phần 4: Phương pháp luận so sánh giá trị tối thiểu phát hiện được với giá trị đã cho;
TCVN 10431-5:2014 (ISO 11843-5:2008), Phần 5: Phương pháp luận trong trường hợp hiệu chuẩn tuyến tính và phi tuyến;
TCVN 10431-6:2014 (ISO 11843-6:2013), Phần 6: Phương pháp luận xác định giá trị tới hạn và giá trị tối thiểu phát hiện được trong phép đo có phân bố Poisson được xấp xỉ chuẩn;
TCVN 10431-7:2014 (ISO 11843-7:2012), Phần 7: Phương pháp luận dựa trên tính chất ngẫu nhiên của nhiễu phương tiện đo.
Lời giới thiệu
Bộ TCVN 10431 (ISO 11843) dựa trên phân bố xác suất của biến trạng thái tịnh (đại lượng đo) đối với tình huống hiệu chuẩn tuyến tính và phi tuyến. Điều này ngầm hiểu, mặc dù đôi khi nói rõ, là độ không đảm bảo kèm theo ước lượng của đáp ứng đo được chủ yếu xuất phát từ nhiễu cơ sở trong phân tích phương tiện đo. Trong nhiều, nhưng không phải hầu hết, các phương tiện phân tích, nhiễu cơ sở được coi là nguyên nhân chính của độ không đảm bảo khi lượng lấy mẫu nhỏ bằng giá trị tối thiểu phát hiện được. Trong phạm vi ứng dụng của mình, phương pháp nêu trong tiêu chuẩn này có thể không cần lặp lại nhiều mẫu thực tế, do đó giúp cải thiện môi trường toàn cầu bằng việc tiết kiệm thời gian và năng lượng mà việc lặp lại đòi hỏi.
Khái niệm cơ bản của tiêu chuẩn này là mô tả toán học phân bố xác suất của biến đáp ứng dưới dạng các quá trình ngẫu nhiên xác định rõ về mặt toán học. Mô tả này dễ dàng dẫn đến giá trị tối thiểu phát hiện được. Như đối với quan hệ giữa đáp ứng và đại lượng đo, có thể áp dụng các hàm hiệu chuẩn tuyến tính và phi tuyến. Theo cách này, sự tương thích với TCVN 10431-2 (ISO 11843-2) và TCVN 10431-5 (ISO 11843-5) được đảm bảo.
Định nghĩa và khả năng áp dụng của giá trị tối thiểu phát hiện được được mô tả trongTCVN 10431-1 (ISO 11843-1) và TCVN 10431-2 (ISO 11843-2); định nghĩa và khả năng áp dụng của biên dạng độ chụm được mô tả trong TCVN 10431-5 (ISO 11843-5). Biên dạng độ chụm thể hiện cách thức các thay đổi độ chụm phụ thuộc vào biến trạng thái tịnh. Tiêu chuẩn này quy định ứng dụng thực tế của các khái niệm cơ bản trong bộ TCVN 10431 (ISO 11843) trong trường hợp nhiễu nền chiếm ưu thế trong phân tích phương tiện đo.

Bản word | Bản gốc

TCVN 10431-7:2014 Tiêu chuẩn quốc giavề Năng lực phát hiện - Phần 7: Phương pháp luận dựa trên tính chất ngẫu nhiên của nhiễu phương tiện đo, TIÊU CHUẨN VIỆT NAM MIỄN PHÍ

Đăng nhận xét

[blogger]

Author Name

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.